/ F O C F • • • • B A O • • • / B / A / / = - 1 2 d d Đề thi thử HK II Đề 2 Câu 1 Khi một vật dịch chuyển lại gần thấu kính, thì ảnh của nó qua thấu kính sẽ: A. Dịch chuyển ra xa thấu kính. B. Dịch chuyển lại gần thấu kính. C. Dịch chuyển ra xa nếu thấu kính hội tụ, và lại gần nếu thấu kính phân kỳ. D. Dịch chuyển ra xa nếu vật và ảnh ở hai bên thấu kính, và lại gần nếu vật và ảnh ở cùng một bên. Câu 2 Chiết suất tuyệt đối của một môi trường n = là một đại lượng: A. Phụ thuộc vào bản chất của môi trường. B. Phụ thuộc vào tần số (hay bước sóng) của ánh sáng. C. Phụ thuộc vào bản chất của môi trường và tần số ánh sáng. D. Phụ thuộc vào bản chất của môi trường và vận tốc lan truyền ánh sáng truyền qua môi trường đó. Câu 3 Trong hiện tượng phản xạ ánh sáng, khi góc tới i = 0 thì: A. Không có tia phản xạ. B. Tia phản xạ thẳng hàng với tia tới. C. Tia phản xạ trùng và ngược chiều với tia tới. D. Tia phản xạ trùng và cùng chiều với tia tới. Câu 4 Tìm kết luận đúng về hiện tượng phản xạ toàn phần tại mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt của thủy tinh (chiết suất n 1 ) với nước (chiết suất n 2 ): A. Phản xạ toàn phần chỉ xảy ra với các tia sáng đi từ thủy tinh đến mặt phân cách giữa hai môi trường với góc tới i lớn hơn góc giới hạn phản xạ toàn phần (i > i gh ) với sini gh = . B. Phản xạ toàn phần chỉ xảy ra với các tia sáng đi từ nước đến mặt phân cách giữa hai môi trường với góc tới i lớn hơn góc giới hạn phản xạ toàn phần (i > i gh ) với sini gh = . C. Phản xạ toàn phần chỉ xảy ra với các tia sáng đi từ thủy tinh đến mặt phân cách giữa hai môi trường với góc tới i lớn hơn góc giới hạn phản xạ toàn phần (i > i gh ) với sini gh = . D. Phản xạ toàn phần chỉ xảy ra với các tia sáng đi từ nước đến mặt phân cách giữa hai môi trường với góc tới i lớn hơn góc giới hạn phản xạ toàn phần (i > i gh ) với sini gh = . Câu 5 Vật sáng AB đặt song song và cách màn một khoảng L. Giữa vật và màn ta đặt một thấu hội tụ tiêu cự f có trục chính vuông góc với màn ảnh. Tìm phát biểu sai về các vị trí của thấu kính để có ảnh rõ nét của AB trên màn: A. Nếu L ≤ 4f không có vị trí nào của thấu kính cho ảnh của AB rõ nét trên màn. B. Nếu L > 4f có hai vị trí của thấu kính cho ảnh của AB rõ nét trên màn. C. Nếu L = 4f có một vị trí duy nhất của thấu kính cho ảnh của AB rõ nét trên màn. D. Nếu L ≥ 4f ta có thể tìm được vị trí của thấu kính cho ảnh của AB rõ nét trên màn. Câu 6 Xét một thấu kính hội tụ (hình vẽ) biết OC = 2f. Vật sáng AB phải nằm trong khoảng nào để cho ảnh thật nhỏ hơn vật? A. Trong khoảng OF. B. Trong khoảng FC. C. Ngoài khoảng OC. D. Ngay tại vị trí C. Câu 7 Hai điểm sáng A và B đặt trên trục chính và ở hai bên thấu kính hội tụ cách nhau 36cm (hình vẽ). A cách thấu kính 6cm. Hai ảnh của A và B qua thấu kính trùng nhau. Tiêu cự của thấu kính là: A. 30cm. B. 10cm. C. 15cm. D. 20cm. Câu 8 Vật sáng AB vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ cho ảnh ngược chiều và lớn gấp 3 lần vật. Nếu di chuyển vật ra xa thấu kính thêm 5cm thì ảnh mới ngược chiều nhưng chỉ lớn gấp 1,5 lần AB. Tiêu cự của thấu kính là: A. f = 25cm. B. f = 20cm. C. f = 15cm. D. f = 10cm. N I S R i i / C x • • • A B y Câu 9 Một vật phẳng nhỏ AB đặt vuông góc trên trục chính của một thấu kính hội tụ và cách tiêu điểm vật chính F của thấu kính một đoạn 5cm, ảnh của vật qua thấu kính là là ảnh ảo cao gấp 4 lần vật. Tiêu cự của thấu kính là: A. 20cm. B. 15cm. C. 25cm. D. 10cm. Câu 10 Một điểm sáng A đặt trên trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự f. A cách quang tâm một khoảng OA = 4f. Cho A di chuyển một đoạn 2,5f về phía thấu kính thì khoảng cách giữa A và ảnh A / của nó sẽ: A. Tăng dần đến ∝. B. Giảm dần về đến giá trị 0. C. Tăng đến giá trị lớn nhất rồi giảm dần về 0. D. Giảm đến giá trị nhỏ nhất khác 0 rồi tăng dần. Câu 11 Một thấu kính mỏng có chiết suất n = 1,5 có dạng hai mặt cầu lõm có bán kính bằng nhau. Một vật sáng AB cho ảnh nhỏ hơn vật hai lần và cách AB 10cm. Bán kính R của hai mặt lõm có giá trị là: A. – 10cm. B. – 20cm. C. – 15cm. D. – 30cm. Câu 12 Xét hình vẽ sau: xy là trục chính của một thấu kính hội tụ. A, B, C theo thứ tự là 3 điểm nằm trên trục chính. Khi đặt một vật thật tại A thì ảnh xuất hiện ở B. Khi đặt một vật thật tại B thì ảnh xuất hiện ở C. Hỏi, thấu kính phải đặt trong khoảng nào? (chú ý tính thuận nghịch của chiều truyền ánh sáng) A. Ax. B. AB. C. BC. D. Cy. Câu 13 Điều nào sau đây là sai đối với kính hiển vi khi ngắm chừng ở vô cực? A. Độ bội giác G = . B. Góc trông ảnh α không phụ thuộc vào vị trí đặt mắt. C. Khoảng cách giữa hai kính O 1 O 2 = f 1 + f 2 . D. Mắt thấy rõ ảnh mà không cần điều tiết. Câu 14 Điều phát biểu nào sau đây là sai khi nói về cách sửa tật cận thị? A. Để sửa tật cận thị phải đeo kính phân kỳ có tiêu cự thích hợp. B. Tiêu điểm ảnh chính F / của thấu kính phân kỳ mà mắt cận thị đeo phải trùng với điểm cực viễn của mắt. C. Thấu kính phân kỳ mà mắt cận thị đeo sẽ cho ảnh của vật ở vô cùng tại điểm cực viễn của mắt. D. Điểm cực cận của mắt cận thị khi đeo kính sẽ gần hơn khi không đeo kính. Câu 15 Khi sử dụng kính lúp trong điều kiện ngắm chừng ở vô cực thì độ bội giác thu được là: A. G = K và không phụ thuộc vào vị trí đặt mắt. B. G = và không phụ thuộc vào vị trí đặt mắt. C. G = chỉ khi mắt đặt tại tiêu điểm của kính lúp (= f) D. G = phụ thuộc vào vị trí đặt mắt. Câu 16 Có ba thấu kính hội tụ L 1 có tiêu cự 4mm, L 2 có tiêu cự 40cm và L 3 có tiêu cự 4cm. Để làm kính hiển vi ta có thể chọn: A. Thấu kính L 1 làm vật kính và L 2 làm thị kính. B. Thấu kính L 1 làm vật kính và L 3 làm thị kính. C. Thấu kính L 3 làm vật kính và L 2 làm thị kính. F O • • • A B = 5 + f d D. Thấu kính L 2 làm vật kính và L 3 làm thị kính. Câu 17 Mắt một người quan sát có năng suất phân li α min = 3.10 -4 (rad). Người đó quan sát một vật nhỏ AB qua kính lúp ở trạng thái không điều tiết, tiêu cự của kính lúp là 8cm. Khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm AB mà mắt còn phân biệt rõ ảnh của nó qua kính lúp là: (AB min = f. α min ) A. 24μm. B. 12μm. C. 36μm. D. 48μm. Câu 18 Một người quan sát có mắt bình thường khi điều tiết thì độ tụ của thủy tinh thể biến thiên tối đa một lượng là ΔD = 4 điôp. Khoảng nhìn rõ ngắn nhất của mắt người này là: A. Đ = OC C = 50cm. B. Đ = OC C = 25cm. C. Đ = OC C = 30cm. D. Đ = OC C = 10cm. Câu 19 Một người mắt không có tật có khoảng nhìn rõ ngắn nhất là 25cm quan sát một vật nhỏ qua kính hiển vi ở trạng thái không điều tiết với độ bội giác thu được là G = 60. vật kính có tiêu cự f 1 = 1cm. khoảng cách giữa vật kính và thị kính là 18cm. Tiêu cự f 2 của thị kính là: A. 10cm. B. 8cm. C. 5cm. D. 4cm. Câu 20 Khi ngắm chừng ở vô cực, khoảng cách giữa vật kính và thị kính của một kính thiên văn là 105cm và độ bội giác có giá trị là 20. Kết luận nào sau đây về kính thiên văn là đúng? A. Vật kính có tiêu cự 120cm, thị kính có tiêu cự 6cm. B. Vật kính có tiêu cự 100cm, thị kính có tiêu cự 5cm. C. Vật kính có tiêu cự 80cm, thị kính có tiêu cự 4cm. D. Vật kính có tiêu cự 60cm, thị kính có tiêu cự 3cm. Câu 21 Tia nào sau đây không thể dùng tác nhân bên ngoài tạo ra? A. Tia hồng ngoại. B. Tia tử ngoại. C. Tia Rơnghen. D. Tia gamma. Câu 22 Quang phổ Mặt Trời được máy quang phổ ghi được là: A. Quang phổ liên tục. B. Quang phổ vạch phát xạ. C. Quang phổ vạch hấp thụ. D. Một loại quang phổ khác. Câu 23 Trong những hiện tượng, tính chất, tác dụng sau đây, điều nào thể hiện rõ nhất tính chất sóng của ánh sáng? A. khả năng đâm xuyên. B. Tác dụng quang điện. C. Giao thoa ánh sáng. D. Khả năng ion hóa chất khí. Câu 24 Hãy sắp xếp theo thứ tự bước sóng giảm của các sóng điện từ sau: A. Tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia Rơnghen, ánh sáng thấy được. B. Tia hồng ngoại, ánh sáng thấy được, tia tử ngoại, tia Rơnghen. C. Tia hồng ngoại, tia tử ngoại, ánh sáng thấy được, tia Rơnghen. D. Ánh sáng thấy được, tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia Rơnghen. Câu 25 Hiện tượng quang học nào sau đây được sử dụng trong máy phân tích quang phổ: A. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng. B. Hiện tượng phản xạ ánh sáng. 3 2 1 0 1 − 2 − 3 − 4 − 5 − t3 x 5S x 15mm + Khi thực hiện giao thoa trong nước, bước sóng giảm đi n lần : λ n = λ/n + Ta có : kλ = k n λ n => k n = = 4 • d 2 – d 1 = (k + 0,5)λ = 2,5μm. => λ = • 0,4μm ≤ λ ≤ 0,75μm ⇔ 0,4μm ≤ ≤ 0,75μm C. Hiện tượng giao thoa ánh sáng. D. Hiện tượng tán sắc ánh sáng. Câu 26 Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng với hai khe Iâng (a = 0,5mm, D = 2m). Khoảng cách giữa vân tối thứ ba ở bên phải vân trung tâm đến vân sáng bậc năm ở bên trái vân trung tâm là 15mm. bước sóng của ánh sáng dùng trong thí nghiệm là: A. λ = 0,6μm. B. λ = 0,5μm. C. λ = 0,4μm. D. λ = 0,75μm. Câu 27 Khi thực hiện giao thoa với ánh sáng đơn sắc trong không khí. Tại điểm A trên màn ảnh ta thu được vân sáng bậc 3. Giả sử thực hiện giao thoa với ánh sáng đơn sắc đó trong nước có chiết suất n = 4/3 thì tại điểm A trên màn ta thu được: A. Vân sáng bậc 3. B. Vân sáng bậc 4. C. Vân tối thứ 3 kể từ vân trung tâm. D. Vân tối bậc 3 kể từ vân trung tâm. Câu 28 Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng với hai khe Iâng. Hiệu dường đi (d 2 – d 1 ) từ hai khe S 1 và S 2 đến một điểm A trên màn là Δd = 2,5μm. Chiếu sáng hai khe bằng ánh sáng trắng có bước sóng nằm trong khoảng 0,4μm ≤ λ ≤ 0,75μm. Số bức xạ đơn sắc cho vân tối tại A là: A. 1 bức xạ. B. 3 bức xạ. C. 4 bức xạ. D. 2 bức xạ. Câu 29 Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng với hai khe Iâng. Nguồn sáng phát ra đồng thời hai ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ 1 = 0,51μm và λ 2 . Khi đó ta thấy tại vị trí vân sáng bậc 4 của bức xạ λ 1 trùng với một vân sáng của λ 2 . Tính λ 2 . Biết λ 2 có giá trị từ 0,6μm đến 0,7μm. A. 0,62μm. B. 0,65μm. C. 0,68μm. D. 0,69μm. Câu 30 Một chùm tia Rơnghen phát ra từ một ống Rơnghen. Tần số lớn nhất trong chùm tia Rơnghen do ống phát ra là 5.10 18 Hz. Cho hằng số Plăng h = 6,6.10 -34 Js. Động năng của electron khi đến đối âm cực là: A. 3,3125.10 -15 (J). B. 3,3125.10 -16 (J). C. 3,3125.10 -17 (J). D. 3,3125.10 -14 (J). Câu 31 Nguyên tử Hyđrô nhận năng lượng kích thích, electron chuyển lên quỹ đạo N. Khi electron chuyển về quỹ đạo bên trong sẽ phát ra: A. Hai bức xạ có bước sóng λ thuộc dãy Laiman. B. Hai bức xạ có bước sóng λ thuộc dãy Banme. C. Một bức xạ có bước sóng λ thuộc dãy Banme. D. Ba bức xạ có bước sóng λ thuộc dãy Pasen. Câu 32 Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về hiện tượng quang dẫn: A. Là hiện tượng điện trở của chất bán dẫn giảm mạnh khi được chiếu sáng thích hợp. B. Ứng dụng của hiện tượng quang dẫn là: Quang trở và Pin mặt trời. C. Hiện tượng quang dẫn còn có tên gọi là hiện tượng quang điện bên trong. D. Giới hạn quang điện bên trong hầu hết là nhỏ hơn giới hạn quang điện bên ngoài. Câu 33 Trong thí nghiệm với tế bào quang điện, hiệu điện thế hãm U h không phụ thuộc vào: A. Bước sóng ánh sáng chiếu vào catôt. B. Bàn chất kim loại dùng làm catôt. C. Cường độ chùm sáng chiếu vào catôt. D. Động năng ban đầu cực đại của electronquang điện. L(Banme) K(Laiman) N M(Pasen) Áp dụng ĐL II quang điện AK U (V) O -2,16 I (A) -6 6,43.10 Áp dụng định lý động năng : E đ – E đ0max = e.U AK . Câu 34 Dùng ánh sáng có bước sóng λ thích hợp chiếu vào catôt của một tế bào quang điện thì có hiện tượng quang điện xảy ra. Để cường độ dòng quang điện bão hòa tăng, ta dùng cách nào trong những cách sau: I. Tăng cường độ sáng. II. Sử dụng ánh sáng bước sóng λ’ > λ. III. Sử dụng ánh sáng bước sóng λ’ < λ. A. Chỉ có cách I. B. Có thể dùng cách I hay II. C. Có thể dùng cách I hay III. D. Chỉ có cách III. Câu 35 Lượng tử năng lượng là lượng năng lượng: A. Nhỏ nhất mà một nguyên tử có được. B. Nhỏ nhất không thể phân chia được nữa. C. Của mỗi phôtôn mà nguyên tử hay phân tử vật chất trao đổi với một chùm bức xạ. D. Của một chùm bức xạ khi chiếu đến bề mặt một tấm kim loại. Câu 36 Một chùm bức xạ đơn sắc bước sóng λ chiếu vào bề mặt catôt của một tế bào quang điện ta thu được đường đặc trưng vôn – Ampe như sau: Biết kim loại làm catôt có công thoát A = 3,62.10 -19 (J). Tính bước sóng λ và số electron bứt ra khỏi catôt trong một đơn vị thời gian. A. λ = 0,44μm ; n e = 4,018.10 13 electron. B. λ = 0,44μm ; n e = 4,018.10 12 electron. C. λ = 0,28μm ; n e = 4,018.10 12 electron. D. λ = 0,28μm ; n e = 4,018.10 13 electron. Câu 37 Lần lượt chiếu vào catôt của một tế bào quang điện hai bức xạ đơn sắc đỏ và vàng. Hiệu điện thế hãm có độ lớn tương ứng là U 1 và U 2 . Nếu chiếu đồng thời hai bức xạ vào catôt thì hiệu điện thế hãm vừa đủ để triệt tiêu dòng quang điện có giá trị là: A. U h = U 1 . B. U h = U 2 . C.U h = U 1 + U 2 . D.U h = (U 1 + U 2 ). Câu 38 Chiếu bức xạ có bước sóng λ = 0,2μm vào một tấm kim loại, các electron bật ra có động năng ban đầu cực đại là 5eV. Khi chiếu lần lượt các bức xạ có bước sóng λ 1 = 0,75μm và λ 2 = 0,3μm vào tấm kim loại thì hiện tượng quang điện xảy ra với bức xạ nào? A. Chỉ với λ 1 . B. Chỉ với λ 2 . C. Cả hai bức xạ. D. Không có bức xạ nào. Câu 39 Chiếu bức xạ có bước sóng λ = 0,33μm vào catôt của một tế bào quang điện có giới hạn quang điện là λ 0 = 0,66μm. Hiệu điện thế giữa anôt và catôt là hiệu điện thế dương U AK = 1,5V. Động năng cực đại của quang electron khi đập vào anôt là: A. 3,2.10 -19 (J). B. 4,1.10 -19 (J). C. 9,6.10 -19 (J). D. 5,41.10 -19 (J). Câu 40 Chiếu bức xạ có bước sóng λ = 0,5μm vào tấm kim loại có công thoát A = 1,8eV. Dùng màn chắn tách một electron quang điện có vận tốc lớn nhất cho bay từ M đến N có hiệu điện thế U MN = -15V thì vận tốc của electron tại N là: A. 4,906.10 5 m/s. B. 6,25.10 5 m/s. C. 5,554.10 5 m/s. D. 4,156.10 5 m/s. Câu 41 Tìm phát biểu sai về đồng vị: A. Các nguyên tử mà hạt nhân có cùng prôtôn Z nhưng có số nơtrôn khác nhau gọi là đồng vị. B. Các đồng vị có cùng vị trí trong bảng tuần hoàn. C. Các đồng vị có số nơtrôn N khác nhau nên tính chất hóa học khác nhau. D. Có các đồng vị bền. Các đồng vị phóng xạ không bền. Câu 42 Tìm phát biểu sai về phản ứng hạt nhân tỏa hay thu năng lượng. A. Sự hụt khối của từng hạt nhân kéo theo sự không bảo toàn khối lượng trong phản ứng hạt nhân phản ứng hạt nhân: A + B > C + D. B. Một phản ứng mà trong đó các hạt sinh ra có tổng khối lượng bé hơn tổng khối lượng các hạt ban đầu là phản ứng tỏa năng lượng. C. Một phản ứng mà trong đó các hạt sinh ra có tổng khối lượng lớn hơn tổng khối lượng các hạt ban đầu là phản ứng thu năng lượng. D. Trong phản ứng tỏa năng lượng, các hạt sinh ra kém bền vững hơn các hạt ban đầu. Câu 43 Trong hiện tượng phóng xạ, prôtôn: A. Có thể biến thành nuclôn và ngược lại. B. Có thể biến thành nơtrôn và ngược lại. C. Có thể biến thành tia γ và ngược lại. D. Có thể biến thành tia α và ngược lại. Câu 44 Chọn phát biểu đúng về độ phóng xạ: A. Độ phóng xạ chỉ phụ thuộc vào bản chất của chất phóng xạ. B. Độ phóng xạ của một chất phóng xạ là một hằng số. C. Độ phóng xạ càng lớn nếu khối lượng của chất phóng xạ càng lớn. D. Đối với một chất phóng xạ cho trước, độ phóng xạ phụ thuộc vào chu kỳ bán rã. Câu 45 Hạt nhân 238 92 U phân rã phóng xạ qua một chuỗi hạt nhân rồi dẫn đến hạt nhân bền chì 206 82 Pb , chu kỳ bán rã của uran là 4,5 tỉ năm. Một mẫu đá cổ hiện nay có chứa số nguyên tử Uran 238 92 U bằng với số nguyên tử chì 206 82 Pb . Hãy ước tính tuổi của mẫu đá cổ. Cho rằng mẫu đá cổ đó lúc đầu không có chứa chì. A. 2,25 tỉ năm. B. 6,75 tỉ năm. C. 4,5 tỉ năm. D. 9 tỉ năm. Câu 46 Tìm độ phóng xạ sau 16 ngày của 200g chất Iôt phóng xạ 131 I có chu kỳ bán rã là 8 ngày. A. 2,3.10 17 Bq. B. 3,2.10 18 Bq. C. 4,12.10 19 Bq. D. 9,22.10 16 Bq. Câu 47 Năng lượng tối thiểu cần thiết để chia hạt nhân 12 C thành ba hạt α là bao nhiêu? Biết m C = 11,9967u, m α = 4,0015u, 1u.c 2 = 931MeV. A. 7,2618 MeV. B. 0,0078 MeV. C. 5,2783 MeV. D. 7,9952 MeV. Câu 48 Cho phản ứng hạt nhân: p + 9 4 Be > α + X. Hạt Be đứng yên, hạt p có động năng K P = 5,45MeV, hạt α có động năng K α = 4MeV và có v α → ⊥ P v → . Động năng của hạt X là: A. 4,62 MeV. B. 3,575 MeV. C. 5,753 MeV. D. 2,575 MeV. Câu 49 Một chất phóng xạ sau thời gian t 1 = 4,83 giờ có ΔN 1 nguyên tử bị phân rã, sau thời gian t 2 = 2t 1 thì có ΔN 2 nguyên tử bị phân rã, với ΔN 2 = 1,8 ΔN 1 . Xác định chu kỳ phân rã của chất phóng xạ trên. A. 15 giờ. B. 18 giờ. C. 6,63 giờ. D. 9,66 giờ. Câu 50 Xác định năng lượng liên kết riêng của 4 2 He . Biết m P = 1,0073u, m n = 1,0087u, m α = 4,0015u, 1u.c 2 = 931,5 MeV. A. ≈ 1,3 MeV. B. ≈ 28,4 MeV. C. ≈ 0,326 MeV. D. ≈ 7,1 MeV. o0o GV: Trần Truyền Ân . / F O C F • • • • B A O • • • / B / A / / = - 1 2 d d Đề thi thử HK II Đề 2 Câu 1 Khi một vật dịch chuyển lại gần thấu kính, thì ảnh của nó qua thấu kính sẽ: A. Dịch. sáng. II. Sử dụng ánh sáng bước sóng λ’ > λ. III. Sử dụng ánh sáng bước sóng λ’ < λ. A. Chỉ có cách I. B. Có thể dùng cách I hay II. C. Có thể dùng cách I hay III. D. Chỉ có cách III 16 ngày của 20 0g chất Iôt phóng xạ 131 I có chu kỳ bán rã là 8 ngày. A. 2, 3.10 17 Bq. B. 3 ,2. 10 18 Bq. C. 4, 12. 10 19 Bq. D. 9 ,22 .10 16 Bq. Câu 47 Năng lượng tối thi u cần thi t để chia