Giáo trình kết cấu kim loại máy trục -Phần II KẾT CẤU KIM LOẠI CỦA CÁC MÁY TRỤC - Chương 3 pdf

12 719 10
Giáo trình kết cấu kim loại máy trục -Phần II KẾT CẤU KIM LOẠI CỦA CÁC MÁY TRỤC - Chương 3 pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

241 Chương 3 CỔNG TRỤC §3.1.CÁC LOẠI KẾT CẤU CỔNG TRỤC VÀ CÁC THÔNG SỐ CƠ BẢN CỦA CHÚNG 3.1.1.Kết cấu cổng trục : (hình 3.1) Kết cấu của cần trục cổng bao gồm cấu trúc phía trên (cầu trên) liên kết với các chân đỡ Hình 3.1.Kết cấu chung cổng trục (loại có 2 công son). a – Cổng trục 2 dầm; b – Cổng trục một dầm; c – Cổng trục kết cấu dàn. 242 tạo thành hình cổng. Xe con có tời nâng (hoặc pa lăng điện) di chuyển dọc theo cầu trên để thay đổi vò trí bốc và xếp hàng trên kho bãi. Khi hoạt động, cần trục cổng có thể thực hiện các chuyển động công tác (có mang hàng) sau : + Nâng hạ hàng theo phương thẳng đứng, + Di chuyển hàng theo phương ngang khi xe con (hoặc pa lăng) di chuyển dọc cầu trên, + Cần trục treo hàng và di chuyển trên 2 đường ray đặt dọc theo kho bãi. 3.1.2.Kết cấu kim loại của cổng trục. 1) Phân loại Kết cấu kim loại của cần trục cổng có nhiều hình dáng khác nhau. a) Căn cứ vào kết cấu chung của cổng trục người ta phân cổng trục ra các loại: + Cần trục cổng: kết cấu cầu trên liên kết với chân đỡ cao ở 2 phía của cầu (hình 3.1a; b; c) + Bán cổng trục: chỉ có chân đỡ cao ở một phía (hình 3.4). b) Căn cứ vào cấu trúc cầu trên của cổng trục người ta phân cổng trục ra các loại : + Cần trục cổng có 1 hoặc 2 đầu công son (hình 3.1); công son lại được chia ra: công son cứng - không nâng hạ được; công son mềm - nâng hạ được). + Cần trục cổng không công son (hình 3.2; hình 3.3). c) Căn cứ vào phương pháp liên kết giữa cầu trên với chân đỡ của cổng trục người ta phân cổng trục ra các loại : Hình 3.2 Cổng trục không có công son. a – Kết cấu; b – sơ đồ mắc cáp cơ cấu nâng hàng; c – sơ đồ mắc cáp cơ cấu di chuyển xe con; d – mặt cắt khớp bản lề tại A; Hình 3.3 – Cổng trục bánh lốp. 243 + Cần trục cổng có 2 chân cứng: cả hai chân được liên kết cứng với cầu trên và độ cứng của 2 chân tương đương nhau (hình 3.1a; b). + Cần trục cổng có chân cứng, chân mềm: kết cấu chân mềm có thể thực hiện bằng 2 cách: liên kết chân đỡ với cầu trên qua 1 khớp bản lề (hình 3.2) hoặc làm cho kết cấu của chân có độ mềm lớn hơn chân kia (hình 3.1c) – hay nói cách khác: độ cứng nhỏ hơn nhiều độ cứng của chân kia. Ngoài ra, căn cứ vào thiết bò di chuyển người ta phân ra: cổng trục di chuyển trên ray (hình 3.1; 3.2; 3.4; 3.5) và cổng trục di chuyển trên bánh lốp (hình 3.3). 2) Đặc điểm của các loại chân đỡ kết cấu cổng: a) Cần trục cổng có 2 chân cứng (hình 3.1a; b): Hình 3.4.Bán cổng trục. Hình 3.5 – Các hình thức kết cấu chân đỡ. a – Kết cấu 2 chân cứng (J 1 = J 2 ); b – Kết cấu 1 chân cứng, một chân mềm dùng khớp bản lề; c – Kết cấu 1 chân cứng, một chân mềm mômen chống uốn J 1 >> J 2 ; d – Kết cấu bán cổng. 244 – Ưu điểm : kết cấu và độ cứng của hai chân là như nhau, vì vậy giảm nhẹ công việc khi chế tạo và lắp ráp. – Nhược điểm : cần trục cổng có 2 chân cứng lực xô ngang ở chân cổng là lớn – lực xô ngang này gây uốn chân cổng và uốn cầu trên. Dòch chuyển ngang của bánh xe di chuyển trên mặt ray cần trục gây ra mài mòn nhanh bề mặt của bánh xe và mặt ray. Khi đường ray không bằng phẳng sẽ sinh ứng suất phụ trong kết cấu cầu trục. b) Cần trục cổng có chân cứng chân mềm (hình 3.1c; hình 3.2): – Ưu điểm : do có liên kết bản lề giữa chân đỡ và cầu trên nên loại trừ được lực xô ngang và chuyển vò ngang của chân đỡ trên đầu ray, làm cải thiện chất lượng khai thác cổng trục. Nhờ độ nghiêng của chân đỡ mà tạo ra khả năng bù lại sự không chính xác giữa kết cấu khẩu độ của cần trục và khoảng cách giữa 2 đường ray của cổng trục. – Nhược điểm : Do kết cấu của 2 chân khác nhau nên phức tạp khi chế tạo 2 chân và lắp ráp kết cấu. Bản lề liên kết chân đỡ với cấu trên phải được bôi trơn thường xuyên và bảo dưỡng đònh kỳ. 3) Cơ sở lựa chọn chân cứng – chân mềm : + Ở các cần trục cổng có kết cấu khẩu độ < 25 m: thường sử dụng kết cấu 2 chân cứng. + Ở các cần trục cổng có kết cấu khẩu độ ≥ 25 m: thường sử dụng kết cấu chân cứng – chân mềm. + Tính cần thiết phải lựa chọn kết cấu chân cứng – chân mềm được xuất phát từ điều kiện: chuyển vò tổng cộng ở 2 chân đỡ trên mặt phẳng ray phải nhỏ hơn khe hở tổng cộng giữa các gờ bánh xe với mặt bên của đầu ray. Gọi δ - chuyển vò tổng cộng của 2 chân đỡ trên mặt ray : δ = δ t + δ P (3.01) trong đó δ t – chuyển vò của chân đỡ do sự thay đổi nhiệt độ; δ t + δ P – chuyển vò của chân đỡ do tải trọng ở cầu trên gây ra (11.1).[01]: δ P = ∑ − iii xxLP EJ h )( 2 (3.02) trong đó : P i – Áp lực bánh xe của xe tời nằm trong khẩu độ; x i – khoảng cách từ P i đến gối tựa trái; h, J – chiều cao của cổng và mômen quán tính của tiết diện cầu trên. Gọi ∆ - khe hở tổng cộng giữa gờ của các bánh xe với mặt bên của đầu ray theo phương vuông góc với đường ray, (tr.358).[01]: *) Nếu δ < ∆ ; trong trường hợp kết cấu 2 chân cứng, lúc này khi chế tạo kết cấu thép cổng trục: khẩu độ của cổng trục cần làm nhỏ hơn giá trò của khẩu độ khi thiết kế 1 lượng δ về sự sai lệch chân đỡ cổng trục dưới tác dụng của trọng lượng bản thân. *) Nếu δ ≥ ∆ - cần kết cấu cổng trục chân cứng chân mềm khi cổng trục chuyển động; gờ của bánh xe có thể đến tiếp xúc với mặt bên của ray, gây lực tác dụng lên ray. Mặc dù lực này có thể có giá trò nhỏ hơn lực xô ngang ban đầu nhưng trong trường hợp δ ≥ ∆ cần thiết phải kết cấu chân mềm. Khi đó dưới ảnh hưởng của chuyển vò dọc của cấu trúc cầu trên chân mềm có nghiêng đi 1 ít so với phương thẳng đứng và do vậy sẽ không có lực lớn lên gờ bánh xe. Kết cấu bản lề liên kết chân đỡ với cầu trên phải tiếp nhận cả lực theo phương thẳng đứng và lực theo phương ngang tác dụng dọc theo đường ray cổng trục (lực quán tính khi di chuyển, tải trọng gió). 3.1.3.Kết cấu kim loại của các bộ phận cổng trục. 1) Kết cấu cầu trên: – Với cổng trục có công dụng chung (hình 3.6), được trang bò các xe tời kiểu thông dụng, 245 cấu trúc cầu trên có dạng tương tự như kết cấu cầu trục cùng loại (xem hình 3.6, 3.7): cầu trên kết cấu dàn làm từ các thép thanh (đònh hình); cầu trên kết cấu dầm làm từ các thép tấm; cầu trên Hình 3.6.Sơ đồ tiết diện cắt ngang kết cấu cầu trên của cổng trục. Hì nh 3. 7 .Sơ đồ tiết diện cắt ngang kết cấu cầu trên của cổng trục dùng cho ngành đóng tàu. 246 dạng 1 dầm (xem chương 1 – Phần II). – Với các cổng trục có kết cấu xe tời kiểu đặc biệt: xe tời di chuyển ở trên ray bố trí phía dưới của cấu trúc cấu trên (monoray); hoặc xe tời di chuyển trên đường ray bố trí bên trên của kết cấu cầu. 2) Kết cấu chân đỡ của cần trục cổng. Chân đỡ của cổng trục có nhiều sơ đồ kết cấu khác nhau: kết cấu dàn, kết cấu tấm tiết diện hở, kết cấu tấm tiết diện kín, kiểu kết cấu chân đỡ phải phù hợp với kiểu kết cấu cầu trên. *) Chân đỡ kết cấu dàn : + Chân đỡ mềm được thực hiện từ các dàn phẳng với các thanh thép ống hoặc thép chữ [; cả hai nhánh chính của dàn được liên kết với nhau bởi các cấu kiện liên kết. + Chân đỡ cứng kết cấu không gian được chế tạo từ các thanh thép ống, thép góc hoặc thép chữ [, tạo thành hệ dàn không gian có tiết diện tam giác (3 mặt dàn) hoặc chữ nhật (4 mặt dàn). + Chân đỡ kết cấu tấm (xem hình 3.8). Ở bên dưới chân đỡ theo thường lệ có bộ phận giằng, bộ phận giằng có nhiều kiểu kết cấu khác nhau (h.3.8.a). Để xe con có thể di chuyển ra ngoài đầu công son của cổng, chân đỡ được liên kết bên trên như hình 3.8.b. Trường hợp sức nâng lớn, chân đỡ thường có dạng như hình 3.8.b, c, d. 3.1.4.Các thông số cơ bản của kết cấu thép. Các thông số cơ bản của kết cấu kim loại bao gồm : + Khẩu độ cổng trục : L (m), + Cơ sở của chân : B (m) + Chiều cao chân đỡ : H (m), + Độ cứng của kết cấu kim loại. Hình 3. 8 .Sơ đồ kết cấu chân đỡ cổng trục dùng thép tấm Hình 3.7.Sơ đồ tiết diện cắt ngang kết cấu cầu trên củ a cổng trục dùng cho ngành đóng tàu. 247 1) Khẩu độ của cổng trục L (m): Là kích thước của kết cấu trong khoảng 2 đường ray cổng trục. Trước đây các cổng trục thường được thiết kế với khẩu độ không quá 30 ÷ 35 m. 2) Chiều cao chân đỡ của cổng trục H (m) : Chiều cao chân đỡ của cổng trục tuỳ thuộc vào chiều cao nâng hàng cần thiết. Ngày nay, để phục vụ cho công việc lắp ráp, sửa chữa và các công việc chuyên dùng khác nhau, người ta đã chế tạo các cần trục cổng với khẩu độ và chiều cao nâng rất lớn. 3) Cơ sở của chân đỡ B (m): Cơ sở của cổng trục là khoảng cách giữa 2 tâm trục của 2 bánh xe cần trục (đối với trường hợp cụm di chuyển có một bánh xe) hoặc khoảng cách tâm trục của giá cân bằng (trường hợp cụm di chuyển có 2 bánh xe) trên cùng 1 đường ray. Cơ sở của cổng trục cần lựa chọn xuất phát từ điều kiện đảm bảo ổn đònh cần trục khi gió tác dụng dọc theo đường ray cần trục. Cơ sở của cổng trục B còn phải chọn xuất phát từ điều kiện tránh hiện tượng kẹt bánh xe di chuyển trên đường ray cũng như đảm bảo ổn đònh chống lật cần trục ở trạng thái công tác hay gió bão, thông thường B ≥ L/4. 4) Lựa chọn chiều dài làm việc của công son: Chiều dài làm việc của công son được lựa chọn trên cơ sở bố trí các thiết bò phương tiện vận tải trong sơ đồ cơ giới hoá xếp dỡ hàng. Chiều dài làm việc của công son cổng trục bố trí trên kho bãi có thể là : 2,5m; 3,2m; 4,2m; 6m; 8m; 10m tương ứng với tầm với của cổng trục khi phục vụ xếp dỡ hàng lên các ôtô, đầu kéo, toa xe đường sắt hoặc có thể đồng thời các phương tiện vận tải này. 3.1.5.Độ cứng của kết cấu thép. Độ cứng kết cấu kim loại cần trục cổng đánh giá qua 2 thông số : + Độ cứng tónh : Độ võng tónh ở giữa cấu trúc khẩu độ f do trọng lượng của xe con có hàng nằm ở khẩu độ, độ võng tónh f được hạn chế tương tự như kết cấu cầu trục: f ≤ (1/700)L. Đối với cần trục cổng có công son, độ võng tónh của kết cấu tại đầu mút khi xe con có hàng nằm ở vò trí tận cùng ngoài đầu công son : f k ≤ 0,003L k . Giá trò độ võng tónh giới hạn còn phụ thuộc vào chế độ làm việc của cổng trục, với chế độ làm việc nhẹ: f ≤ (1/600)L; f k ≤ 0,005L k . L k là chiều dài công son. + Độ cứng động : đối với kết cấu kim loại cần trục cổng, thời gian tắt dần dao động tự do của kết cấu được kiểm tra cả trong phương đứng và phương ngang theo công thức : y y y t 2lnln min γ τ γ τ == (3.3) trong đó : y – độ võng khi xe con có hàng; y min = 0,5 mm – độ võng nhỏ nhất, mm. Hình 3.9 – Lựa chọn chiều dài công son. 248 §3.2. TẢI TRỌNG TÍNH TOÁN VÀ CÁC TỔ HP TẢI TRỌNG TÍNH TOÁN KẾT CẤU KIM LOẠI CỔNG TRỤC. 3.2.1.Bảng tổ hợp tải trọng. Các tải trọng tính toán để tính kết cấu kim loại cần trục cổng công dụng chung và các tổ hợp tải trọng được cho trong bảng 3.1. Bảng 3.1 – Tải trọng và tổ hợp tải trọng để tính toán kết cấu thép cần trục cổng có công dụng chung, (bảng 11.1).[01] ≠ (bảng 3.45).[03] Tính theo mỏi Tính theo bền, ổn đònh. [σ] = σ rk /n I [σ] = σ C /n II Tổ hợp tải trọng Loại tải trọng I a I b II a II b II c Trọng lượng bản thân của các cấu kiện G. G k T ’.G G k T .G G Trọng lượng xe tời G x G x k T ’.G x G x k T .G x G x Trọng lượng hàng kể cả thiết bò mang hàng Q Ψ I .Q tđ k T ’.Q tđ Ψ II .Q k T .Q Q Lực quán tính khi hãm cầu trục P qt hoặc khi hãm xe tời P qt xc  P qt  P qt max P qt ’ Lực sườn R khi có sự di chuyển lệch  R  R  Tải trọng gió P g II   P g II P g II P g II Lực xô ngang của kết cấu cổng 2 chân cứng H  H  H Chú thích : Các tổ hợp tải trọng tương ứng với sự làm việc của các cơ cấu cổng trục như sau : + Tổ hợp I a và II a : cổng trục đứng yên nâng hàng từ mặt nền hoặc hãm khi đang hạ hàng với nửa tốc độ (I a ) và toàn bộ tốc độ (II a ). + Tổ hợp I b và II b : cổng trục di chuyển có mang hàng tiến hành hãm cổng trục từ từ (I b ) và hãm đột ngột (II b ). + Tổ hợp II c : cổng trục đứng yên, xe con có mang hàng di chuyển trên cầu khi hãm xe con đột ngột, tổ hợp II c dùng để tính kết cấu kim loại của chân đỡ cứng. 3.2.2. Tải trọng tính toán. 1) Trọng lượng bản thân kết cấu G: + Trọng lượng bản thân kết cấu cầu trên của cổng trục không công son chọn gần đúng tương tự như trọng lượng của cầu trục cùng loại (cùng khẩu độ và sức nâng). + Trọng lượng bản thân trên 1 mét chiều dài chân cổng chọn bằng (0,2 ÷0,4) trọng lượng 1 mét chiều dài cầu trên. + Các hệ số động khi di chuyển k T , k T ’ – được chọn theo chương trước. 2) Trọng lượng hàng Q + Cũng tương tự như cầu trục trọng lượng hàng được tính như sau: khi tính kết cấu theo độ bền mỏi : tính theo tải trọng tương đương; khi tính kết cấu theo độ bền: tính theo tải trọng đònh mức Q. + Các hệ số động học khi nâng hàng : khi tính theo độ bền mỏi : ψ I ; khi tính theo độ bền và độ ổn đònh : ψ II . 249 3) Trọng lượng xe tời : G x Trọng lượng xe tời cần trục lựa chọn giống như đối với xe tời của cầu trục cùng loại, phụ thuộc sức nâng Q của cổng trục. 4) Tải trọng quán tính khi di chuyển Tải trọng quán tính phát sinh trong mặt phẳng ngang khi hãm cần trục P qt và tải trọng quán tính khi hãm xe con di chuyển trên cầu P qt xc được xác đònh như các chương trước. 5) Tải trọng gió tác dụng lên cần trục : Xác đònh như trong chương : “Tải trọng và tổ hợp tải trọng” (Chương 4 – Phần I). 6) Lực sườn S : Lực sườn tác dụng từ phía bên lên bánh xe di chuyển di chuyển theo phương vuông góc với đường ray. Lực sườn S phát sinh khi xuất hiện sự di chuyển lệch của kết cấu cổng trục. Lực sườn được tính toán giống như trong kết cấu cầu trục (chương 1 phần II) tài liệu này. 7) Lực xô ngang H : Lực xô ngang H xuất hiện trong kết cấu cổng có 2 chân cứng, xác đònh lực xô ngang H theo chương : “Cổng và bán cổng” – chương 2 phần II. §3.3. ĐẶC ĐIỂM TÍNH TOÁN KẾT CẤU THÉP CỔNG TRỤC VÀ BÁN CỔNG TRỤC. 3.3.1.Đặc điểm tính toán kết cấu kim loại. Cấu trúc phía trên và chân đỡ cổng trục được tính toán dựa trên các hướng dẫn tính toán “cổng và bán cổng” – xem chương 2 phần II. 1) Tính toán kết cấu cầu trên. Kết cấu cầu trên của cần trục cổng được tính toán tương tự như tính toán kết cấu cầu trục cùng loại. Cầu trên được tính toán ở vò trí bất lợi khi xe con có hàng nằm ở giữa khẩu độ hoặc xe con có hàng nằm ở ngoài mút công son – với kết cấu cổng có công son. 2) Tính toán kết cấu chân đỡ : Chân đỡ của cổng được tính toán khi xe con có hàng ở các vò trí : nằm ở đầu mút tận cùng của khẩu độ (với cổng không có công son); và nằm ngoài mút công son (với cổng có công son). Chân đỡ của cổng được tính toán khi chòu tác dụng của các tải trọng nằm trong 2 mặt phẳng: mặt phẳng khẩu độ và mặt phẳng đường ray. 3.3.2.Tải trọng quán tính khi hãm cổng trục. Lực quán tính ngang khi hãm cổng trục bò hạn chế bởi điều kiện bám của các bánh xe chủ động với đường ray (giống như các cần trục di chuyển trên ray khác) theo công thức: P qt max ≤ µ o .N tđ (3.4) trong đó : P qt max – lực quán tính lớn nhất phát sinh khi hãm; µ o = (0,10 ÷ 0,20) – hệ số bám của bánh xe và đường ray; N tđ - áp lực bánh xe truyền động (chủ động). Điều kiện đảm bảo độ bám: P qt max = (m k + m h ).J max ≤ µ o .N tđ (3.5) Tải trọng do lực quán tính ngang khi hãm cổng trục có khác biệt so với cầu trục tương tự; vì rằng: ở các kết cấu cổng, lực quán tính P qt đặt ở một vò trí cách trục bánh xe di chuyển một khoảng a khá lớn. 1) Khảo sát trường hợp a Khi hãm theo hướng bánh xe có phanh (hình 3.10.a): tham khảo (tr.365).[01], P qt = µ o .V 1 , 250 V 1 = G. B a V N N G B a P N oqt 1 µ +=+ tđtđ N ; (3.06) rút ra : V 1 = N N .G B a N N.G ' o tđtđ =       − µ 1 (3.07) trong đó đặt : N tđ ’ =       − o B a N N µ 1 tđ > N tđ . (3.08) ở đây: N tđ , N lần lượt là áp lực lên các bánh xe truyền động và áp lực lên toàn bộ các bánh xe do tải trọng thẳng đứng; µ o – hệ số bám của bánh xe. Vì vậy trò số gia tốc tính toán lớn nhất trong thời gian hãm, (tr.366).[01]: J max ≤ µ o .g. N , tđ N (3.09) 2) Khảo sát trường hợp b Khi hãm theo hướng bánh xe không tải (h3.10.b), (tr.366).[01]: N tđ ’ = o ' B a N µ +1 tđ < N tđ (3.10) Trò số lực sườn S phát sinh khi cần trục di chuyển lệch có thể chọn giống như cầu trục nếu như tốc độ gần giống với tốc độ di chuyển cầu trục. Khi di chuyển với tốc độ nhỏ, trò số lực bên sẽ xác đònh chỉ do điều kiện chạy trượt một bên chân. 3.3.3.Tải trọng gió. Được xác đònh như ở chương tải trọng nhưng đối với cần trục cổng chọn giá trò lớn hơn. Đối với các cần trục cổng đặc biệt có chiều cao lớn; chọn áp lực gió tính toán P g II = 15kG/cm 2 , vì rằng khi áp lực gió lớn không tiến hành lắp ráp trên cao được. 3.3.4. Độ cứng động và thời gian tắt dần dao động tự do của kết cấu. Đối với cần trục cổng kết cấu của nó được kiểm tra thời gian tắt dần dao động tự do ở mặt phẳng đứng và mặt phẳng ngang. Dao động ở mặt phẳng ngang gây ra do lực quán tính sinh ra khi khởi động hoặc phanh cổng trục hay hãm xe con và do tác dụng mạch động của áp lực gió. Chu kỳ dao động tự do của kết cấu ở mặt phẳng ngang được xác đònh theo công thức: δπτ .m2= (3.11) trong đó : δ - chuyển vò ngang của cấu trúc phía trên (có khối lượng m) dưới tác dụng của lực ngang bằng 1 đơn vò. Với cần trục cổng có kết cấu chân mềm : trò số chu kỳ dao động tự do lớn, cũng có nghóa là thời gian tắt dần dao động lớn hơn. Đối với cần trục cổng có tải trọng trung bình và lớn : trò số độ suy giảm lôga gần đúng có thể chọn : γ = 0,2 . Độ lớn của chu kỳ dao động tự do ở hướng dọc và hướng vuông góc với đường ray đặt cần trục còn dùng để xác đònh hệ số động khi tính toán tải trọng gió. Hình 3.10. Sơ đồ lực khi hãm cổng trục; a) Khi hãm theo hướng bánh xe có phanh; b) Khi hãm theo hướng bánh xe không tải. [...].. .3. 3.5.Tính toán kết cấu cổng khi có sự di chuyển lệch cần trục Sơ đồ để tính toán cổng trục khi có sự di chuyển lệch được chỉ ra trên hình 3. 11 Hình 3. 11.Sơ đồ lực khi di chuyển lệch cổng trục a) Sơ đồ kết cấu chung khi có sự di chuyển lệch; b) Biểu đồ mômen uốn cổng khi các gối tựa cứng; c) Biểu đổ mômen uốn cổng khi các chân mềm; d) Sơ đồ tính khung của chân đỡ; e) Sơ đồ tính khung kết cấu phía... phía trên Tính toán ảnh hưởng của lực khi di chuyển lệch đến trạng thái ứng suất của kết cấu có thể thực hiện bằng cách chia kết cấu không gian thành các hệ phẳng 251 This document was created with Win 2PDF available at http://www.win 2pdf. com The unregistered version of Win 2PDF is for evaluation or non-commercial use only This page will not be added after purchasing Win 2PDF . 241 Chương 3 CỔNG TRỤC 3. 1.CÁC LOẠI KẾT CẤU CỔNG TRỤC VÀ CÁC THÔNG SỐ CƠ BẢN CỦA CHÚNG 3. 1.1 .Kết cấu cổng trục : (hình 3. 1) Kết cấu của cần trục cổng bao gồm cấu trúc phía trên. của kết cấu kim loại bao gồm : + Khẩu độ cổng trục : L (m), + Cơ sở của chân : B (m) + Chiều cao chân đỡ : H (m), + Độ cứng của kết cấu kim loại. Hình 3. 8 .Sơ đồ kết cấu chân đỡ cổng trục. ngang H theo chương : “Cổng và bán cổng” – chương 2 phần II. 3. 3. ĐẶC ĐIỂM TÍNH TOÁN KẾT CẤU THÉP CỔNG TRỤC VÀ BÁN CỔNG TRỤC. 3. 3.1.Đặc điểm tính toán kết cấu kim loại. Cấu trúc phía

Ngày đăng: 08/08/2014, 04:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan