1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

Chống sét và nối đấ pot

4 209 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 175,98 KB

Nội dung

8.1. Chống sét và nối đất: 8.3.1. Quá điện áp thiên nhiên và đặc tính của sét: Sét là sự phóng điện trong khí quyển giữa các đám mây và đất, hay giữa các đám mây mang điện tích trái dấu. Hai tham số quan trọng của dòng điện sét là biên độ Is và độ dốc đầu sóng a. Biên độ Is thường không quá 200 – 300kA và thường gặp < 100kA. Trong tính toán thiết kế thường chọn mức độ 50 – 100kA và độ dốc chọn a= 30kA/µs. Quá điện áp khí quyển phát sinh khi sét đánh trực tiếp vào các vật đặt ngoài trời (đường dây tải điện, thiết bị phân phối…) cũng như khi sét đánh gần các công trình. Quá điện áp khí1 quyển xảy ra trong thời gian ngắn với điện áp tăng cao làm phá hủy cách điện của thiết bị điện, do đó cần phải thực hiện chống sét cho các công trình nói chung và công trình điện nói riêng. Để thực hiện chống sét cho một công trình phải thực hiện 6 điểm sau: 1. Đầu thu sét (dây thu sét): đặt trên cao tại những vị trí mong muốn. 2. Dây dẫn dòng sét từ đầu thu sét xuống đất. 3. Tiêu tán năng lượng dòng sét vào đất nhờ hệ thống nối đất. 4. Thực hiện lưới nối đất đẳng thế để loại trừ các chênh lệch điện thế. 5. Bảo vệ thiết bị khỏi sét lan truyền theo đường dây tải điện. 6. Bảo vệ thiết bị khỏi sét lan truyền theo các đường dây tín hiệu. Sau đây giới thiệu công tác phòng chống sét cho trạm và đường dây tải điện: 8.3.2. Bảo vệ sét đánh trực tiếp đối với trạm biến áp: Để bảo vệ sét đánh thẳng vào trạm người ta dùng các cột thu lôi cao có đỉnh nhọn bằng kim loại (đôi khi kết hợp với cả dây chống sét) và được nối đến hệ thống nối đất. Phạm vi bảo vệ được phụ thuộc vào chiều cao cột thu sét, số cột thu sét. Sau khi bố trí một số cột thu và chiều cao nhất định, người ta tính toán kiểm tra phạm vi bảo vệ có thể đã bảo vệ hết các thiết bị cần bảo vệ chưa? Nếu chưa, thì có thể đặt them các cột bổ sung hoặc nâng cao cột thu sét và tính toán kiểm tra lại. Tuy nhiên sét đánh theo xác xuất và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, do vậy rất khó để đảm bảo đã bảo vệ hoàn toàn trạm. 8.3.3. Bảo vệ chống sét đường dây tải điện: Trong vận hành, sự cố cắt điện do sét đánh vào đường dây tải điện trên không là khá lớn. Do đó cần thiết phải bảo vệ sét đánh vào đường dây trên không. Để bảo vệ chống sét cho đường dây, có thể treo dây chống sét trên toàn tuyến (khá tốn kém) và thường chỉ dùng cho đường dây 110 – 220kV cột sắt và cột bê tông cốt sắt. Đường dây 35kV thường ít được bảo vệ toàn tuyến, thường dùng kết hợp các biện pháp như: nối đất cột, đặt chống sét ống tại một số cột, tăng thêm bát sứ ở những nơi cách điện yếu ở những cốt vượt cao. Tùy theo cách bố trí dây dẫn trên cột có thể treo một hay hai dây chống sét. Các dây chống sét được treo bên trên đường dây tải điện sao cho dây dẫn của cả ba pha đều nằm trong phạm vi bảo vệ của dây chống sét. . 8.1. Chống sét và nối đất: 8.3.1. Quá điện áp thiên nhiên và đặc tính của sét: Sét là sự phóng điện trong khí quyển giữa các đám mây và đất, hay giữa các đám mây mang. những vị trí mong muốn. 2. Dây dẫn dòng sét từ đầu thu sét xuống đất. 3. Tiêu tán năng lượng dòng sét vào đất nhờ hệ thống nối đất. 4. Thực hiện lưới nối đất đẳng thế để loại trừ các chênh lệch. điện do sét đánh vào đường dây tải điện trên không là khá lớn. Do đó cần thiết phải bảo vệ sét đánh vào đường dây trên không. Để bảo vệ chống sét cho đường dây, có thể treo dây chống sét trên

Ngày đăng: 08/08/2014, 08:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w