Tr giao cu hiu qu trong đnh đôi (01/12/2008) Written by Eugene Kumekawa Nguồn: Washington State Badminton Association Newsletter, Summer 1995 Tất cả chúng ta đều biết rằng “đánh cầu xuống” là cách để giành phần thắng trong đánh đôi. Nhưng liệu bạn đã áp dụng nguyên tắc này trong đỡ giao cầu chưa? Nếu trả giao cầu bằng cách đỡ cầu lên, bạn sẽ khiến đội mình rơi vào thế phòng thủ. Không khó để ghi điểm nếu đối phương trả giao cầu bằng cách đỡ cầu lên và tương tự, rất khó giành phần thắng trước một đối thủ luôn luôn ở gần lưới và buộc chúng ta phải nâng cầu lên. Thật vậy, việc “đánh xuống” rất đơn giản; một VĐV nên "khái niệm hóa" và thực hiện những cú đánh buộc đối thủ phải nâng cầu lên. Mô hình luân phiên từ “đánh xuống” đến “khiến đối thủ nâng cầu lên” là chìa khóa để chiến thắng trong đánh đôi và trong việc trả giao cầu một cách hiệu quả. 1. Trước khi đối thủ giao cầu Nếu bạn là người nhận giao cầu, bạn cần ghi nhận vị trí đứng của từng đối thủ. Vị trí và trạng thái của của họ sẻ ảnh hưởng đến pha cầu tiếp theo của bạn, trong đó bạn cần quyết định nên trả cầu vào vị trí nào từ mỗi góc trong ô nhận giao cầu của bạn. Sự chuẩn bị kĩ cho việc nhận giao cầu giúp giảm sự do dự và bất ngờ khi bạn bị đối thủ giao cầu “dài”; hình dung trước những gì bạn sắp thực hiện. Có 9 cách trả giao cầu mà bạn có thể chọn. - Đnh cu ra hai góc lưới (Net shot down the line in the alley) - Chặn cu nhỏ ngay giữa lưới và ngay trước mặt người giao cu (Net shot to the middle in front of server) - Kéo lưới (Net shot cross court in the alley) - Đnh đờ-mi (Half court down the line in the alley) - Đnh cu ra giữa sân và vào thẳng người giao cu (Half court through the server's body) - Đnh chéo cu ra giữa sân (Half court cross court) - Tạt cu ra hai góc cuối sân (Flat drive behind server partner down the line in the alley) - Đẩy cu thẳng vào ngực hoặc mặt người giao cu (Flat push to server partner's chest or face) - Tạt cu chéo sân (Flat drive cross court) Thông thường, bạn nên đánh cầu xuống hai biên hay giữa sân trước khi thực hiện những cú đánh chéo sân vì các quả đánh chéo sân chỉ hiệu quả nếu đối thủ của bạn bị bất ngờ. Đánh chéo sân khi bạn và đồng đội đứng trên-dưới (vị trí bắt buộc khi bạn giao cầu hay nhận giao cầu) là rất mạo hiểm vì nó khiến đồng đội vủa bạn rơi vào tình thế khó khăn và bất ngờ và tạo khoảng trống trực diện cho đối thủ trong khi bạn tưởng rằng mình đã tấn công vào khoảng trống bên sân đối thủ. Tương tự thế, Các góc đờ – mi là những cú đánh khó chịu nhất cho đối thủ: nên phát huy cách trả giao cầu này. Mục tiêu của bạn ở đây không phải là thắng điểm ngay sau khi trả giao cầu, mà là đánh quả cầu sao cho đối thủ phải nâng cầu lên. Khi bạn làm được như vậy tất là nhiệm vụ trả giao cầu của bạn đã hoàn thành, phần còn lại là nhiệm vục của đồng đội, người đứng sau bạn và đập cầu. Do phải đỡ giao cầu, bạn chỉ nên tiếp tục đứng trên và kiểm soát phần lưới, nói cách khác, bằng việc ở lại trên lưới và đề phòng đối thủ thực hiện các pha đánh lưới. Bạn cần nhớ rằng, đối thủ của bạn cũng cố gắng làm những điều bạn định làm, tất là khiến bạn phải nâng cầu lên. Những VĐV trả giao cầu và sau đó lùi ra xa lưới để đoán bắt trước một quả phông cầu thường là những VĐV đánh đơn chứ không phải đánh đôi. Vị trí của đối thủ bên giao cầu có thể chỉ tạo ra một khoảng trống vừa đủ sao cho khi một trong hai người đập cầu, quả cầu phải được đối thủ nâng lên. Nếu người giao cầu đứng sau vạch giao cầu khoảng 8 inches (~20cm) hoặc cách biên giữa 20cm, anh ấy hoặc cô ấy sẽ khó đối phó với những quả trả giao cầu ngay lưới. Nếu người giao cầu đứng ngay chữ T, bạn nên cố gắng đẩy cầu qua tay người giao cầu về phần nửa sân. Đồng đội của người giao cầu nên đứng ở vị trí mà vợt của mình có thể với tới các đường cầu của người trả giao cầu. Nếu đứng quá sâu, họ khó đối phó với cầu trả về nửa sân lẫn cuối sân. Đứng cách xa vạch giữa sân thì khó ứng phó với bất kì quả đánh ngoài tầm nào và với bất kì quả cầu nào mà người trả giao cầu đánh 2 nhịp. Thể lực và trạng thái đợi của đối thủ bên giao cầu cũng có thể ảnh hưởng đến các chọn lựa của bạn trong việc trả giao cầu. Nhiều người thích đẩy cầu sát vào những người giao cầu cao và to khiến cho đồng đội anh ta bị che khuất tầm nhìn; tượng tự; đánh xa tay những người giao cầu thấp. Nếu bất kì người giao cầu nào đứng với tư thế một chân đặt cao hơn so với chân còn lại, bạn nên thử trả giao cầu sao cho người giao cầu đó phải dịch chuyển chân trước về phía sau hoặc phải xoay vai hoàn toàn, về lý thuyết, người giao cầu đó phải mất nhiều thời gian hơn để đánh cầu, đặc biệt khi chân bên thuận đặt cao hơn. Bước tiếp theo trong việc nhận giao cầu là điều chỉnh vị trí nhận giao cầu của bạn. Nếu bạn muốn đứng đủ gần lưới sao cho chỉ trong một sải chân ngắn đầu vợt của bạn có thể đánh tới mép lưới và đứng đủ sâu để có thể đánh tới những cú giao cầu cao bằng việc lùi 2 bước và nhảy lùi sau bước thứ 2. Bạn nên đứng ở vị trí sao cho có thể đánh những quả giao cầu vào chữ T bên phía thuận tay mà không cần di chuyển, và chỉ bước lên một bước để chặn đứng một cú giao cầu mở rộng về phía thuận tay của bạn. Đầu vợt của bạn nên đưa cao hơn mép lưới. Khi bạn đã sẵn sàng và đợi cú nhận giao cầu. Tránh suy nghĩ lung tung và tập trung quả cầu. Cố gắng không đoán quyết tâm của nơi giao cầu bởi vì nó gây ra việc trả giao cầu hấp tấp hoặc là nâng cầu. Bạn nên hướng vào mục tiêu trả cầu ổn định và chắc chắn nhằm tạo áp lực buộc đối thủ phải nâng cầu. Để thay thế, học cách giao cầu nhằm phát những thay đổi và khác biệt giúp nhận ra dấu hiệu của cú giao cầu ngắn hoặc dài. Không bao giờ hướng trọng tâm tới trước hoặc ra sau cho đến khi quả cầu của đối thủ rời khỏi vợt. 2.Trong quá trình giao cầu và trả giao cầu Khoảnh khắc mà bạn biết quả cầu giao ngắn hoặc dài, việc trả giao cầu bắt đầu với một cú bật mạnh với chân thuận nhún tới (nếu cầu giao ngắn) hoặc nhảy mạnh về sau (bằng chân nghịch). Với những cú giao cầu ngắn, bạn cần đánh cầu trong khoảng thời gian một bước chân lên lưới, trước khi cầu rơi xuống quá thấp. Bạn cũng có thực hiện một cú trả giao cầu hiệu quả khi mà cầu đã rơi xuống tới nửa lưới và bay được khoảng nửa đoạn đường tính từ lưới vị trí đỡ giao cầu của bạn, nhưng những quả trả giao cầu đó chỉ có thể là những quả đánh về nửa sân. Việc tạt cầu ngang hay đẩy đẩy cầu sâu về 2 góc chỉ hiệu quả khi cầu còn ở gần mép lưới; trả giao cầu bằng các quả đánh lưới cũng hiệu quả nếu cầu còn nằm sát mép lưới. Điểm chính yếu ở đây là bạn cần phải lao về trước càng nhanh càng tốt sau khi nhận biết được đó là quả giao cầu ngắn; sự chồm tới mạnh mẽ của cơ thể bạn có thể khiến đối thủ “tê liệt”, giữ họ trong trạng thái do dự và không có đủ thời gian để phản ứng với quả trả giao cầu. Cố gằng giữ vững tư thế thẳng, bởi vì nếu đối thủ đánh cầu trả lại gần bạn, bạn sẽ không thể kết thúc nó nếu bạn vẫn còn ở tư thế cằm thấp hơn mặt lưới. Những người nhận giao cầu cao lớn có thể bắt giao cầu bằng cách lướt nhẹ tới bằng chân nghịch, nhưng những người thấp hơn và những người đứng xa vạch nhận giao cầu trước cần nhớ giữ vai và đầu vợt khi lướt nhẹ lên bằng chân nghịch giống như khi búng tới bằng chân thuận. Còn khi trả cầu cao, đồng đội của người nhận giao cầu cần bao hầu hết sân giống như khi đánh đơn do người nhận giao cầu phải đập cầu, anh ấy (cô ấy) sẽ rơi vào tình trạng mất thăng bằng. Thông thường, cú giao cầu cao càng nhanh, thì việc trả giao cầu nên diễn ra càng chậm; lúc này tất cả những điều bạn nên làm là thực hiện một cú đập chặt hoặc chặt cầu chậm nhằm khiến đối thủ phải nâng cầu lên. Khi họ đã nâng cầu lên, và bạn đã lấy lại được thăng bằng, bạn có thể đập mạnh. Giả vờ hướng đầu vợt và cơ thể bạn vào quả trả giao cầu. Đặc biệt cố gắng khiến đối thủ nghĩ rằng bạn chuẩn bị đánh vào một hướng, sau đó đánh vào hướng khác. Bạn có thể thực hiện một động tác giả đơn giản bằng cách giữ mặt vợt ngay trước mặt bạn, giống như bạn đang chuẩn bị thực hiện một cú đánh lưới, nhưng vào giây cuối cùng bạn hất, chặt, hoặc gõ nhẹ cầu. Một kiểu đánh lạc hướng khác là nhịp đầu vợt ngang với quả cầu. Tương tự cách trên, bạn giữ đầu vợt cao và chặt cầu xuống trong khi có thể kéo lưới hoặc tạt cầu. Cả hai cách đánh lạc hướng đều khiến các đối thủ bỏ ý định đoán trước và đợi quả đỡ giao cầu của bạn. Đối thủ của bạn sẽ rất “khỏe” và thoải mái tâm lý nếu đối đầu với một người mà họ dễ dàng phán đoán trước các cú đánh. Sau khi trả giao cầu Một khi quả trả giao cầu đã được đánh xong, bạn cần tập trung sự chú ý vào mức độ thành công trong việc buộc đối thủ đỡ cầu lên. Liệu đối thủ có “cắt đứt” được quả đánh nửa sân của bạn và đẩy cầu lại qua tay bạn. Nếu thế, lần trả giao cầu tiếp theo bạn nên đánh lưới, nếu lúc nào bạn cũng “chụp” cầu, người giao cầu chỉ việc chuẩn bị và cắt đứt nó. Nhưng họ chỉ có thể cắt đứt hoặc quả trả giao cầu nửa sân, hoặc quả cầu đánh lưới, không thể cắt đứt được cả 2. Và liệu đồng đội của người giao cầu có lên đủ nhanh để bắt kịp quả đánh nửa sân của bạn và tạt cầu về hai góc cuối sân. Vậy, lần đỡ giao cầu tiếp theo, bạn nên giả vờ đánh thẳng và sau đó thì tạt cầu chéo về góc cuối sân. Điểm chính yếu ở đây là bạn cần phải điều chỉnh thích hợp với những thay đổi trong cách đánh trả cầu của đối thủ khi bạn trả giao cầu. Biến hóa các quả trả giao cầu của mình dưới mọi hình thức, bởi vì tất cả các cú trả giao cầu đều trở nên lợi hại nếu bên giao cầu không thể đoán trước. 3.Xử lý sự cố (troubleshooting) Hầu hết chúng ta hay nghĩ rằng “tấn công người giao cầu” có nghĩa là lao lên và trả giao cầu thật mạnh. Điều đó không hoàn toàn đúng. Bạn muốn nhảy nhanh về trước, nhưng bạn cũng muốn kiểm soát đà (động lượng) của mình để có thể đánh trái cầu tiếp theo. Một quả trả giao cầu mạnh sẽ rất tốt nếu bạn bắt được quả cầu lúc còn nằm phía trên mép lưới, nhưng một khi quả cầu đã rơi nghiêng xuống, bất kì cú đánh trả mạnh nào về cuối sân, nếu không bị vướng lưới cũng sẽ cao hơn vai của đồng đội người giao cầu. Khi nhận giao cầu, bạn có thể nhận thấy rằng trái cầu sẽ càng bị đánh trả về người bạn nếu bạn đánh càng mạnh. Hơn nữa, bạn sẽ không biết mình nên đứng luôn trên lưới hay lùi về để thủ nửa phần sân của mình, bời vì với những quả trả giao cầu cao hơn vai đối thủ, đối thủ có thể đập hoặc chặt cầu. Tóm lại, những quả trả giao cầu tấn công phần cuối sân không hiệu quả bằng việc trả giao cầu khiến đối thủ nâng cầu lên. Bạn nên tránh tình huống này và tập trung vào việc di chuyển càng nhanh càng tốt sau khi cầu được người giao cầu giao đi. Khi bạn bắt được quả giao cầu sớm, dù bạn trả giao cầu nhẹ hơn cũng vẫn hiệu quả hơn nhiều. Một lần nữa, xin nhắc lại là những quả trả giao cầu nửa sân là khó chịu nhất cho các đối thủ. . khi cầu được người giao cầu giao đi. Khi bạn bắt được quả giao cầu sớm, dù bạn trả giao cầu nhẹ hơn cũng vẫn hiệu quả hơn nhiều. Một lần nữa, xin nhắc lại là những quả trả giao cầu nửa sân là. bời vì với những quả trả giao cầu cao hơn vai đối thủ, đối thủ có thể đập hoặc chặt cầu. Tóm lại, những quả trả giao cầu tấn công phần cuối sân không hiệu quả bằng việc trả giao cầu khiến đối. đỡ giao cầu của bạn, nhưng những quả trả giao cầu đó chỉ có thể là những quả đánh về nửa sân. Việc tạt cầu ngang hay đẩy đẩy cầu sâu về 2 góc chỉ hiệu quả khi cầu còn ở gần mép lưới; trả giao