Đặc điểm thiên tai Việt Nam CÁC THIÊN TAI THƯỜNG XUẤT HIỆN Ở VIỆT NAM 1. Bão Tính từ năm 1954 đến nay, đã có hơn 212 cơn bão đổ bộ hoặc có ảnh hưởng tới Việt Nam. Tính trung bình, hàng năm có khoảng 30 trận bão hình thành ở biển Thái Bình dương, trong đó xấp xỉ 10 trận là hình thành từ biển Đông. Trong số đó, hàng năm từ tháng 5 đến tháng 12, có khoảng từ 4 đến 6 cơn bão đổ bộ vào bờ biển Việt Nam. Nhiều năm qua, Việt Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp của 10 hoặc trên 10 cơn bão đổ bộ một năm, ví dụ như năm 1964 (18 cơn bão), năm 1973 (12 cơn bão), 1978 (12 cơn bão), 1989 (10 cơn bão). Những vùng chịu ảnh hưởng nhiều nhất của bão là các tỉnh ven biển miền Bắc và miền Trung. Tuy nhiên, các cơn bão ở miền Nam, mặc dù có tần suất xuất hiện nhỏ, nhưng có thể gây ra những thiệt hại to lớn. Vào đầu mùa lũ, trong tháng 5 và tháng 6, bão chủ yếu xuất hiện ở miền Bắc. Theo thời gian trong mùa lụt bão thì tần suất đổ bộ của bão dịch chuyển dần vào phía nam. Bão xuất hiện với tần suất cao nhất trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 10 và rất khó dự đoán. Đến tháng 11 thì thời tiết trở lạnh và làm hạ thấp nhiệt độ trên mặt biển. Đối với một cơn bão thì điều kiện để hình thành là phải có nhiệt độ vượt quá 26C, do đó khi thời tiết trở lạnh thì rất hiếm khi có bão. 2. Mưa lớn kết hợp với gió mạnh Có từ 70 đến 80 phần trăm lượng mưa trung bình ở Việt Nam (2500 mm năm) xuất hiện từ tháng 7 đến tháng 11. Lượng mưa lớn nhất trong 12 giờ đo được là 702 mm, và lượng mưa lớn nhất đo được trong vòng 48 tiếng là 1,217 mm. Mưa lớn kết hợp với bão có tốc độ gió 170 km/giờ hoặc cao hơn. Mưa lớn xuất hiện cùng với bão, trong tình trạng mực nước trong sông đang ở mức cao dễ gây ra lũ lớn. 3. Lũ sông Dòng chảy trung bình năm của 16 lưu vực ở Việt Nam không có sự khác biệt lớn giữa các năm. Tuy nhiên, có một sự khác biệt lớn giữa dòng chảy trong các tháng mùa kiệt (chiếm 0,3% dòng chảy hàng năm) và dòng chảy trong các tháng mùa lũ (chiếm 30% dòng chảy năm). Ví dụ như, tỷ số giữa dòng chảy trung bình tháng nhỏ nhất và lớn nhất là 20 lần ; đối với sông Đồng Nai là 50 lần. Dòng chảy lũ, trên bất kỳ một con sông nào ở Việt Nam, hầu hết đều chắc chắn dẫn tới lũ sông 4. Lũ quét Đôi khi lũ thường xuất hiện trong thời đoạn ngắn với lưu lượng đỉnh lũ tương đối cao. Trong thời gian xảy ra bão, mưa lớn có thể dồn lại một cách nhanh chóng khi nước lũ chảy vào những hẻm dốc, và sóng lũ có thể truyền nhanh gây nên sự phá hoại đột ngột và mạnh liệt. Do đó mà chúng chỉ hình thành trong thời gian rất ngắn và khó dự báo. 5. Sự gia tăng dòng chảy Những hoạt động bất hợp lý của con ngời - đáng kể nhất là phá rừng và sự yếu kém trong công tác quy hoạch nông nghiệp và phát triển công nghiệp - trong lưu vực sông có thể dẫn tới sự tăng cường dòng chảy lũ một cách mạnh mẽ. Lũ trở nên cao hơn và nhanh hơn, làm tăng sự xói mòn và bồi lắng ở hạ lưu. 1 6. Xói mòn lưu vực và bồi lắng ở đáy sông Bồi lắng là một vấn đề nghiêm trọng của các công trình thủy lợi ở Việt Nam. Các hồ chứa nhân tạo đang là nơi giữ lại bùn cát của dòng chảy thượng lưu và gây xói lở bờ sông ở hạ lưu. Sự bồi lắng hồ chứa, bản thân nó làm giảm tuổi thọ sử dụng của hồ đi hàng chục năm. Điều này cũng làm giảm hiệu quả của việc làm chậm lại dòng chảy lũ, do đó làm mất đi một biện phá quan trọng để giảm nhẹ lũ lụt ở hạ lưu. 7. Sự mất ổn định mái, lũ bùn đá và trượt đất Mưa lớn ở vùng núi đang làm xói mòn đất, gây nên sự trượt lở đất nghiêm trọng, thậm chí tạo nên dòng chảy lũ bùn đá ở hạ lưu. Lũ bùn đá có thể xuất hiện bất ngờ mà không có dấu hiệu nào báo trớc, mọi ngời chỉ có rất ít thời gian để sơ tán khỏi vùng nguy hiểm và lũ thường vùi lấp nhà cửa dưới các lớp đất đá. 8. Lũ từ biển Bão thường kết hợp với hiện tượng nước dâng do bão, tạo thành gió và sóng do gió. Gió bão mạnh sẽ tạo ra sóng lớn và sóng này làm tăng cao mực nước biển nhiều hơn tác dụng của gió tại vùng ven bờ. Theo quá trình này, gió cuốn đường mặt nước từ biển vào trong bờ và làm nâng cao mực nước biển. Trong thời gian 30 năm qua, người ta ghi nhận được có một nửa số trong số các cơn bão đổ bộ vào Việt Nam đã làm dâng cao mực nước trên 1 mét và có 11% số cơn bão làm dâng cao mực nước biển trên 2 mét. Một số trường hợp rất đặc biệt, bão có thể tạo thành nước dâng cao đến vài mét. ở một số vùng ven biển, nguồn cung cấp bùn cát thông thường bị chắn lại, và hệ quả là, bão thường tạo nên sóng và làm cho đường bờ biển hạ thấp đi một cách nhanh chóng, làm cho nước dâng do bão gây ra xâm nhập sâu hơn vào đất liền 9. Sự hư hỏng của các công trình ngăn lũ Việt Nam đã có một lịch sử khá nhiều các sự cố đê sông trong đất liền và các đê biển dọc bờ biển. Sự cố của các công trình này tàn phá các làng mạc, ruộng đồng, gây nên thiệt hại về người và thiệt hại đáng kể về công nghiệp, thương mại và cơ sở hạ tầng. 10. Nước biển xâm nhập vào tầng nước ngầm Tầng nước ngọt ở gần bờ biển đang bị nước biển làm suy giảm chất lượng, một phần là do các giếng bơm ở tầng nước ngầm, và một phần là do sự suy giảm của dòng chảy mặt trong mùa kiệt. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới nông nghiệp và đời sống sinh hoạt của người dân phải dựa vào nguồn nước ngầm trong thời kỳ mùa khô. Với tất cả những vấn đề được nêu lên trên đây, trừ vấn đề cuối cùng, thì chúng đều có liên quan trực tiếp hoặc có sự liên đới tới lũ. Là quốc gia có dân số chiếm tới hơn 80 triệu người mà hầu hết là sống ở các vùng đất trũng thì hầu như toàn bộ dân số cũng như các cơ sở hạ tầng của ngành công nghiệp đều là đối tượng của lũ lụt. 2 . Đặc điểm thiên tai Việt Nam CÁC THIÊN TAI THƯỜNG XUẤT HIỆN Ở VIỆT NAM 1. Bão Tính từ năm 1954 đến nay, đã có hơn 212 cơn bão đổ bộ hoặc có ảnh hưởng tới Việt Nam. Tính trung bình,. cơn bão). Những vùng chịu ảnh hưởng nhiều nhất của bão là các tỉnh ven biển miền Bắc và miền Trung. Tuy nhiên, các cơn bão ở miền Nam, mặc dù có tần suất xuất hiện nhỏ, nhưng có thể gây ra những. Sự hư hỏng của các công trình ngăn lũ Việt Nam đã có một lịch sử khá nhiều các sự cố đê sông trong đất liền và các đê biển dọc bờ biển. Sự cố của các công trình này tàn phá các làng mạc, ruộng