Tiểu luận: Quy luật giá trị doc

10 1.6K 25
Tiểu luận: Quy luật giá trị doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tiểu luận: Quy luật giá trị MỤC LỤC Mở đầu 2 Chương I: Quy luật giá trị và vai trò của quy luật giá trị trong nền kinh tế hàng hoá 3 1.1. Quy luật giá trị 3 1.1.1. Nội dung của Quy luật giá trị 3 1.1.2. Hình thức của Quy luật giá trị 4 1.2. Vai trò của Quy luật giá trị trong nền kinh tế hàng hoá 4 1.2.1. Điều tiết sản xuất và lưu thong hàng hoá 4 1.2.2. Kích thích cải tiến kỹ thuật 6 1.2.3. Phân hoá những người sản xuất hàng hoá 6 Chương 2: Thực trạng việc vận dụng Quy luật giá trị vào nền kinh tế nước ta thời gian qua và những giải pháp nhằm vận dụng tốt hơn Quy luật giá trị ở nước ta trong thời gian tới 8 2.1. Thực trạng và vai trò 8 2.1.1. Thực trạng việc vận dụng Quy luật giá trị ở nước ta thời gian qua.8 2.1.2. Vai trò của Quy luật giá trị 14 2.2. Những giải pháp nhằm vận dụng tốt hơn Quy luật giá trị ở nước trong thời gian tới 14 2.2.1. Điều tiết khống chế và quản lý vĩ mô 14 2.2.2. Nâng cao sức cạnh tranh trong quá trình hội nhập 15 2.2.3. Giảm bất bình đẳng trong xã hội 17 2.2.4. Quan tâm đầu tư hơn nữa vào nền giáo dục 18 Kết luận 19 Tài liệu tham khảo 20 LỜI MỞ ĐẦU: Trong nền kinh tế hàng hoá, có những quy luật kinh tế chi phối hoạt động của những người quản lý sản xuất hàng hoá. Quy luật kinh tế hoạt động ở mỗi phương thức sản xuất hợp thành hệ thống tác động chi phối hoạt động của phương thức sản xuất đó. Vì vậy, việc tìm hiểu và nắm bắt các quy luật kinh tế có ý nghĩa hết sức to lớn. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước ta đang xây dựng mô hình kinh tế là: "Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" thì quy luật giá trị có vai trò và phạm vi ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế. Việc vận dụng các quy luật kinh tế, đặc biệt là quy luật giá trị vào việc xây dựng các kế hoạch của nhà nước là rất quan trọng. Trong đề án này, tôi xin được đi sâu phân tích quy luật giá trị và vai trò của nó trong nền kinh tế thị trường trên cơ sở phân tích quy luật giá trị và vai trò của nó trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Đề án cũng đã đưa ra được một số giải pháp nhằm vận dụng tốt hơn quy luật giá trị vào nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn tới. << Bắt đầu < Lùi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tiếp theo > Cuối >> Trang 1 của 1210 Câu hỏi 1: Nghiên cứu tác dụng của quy luật giá trị. Theo em, Việt Nam cần vận dụng quy luật này như thế nào vào quá trình phát triển kinh tế xã hội ở nước ta? I.LỜI MỞ ĐẦU: “ Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho đất nước ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành” – Hồ Chủ tịch. Đó chính là tấm lòng thảo thơm, thiêng liêng và là tâm huyết của cả một đời Bác mà con cháu người Việt dù đi đâu và làm gì đều phải khắc ghi. Sau bao nhiêu năm khắc phục hậu quả của chiến tranh, Đảng và Nhà nước ta đã cùng nhân dân xây dựng một đất nước hòa bình, giàu đẹp, văn minh, hướng đến lý tưởng muôn đời của Cách mạng vô sản, đó là Chủ nghĩa xã hội. Từ sau năm 1986, Đảng và Nhà nước quyến định chính sách cải tổ, đưa nước ta bước vào thời kỳ Đổi mới – quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong mọi hoạt động sản xuất, và đặc biệt là trong hoạt động kinh tế. Để sản xuất gắn liền với cải thiện đời sống nhân dân, tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, khuyến khích làm giàu hợp pháp, tích cực xóa đói giảm nghèo, nền kinh tế của nước ta đã và đang phát triển theo mô hình Kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa. Tức các chủ thể kinh tế có quyền độc lập, tự chủ trong quá trình sản xuất, kinh doanh; giá cả do thị trường quyến định; có sự điều tiết của Nhà nước thông qua pháp luật, chính sách kinh tế; được dẫn dắt và chi phối bởi nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội. Và hiển nhiên, nó mang bản chất của quy luật giá trị. Vậy Quy luật giá trị là gì? II.NỘI DUNG CỦA QUY LUẬT GIÁ TRỊ VÀ TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN CỦA NÓ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG. a/ Nội dung của Quy luật giá trị: Quy luật giá trị là quy luật căn bản của sản xuất và trao đổi hàng hóa. Ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hóa thì ở đó có sự tồn tại và phát huy tác dụng của quy luật giá trị. Trong kinh tế hàng hóa, mỗi người sản xuất tự quyết định hao phí lao động cá biệt của mình, nhưng giá trị của hàng hóa không phải được quyết định bởi hao phí lao động cá biệt, mà bởi hao phí lao động xã hội cần thiết. Vì vậy, người sản xuất phải điều chỉnh sao cho hao phí lao động cá biệt phù hợp mức chi phí mà xã hội chấp nhận được. Trong lưu thông, quy luật giá trị thể hiện ở giá cả thị trường. Hàng hóa nào nhiều giá trị thì giá cả của nó sẽ cao và ngược lại. Ngoài ra, trên thị trường, giá cả còn bị ảnh hưởng bởi các nhân tố: cạnh tranh, sức mua của đồng tiền, cung cầu. Sự tác động này làm cho giá cả tách rời giá trị và lên xuống xoay quanh trục giá trị của nó. b/ Tính tất yếu khách quan của Quy luật giá trị trong nền Kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa ở nước ta: Là một nước vừa bước ra từ chiến tranh và sự trì trệ của nền kinh tế, chúng ta phải xác định đúng đắn về con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Đây chính là con đường phát triển “rút ngắn” lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Về chính trị, chúng ta bỏ qua chế độ tư bản là bỏ qua giai đoạn thống trị của giai cấp tư bản. Về kinh tế, chúng ta bỏ qua sự thống trị của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Nhưng cần phải biết tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt là về khoa học và công nghệ để phát triển nhanh về lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại. Đó chính là sự rút ngắn thời gian thực hiện quá trình xã hội hóa sản xuất tư bản chủ nghĩa bằng con đường phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tức rút ngắn một cách đáng kể quá trình phát triển lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Chủ nghĩa tư bản có vai trò lịch sử là phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, xã hội hóa lao động dựa trên nền tảng chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa. Quá trình này diễn ra một cách tự phát, tuần tự, kéo dài hàng thế kỷ cùng với những đau khổ của con người. Ngày nay, trong những điều kiện lịch sử mới, chúng ta có thể đi con đường rút ngắn, phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tránh cho nhân dân những đau khổ của con đường tư bản chủ nghĩa. Sự rút ngắn này được thực hiện thông qua biện pháp kế hoạch hóa đồng thời với việc sử dụng biện pháp thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa trên cơ sở xây dựng, phát triển kinh tế Nhà nước vững mạnh đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Sự rút ngắn này chỉ có thể thành công với điều kiện chính quyền thuộc về tay nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Tuy nhiên, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “tiến lên chủ nghĩa xã hội, không thể một sớm một chiều. Đó là cả một công tác tổ chức và giáo dục”, tức “Chủ nghĩa xã hội không thể làm mau được mà phải làm dần dần”. Đang ta cũng chỉ rõ: trong thời kỳ tiến lên xã hộ chủ nghĩa do tồn tại ba loại quan hệ sản xuất hàng hoá nên quy luật giá trị tồn tại trong cả ba loại hình sản xuất đó, tuy nhiên cách thức biểu hiện lại khác nhau, trong sản xuất hàng hoá giản đơn quy luật giá trị có yêu cầu là bảo đảm lợi ích cá nhân người lao ủoọng riêng biệt, trong sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa quy luật giá trị có yêu cầu mang lại giá trị thặng dư càng nhiều càng tốt cho nhà tư bản. Trong sản xuất hàng hoá xã hội chủ nghĩa quy luật giá trị bảo đảm sự thống nhất hài hoà giữa các lụùi ích xã hội, lợi ích tập thể và lợi ích người lao động làm chủ xã hội. Gắn liền với cuộc đấu tranh giữa ba loại hình sản xuất hàng hoá có cuộc đấu tranh giữa các quy luật giá trị. Đó là cuộc đấu tranh về giá cả trên thị trường đã làm nảy sinh hai khuynh hướng phát triển: ổn định và rối loạn, có kế hoạch và vô chính phủ, xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa. Vấn đề đặt ra cho nước ta hiện nay là phải vận dụng quy luật giá trị trong kinh tế xã hội chủ nghúa, hạn chế và hướng dẫn quy luật giá trị trong hai thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa. Đảng ta nêu rõ : “ trong giai đoạn hiện nay ở nước ta kinh tế xã hội chủ nghĩa không chỉ chịu tác động của quy luật kinh tế xã hội chủ nghĩa mà còn chịu tác động của các quy luật giá trị trong các thành phần kinh tế không xã hội chủ nghĩa thể hiện ở việc một số xí nghiệp chạy theo giá cả thị trường không tổ chức , bán sản phẩm của mình với giá cao hơn giá quy định để thu về chênh lệch giá ,cho lợi ích riêng của xí nghiệp”. Điều đó cho thấy Đảng và nhà nước đã đánh giá được toàn bộ tầm quan trọng của quy luật giá trị trong nền kinh tế của nước ta hiện nay. III.NHỮNG TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA QUY LUẬT GIÁ TRỊ: Áp dụng Quy luật giá trị vào nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa, chúng ta thấy được những thế mạnh của nó khi tác động vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, đó là: a/ Quy luật giá trị góp phần điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa: Trong sản xuất, nếu như một mặt hàng nào đó có giả cả cao hơn giá trị, hàng hoá bán chạy và lợi cao, những người sản xuất sẽ mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư thêm tư liệu sản xuất và sức lao động. Mặt khác, những người sản xuất hàng hoá khác cũng có thể chuyển sang sản xuất mặt hàng này, do đó, tư liệu sản xuất và sức lao động ở ngành này tăng lên, quy mô sản xuất càng được mở rộng. Còn nếu như một mặt hàng nào đó có giá cả thấp hơn giá trị, sẽ bị lỗ vốn. Tình hình đó buộc người sản xuất phải thu hẹp việc sản xuất mặt hàng này hoặc chuyển sang sản xuất mặt hàng khác, làm cho tư liệu sản xuất và sức lao động ở ngành này giảm đi ở ngành khác lại có thể tăng lên. Trường hợp còn lại, mặt hàng nào đó giá cả bằng giá trị thỡ người sản xuất có thể tiếp tục sản xuất mặt hàng này. Như vậy, quy luật giá trị đó tự động điều tiết tỷ lệ phân chia tư liệu sản xuất và sức lao động vào các ngành sản xuất khác nhau, đáp ứng nhu cầu của xã hội. Tốc động điều tiết lưu thông hàng hoá của quy luật giá trị thể hiện ở chỗ nó thu hút hàng hoá từ nơi có giá cả thấp đến nơi có giá cả cao, và do đó, góp phần làm cho hàng hoá giữa các vùng có sự cân bằng nhất định. b/ Quy luật giá trị kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng xuất lao động, hạ giá thành sản phẩm: Các hàng hoá được sản xuất ra trong những điều kiện khác nhau, do đó, có mức hao phí lao động cá biệt khác nhau, nhưng trên thị trường thì các hàng hóa đều phải được trao đổi theo mức hao phí lao động xã hội cần thiết. Vì vậy người sản xuất hàng hoá nào mà có mức hao phí lao động thấp hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết, thì sẽ thu được nhiều lợi và càng thấp hơn càng lãi. Điều đó kích thích những người sản xuất hàng hoá cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, cải tiến tổ chức quản lý, thực hiện tiết kiệm nhằm tăng năng suất lao động, hạ chi phí sản xuất. Sự cạnh tranh quyết liệt càng làm cho quá trình này diễn ra mạnh mẽ hơn. Nếu người sản xuất nào cũng làm như vậy thì cuối cùng sẽ dẫn đến toàn bộ năng suất lao động xã hội không ngừng tăng lên, chi phí sản xuất xã hội không ngừng giảm xuống. Trong thực tiễn, chúng ta đã cải tiến không ngừng trong các khâu thực hiện: • Công nghiệp hóa, hiện đại hóa: Đảng ta xác định “Phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hóa đất nước theo hướng hiện đại là nhiệm vụ trọng tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Trên thế giới đang diễn ra cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. Các nước phát triển đã bắt đầu chuyển từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức. Vì vậy, chúng ta cần phải tranh thủ ứng dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, tiếp cận kinh tế tri thức để hiện đại hóa những ngành, những khâu, những lĩnh vực có điều kiện nhảy vọt. Công nghiệp hóa là tất yếu với các nước chậm phát triển. Ở nước ta, công nghiệp hóa còn nhằm xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, tăng cường sức mạnh để bảo vệ nền độc lập vì công nghiệp hóa trong điều kiện chiến lược kinh tế mở có thể đi nhanh nếu chúng ta biết tận dụng, tranh thủ được thành tựu của thế giới và sự giúp đỡ quốc tế. Song chúng ta cũng gặp trở ngại do “trật tư” của nền kinh thế thế giới mà các nước tư bản thiết lập không có lợi cho các nước nghèo, lạc hậu. Vì thế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải bảo đảm xây dựng nền kinh tế nước ta là một nền kinh tế độc lập, tự chủ. • Huy động nguồn vốn và sử dụng chúng hiệu quả: Công nghiệp hóa và hiện đại hóa đòi hỏi nguồn vốn rất lớn. Trong đó, nguồn vốn trong nước được tích lũy từ nội bộ nền kinh tế quốc dân trên cơ sở hiệu quả sản xuất. Nguồn vốn trong nước giữ vai trò quyến định vì đó là nhân tố bên trong đảm bảo cho xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ. Và để thoát ra cái vòng luẩn quẩn: vì nghèo nên tích lũy thấp, tích lũy thấp thì tăng trưởng nền kinh tế chậm và khó thoát khỏi đói nghèo, chúng ta cần tận dụng mọi khả năng để thu hút nguồn vốn bên ngoài. Đây là nguồn vốn quan trọng vì nó không những giúp các nước lạc hậu thoát khỏi đòi nghèo mà còn góp phần nâng cao trình độ quản lý và công nghệ, tạo việc làm cho người lao động. Song, khi sử dụng nguồn vốn nước ngoài, chúng ta phải chấp nhận bị bóc lột, tài nguyên bị khai thác, nợ nước ngoài tăng lên…Vì vậy, cũng cần phải cân nhắc và sử dụng hợp lý nguồn vốn nước ngoài. • Đào tạo nguồn nhân lực: “ Nguồn lực con người là nguồn lực của mọi nguồn lực, là tài nguyên của mọi tài nguyên”. Trong "Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xó hội" Đảng ta đó chỉ rõ: Phương hướng lớn của chính sách xã hội. Phát huy nhân tố con người trên cơ sở đảm bảo công bằng, bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi công dân kết hợp tốt tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội, giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần, giữa đáp ứng các nhu cầu trước mắt với chăm lo lợi ích lâu dài giữa cá nhân với tập thể và cộng đồng xã hội. Phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa không thể không xuất phát từ tinh thần nhân văn sâu sắc, không thể không phát triển con người Việt Nam toàn diện để lấy đó làm động lực xây dựng xã hội ta thành một xã hội "công bằng, nhân ái", "tốt đẹp và toàn diện" để bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ, nhất thiết phải từng bước hiện đại hoá đất nước và đời sống xã hội và chúng ta "tăng trưởng nguồn lực con người khi quá hiện đại hoá các ngành giáo dục, văn hoá, văn nghệ, bảo vệ sức khoẻ, dân số và kế hoạch hoá gia đình gắn liền với việc kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống và bản sắc dân tộc" chỉ có trên cơ sở đó khi phát triển nền kinh tế hàng hoá theo cơ chế thị trường chúng ta mới có thể tránh được nguy cơ tha hoá, không xa rời những giá trị truyền thống, không đánh mất bản sắc dân tộc, đánh mất bản thân mình trở thành cái bóng của người khác. • Mở rộng và nâng cao hiệu quả Kinh tế đối ngoại: Sau thời kỳ khá dài vì đóng cửa, hiện nay, mở cửa nền kinh tế là nhu cầu cấp bách đối với nền kinh tế nước ta. Trong mở cửa hội nhập, phải đẩy mạnh xuất khẩu, coi xuất khẩu là hướng ưu tiên và là trọng điểm nhằm thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa. Việt Nam gia nhập WTO là dấu mốc quan trọng trong nền kinh tế thị trường của nước ta, đẩy việc sản xuất và kinh doanh lên một tầm cao mới mà chính những người trong cuộc cần phải năng động và linh hoạt lên rất nhiều. Tuy nhiên, chúng ta luôn phải tự nhắc nhở chính mình lời kêu gọi của Chính phủ: “Hòa nhập nhưng không hòa tan” IV. NHỮNG HẠN CHẾ CỦA QUY LUẬT GIÁ TRỊ: a/ Sự phân hóa xã hội giữa giàu – nghèo: Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp, chênh lệch giàu, nghèo không lớn do việc phân phối mang tính bình quân bao cấp hiện vật. Khi chuyển sang cơ chế thị trường, kinh tế có điều kiện tăng trưởng, đồng thời cũng tất yếu dẫn đến chênh lệch giàu nghèo gia tăng. Việt Nam tiến hành đổi mới, chấp nhận cơ chế thị trường, thì cũng không thể duy trì cơ chế phân phối bao cấp hiện vật mang tính bình quân và do đó cũng không tránh khỏi việc gia tăng chênh lệch giàu, nghèo. Một đại bộ phận nhân dân vẫn còn sống trong điều kiện khó khăn chi phí sinh hoạt – tiêu dùng còn hạn chế trong khi có không ít người “vung tay” để chi trả cho cuộc sống “cao cấp”. Tuy nhiên, kinh tế thị trường mà Việt Nam lựa chọn là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Định hướng này đòi hỏi phải kiềm chế sự gia tăng bất hợp lý của chênh lệch giàu, nghèo. b/ Vấn nạn ô nhiễm môi trường: Việt Nam vẫn còn thiếu những chính sách và quy định bảo vệ môi trường nghiêm ngặt và do đang thu hút mạnh các nguồn vốn đầu tư để phát triển nên dễ mắc vào "cạm bẫy": trở thành nơi tiếp nhận nhiều ngành công nghiệp "bẩn". Ví như, ngành cán thép làm tốn nhiều tài nguyên như đất, nước, năng lượng nguy hại đến môi trường. Trong khi lĩnh vực này lại không mang lại giá trị gia tăng cao, chuyển giao công nghệ hiện đại, môi trường làm việc gây nhiều độc hại cho người lao động. Tương tự như vậy, vừa qua các nhà máy sản xuất xi măng cũng ồ ạt ra đời, dư thừa lớn, sử dụng lãng phí nguồn tài nguyên đá vôi, trong khi đá vôi là phễu lọc cho nguồn nước ngầm. Kết quả nghiên cứu mới đây của Viện Nghiên cứu Chiến lược - Chính sách công nghiệp về nhu cầu bảo vệ môi trường tại 18 ngành và lĩnh vực kinh tế cho thấy: các ngành sản xuất tác động lớn đến môi trường nước gồm rượu - bia - nước giải khát, thủy sản, giấy, dệt may ; ảnh hưởng đến môi trường không khí như xây dựng, cơ khí, giao thông, điện và khai thác khoáng sản ; thải ra nhiều chất thải rắn như y tế, đóng tàu, xi măng nếu không được kiểm soát kỹ về công nghệ, vận hành trong quá trình sản xuất thì sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Và việc các công ty như VEDAN, MIWON vi phạm nghiêm trọng những quy định bảo vệ môi trường, gây hậu quả nghiêm trọng, là tiếng chuông thức tỉnh cho cộng đồng phải quan tâm đến môi trường. c/ Cạn kiệt tài nguyên: Với một lãnh thổ trải dài lên nhiều cao độ và vĩ tuyến, tạo hóa đã ban cho dân tộc Việt Nam một hệ sinh thái đa dạng và nhiều kho tàng tích sinh học hiếm quý. Chiến tranh đã hủy hoại đất nước và đày đọa nhiều thế hệ; ngày nay, để phát triển kinh tế trong hòa bình, lâm sản, khoáng sản và thủy sản đã bị khai thác kiệt quệ và nạn ô nhiễm đã lan tràn ra không khí, sông hồ, kinh rạch và đất đai. Môi sinh bị đặt dưới áp lực nặng nề của dân số gia tăng và chính sách khai thác tài nguyên ráo riết để xuất cảng trong tình trạng quản lý thiếu kỹ thuật và thẩm quyền. Khai thác đã lấn lên rừng già để làm than lấy gỗ, xuống vùng ngập mặn phá tràm lấy chỗ nuôi tôm, lên cao xẻ núi lấy đá, đào sâu tìm giếng, khai mỏ, hút dầu, và hàng ngày hàng triệu mét khối nước thải và chất thải đang chảy thẳng vào sông hồ kinh rạch không hề xử lý. Thậm chí các chất thải và rác rước còn để ứ đọng ngay trong các thành phố chật chội đông đúc, để những trận lụt lội mang các nguồn bệnh tật rải rộng khắp nơi. t Mặt trái của Quy luật giá trị – Cạnh tranh: Dễ thấy, cạnh tranh là một quy luật kinh tế của sản xuất hàng hoá bởi thực chất nó xuất phát từ quy luật giá trị của sản xuất hàng hoá. Trong sản xuất hàng hoá, sự tách biệt tương đối giữa những người sản xuất, sự phân công lao động XH tất yếu dẫn đến sự cạnh tranh để giành được những điều kiện thuận lợi hơn như gần nguồn nguyên liệu, nhân công rẻ, gần thị trường tiêu thụ, giao thông vận tải tốt, khoa học kỹ thuật phát triển nhằm giảm mức hao phí lao động cá biệt thấp hơn mức hao phí lao động XH cần thiết để thu được nhiều lãi. Khi còn sản xuất hàng hoá, còn phân công lao động thì còn có cạnh trạnh. Cạnh tranh cũng là sự ganh đua về kinh tế giữa những chủ thể trong nền sản xuất hàng hoá nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất, tiêu thụ hoặc tiêu dùng hàng hoá để từ đó thu được nhiều lợi ích nhất cho mình.Cạnh tranh có thể xảy ra giữa người sản xuất với người tiêu dùng (Người sản xuất muốn bán đắt, người tiêu dùng muốn mua rẻ); giữa người tiêu dùng với nhau để mua được hàng rẻ hơn, tốt hơn; giữa những người sản xuất để có những điều kiện tốt hơn trong sản xuất và tiêu thụ. Có nhiều biện pháp cạn tranh: cạnh tranh giá cả (giảm giá ) hoặc phi giá cả (quảng cáo ). Cạnh tranh có vai trò rất quan trọng và là một trong những động lực mạnh mẽ nhất thúc đẩy sản xuất phát triển. Nó buộc người sản xuất phải năng động, nhạy bén, tích cực nâng cao tay nghề, cải tiến kỹ thuật, áp dụng khoa học kỹ thuật, hoàn thiện tổ chức quản lý để nâng cao năng suất lao động, hiệu quả kinh tế. Đó chính là cạnh tranh lành mạnh. Ở đâu thiếu cạnh tranh hoặc có biểu hiện độc quyền thì thường trì trệ, kém phát triển. Bên cạnh mặt tích cực, cạnh tranh cũng có những tác dụng tiêu cực thể hiện ở cạnh tranh không lành mạnh như những hành động vi phạm đạo đức hay vi phạm pháp luật (buôn lậu, trốn thuế, tung tin phá hoại ) hoặc những hành vi cạnh tranh làm phân hoá giàu nghèo, tổn hại môi trường sinh thái. V.KẾT LUẬN: Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình chuyển biến sâu sắc từ kinh tế chỉ huy sang kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Sự đổi mới tư duy kinh tế của Đảng và nhà nước ta thể hiện trong các chính sách và cơ chế quản lý kinh tế đã phát huy được những động lực to lớn của nền kinh tế mới đối với sự phát Triển của đất nước . Đặc biệt sự đổi mới về cả nhận thức lý luận lẫn công tác đièu hành thực tiễn trên lĩnh vực áp dụng quy luật giá trị định hướng xã hội chủ nghĩa vào nền kinh tế đã góp phần đáng kể vào những thành quả kinh tế chung . Thực tiễn những năm qua chứng tỏ rằng quy luật giá trị với những biểu hiện của nó như giá cả, tiền tệ, giá trị hàng hoá…là lĩnh vực tác động hết sức nhanh nhạy và lớn lao tới đời sống kinh tế xã hội của đất nước Đảng và Nhà nước ta đã nhận thức đúng đắn về vấn đề này và đã thực hiện nhiều cuộc cải cách kinh tế tuân theo những nội dung của quy luật giá trị nhằm hình thành và phát triển một nền kinh tế hàng hoá xã hội chủ nghĩa đa dạng và hiệu quả, đã đạt được những hiệu quả nhất định. Nhưng những lý thuyết giá trị của kinh tế học phương tây mặc dù có những ưu điểm nhất định nhưng cũng có nhiều khiếm khuyết đặc biệt trong quan điểm về cơ sở khách quan của giá cả. Cách duy nhất để có được cơ sở lý luận đúng đắn cho chính sách phát triển kinh tế ở nước ta là dựa trên nguyên lý cơ bản của lý luận giá trị, tiếp tục phát triển nó cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ mới, làm giàu nó bởi chính những thay đổi cho phù hợp với điều kiện kinh tế của nước mình. Tóm lại quá trình phát triển kinh tế là một quá trình lâu dài, đòi hỏi gắt gao việc áp dụng đúng đắn các quy luật kinh tế, trong thời gian qua tuy đôi lúc sự vận dụng đó của nước ta còn chưa quán triệt nhiều khi là sự quẩn quanh, dập khuôn nhưng bên cạnh đó ta cũng đã đạt được nhữngtiến bộ nhất định mà nếu tiếp tục phát huy thì trong tương lai không xa chúng ta sẽ có một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa phát triển - thịnh vượng, như lời dặn dò của Bác trước lúc người ra đi: “Còn non, còn nước, còn người Thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay” r Tư liệu và Nguồn tham khảo: - Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin - http://www.vietecology.org/Article.aspx/Detail/6 - http://vietnamnet.vn/khoahoc/moitruong/2005/12/518505/ - Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam: http://www.cpv.org.vn - Website của Bộ Tài nguyên môi trường: http://www.monre.gov.vn Nguồn trích dẫn (0) Top of Form 11 Bình luận Trước Sau Trang chủ 360plus tháng 4 > S M T W T F S 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 Top of Form Bottom of Form Thư mục riêng Tổng hợp ( 49 ) Bài mới nhất Áo dài trắng Nhiều quan ngại về an ninh nguồn nước Cười nhiều chóng lành vết thương Vì sao ngửa tay xin viện trợ, nhưng "xài sang nhất thế giới"? Hãy Suy ngẫm! nếu nói là cô đơn Don't scare the failures Sinh viên thường làm gì trong giờ học ^.^ với Pizza Hut (p.1) Em - người mắc tội cố ý gây thương nhớ Kết Quả Bảo Trợ: Server Info Chính sách Quyền Riêng tư Các Điều khoản Thỏa thuận về Sử dụng Dịch vụ Qui định về các Quyền Sở hữu Trí tuệ Trợ giúp Nguyên tắc Cộng đồng Bản quyền © 2011 Yahoo! Southeast Asia Pte. Ltd. (Co. Reg. No. 1999700735D). Giữ toàn quyền. 1. Quy luật giá trị và vai trò của nó trong nền kinh tế thị trường ở nước ta LỜI NÓI ĐẦ . Tiểu luận: Quy luật giá trị MỤC LỤC Mở đầu 2 Chương I: Quy luật giá trị và vai trò của quy luật giá trị trong nền kinh tế hàng hoá 3 1.1. Quy luật giá trị 3 1.1.1. Nội dung của Quy luật giá. quy luật giá trị. Vậy Quy luật giá trị là gì? II.NỘI DUNG CỦA QUY LUẬT GIÁ TRỊ VÀ TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN CỦA NÓ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG. a/ Nội dung của Quy luật giá trị: Quy luật giá. 8 2.1.1. Thực trạng việc vận dụng Quy luật giá trị ở nước ta thời gian qua.8 2.1.2. Vai trò của Quy luật giá trị 14 2.2. Những giải pháp nhằm vận dụng tốt hơn Quy luật giá trị ở nước trong thời gian

Ngày đăng: 08/08/2014, 03:21

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1. Quy luật giá trị và vai trò của nó trong nền kinh tế thị trường ở nước ta

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan