Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 104 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
104
Dung lượng
487 KB
Nội dung
Cấu trúc của 1 thẻ trong HTML bao gồm: - Dấu "<". Nếu là thẻ đóng thì sẽ bắt đầu bằng "</" - Tên thẻ - Các tham số khác nếu có. Nếu là thẻ đóng thì không cần tham số. - Dấu ">". <HTML> <HEAD> <TITLE></TITLE> </HEAD> <BODY> phần thân tài liệu </BODY> </HTML> Toàn bộ nội dung chính của trang HTML được đặt trong cặp thẻ <BODY></BODY> Các thẻ xử lý đoạn văn bản Bây giờ chúng ta lần lượt đi qua các cặp thẻ hay sử dụng nhất. Xin nói thêm: thẻ có cấu trúc: <tên_thẻ thuộc_tính1="gia_tri1" thuộc_tính2="gia_tri2">. Tất nhiên các bạn có thể bỏ một số thuộc tính đi (lúc đó, các thuộc tính bị bỏ đi sẽ được đặt ngầm định bởi trình duyệt, rất khó chịu) 1. Các thẻ xử lý đoạn a). Thẻ phân chia đoạn Trong HTML, các đoạn tài liệu, văn bản, hình ảnh… được phân chia bằng cặp thẻ <P>văn bản</P> Thẻ <P> có 1 số thuộc tính sau: Align: Thuộc tính này sẽ chứa 1 trong 3 giá trị: - center: Đoạn tài liệu sẽ được canh chỉnh vào giữa - left: Đoạn tài liệu sẽ được canh chỉnh theo lề trái - right: Đoạn tài liệu sẽ được canh chỉnh theo lề phải - justify: Đoạn tài liệu sẽ được canh chỉnh theo hai bên Ví dụ: HTML> <BODY> <p align ="justify"> Thử một tí</p> </BODY> </HTML> Style: Thuộc tính này sẽ quy định khoảng cách lề của đoạn. Trong thuộc tính này lại có các thuộc tính con, tuy nhiên các thuộc tính con này được đặt cách nhau bằng dấu chấm phẩy. Tất nhiên các bạn cũng có thể loại bỏ thuộc tính con: - margin-left : x (x là số nguyên chỉ định chiều rộng của lề trái) - margin-right : y (y là số nguyên chỉ định chiều rộng của lề phải) - margin-top: z (z là số nguyên chỉ định chiều rộng của lề trên) - margin-bottom: t(t là số nguyên chỉ định chiều rộng của lề dưới) - line-height: u% (u: khoảng cách giữa các dòng tính theo đơn vị 100 %) Ví dụ: HTML Code: <HTML> <BODY> <p align ="center" style ="margin-left: 10; margin-right: 5; margin- top: 6; margin-bottom: 6"> Thử hai tí. Tí thứ 2 này xác định đoạn văn 1 bản căn giữa, có lề trái = 10, lề phải bằng 5, lề trên = 6, lề dưới = 6. Hết tí thứ 2.</p> <p align ="left" > Thử ba tí. Tí thứ 3 này xác định đoạn văn bản căn trái, các lề đặt theo mặc định của trình duyệt</p> <p align ="left" style="line-height: 150%" > Thử ba tí. Tí thứ 3 này xác định đoạn văn bản căn trái, các lề đặt theo mặc định của trình duyệt</p> </BODY> </HTML> b. Thẻ xuống dòng Trong HTML, các ký tự xuống dòng không được sử dụng. Để ngắt một dòng nào đó, ta dùng thẻ <BR>. Đây là 1 thẻ đơn: HTML Code: <HTML> <HEAD> <TITLE></TITLE> </HEAD> <BODY> <p align="left" style="margin-left : 30"> Trung thu là tết thiếu nhi<BR>Tại sao người lớn lại đi chơi nhiều <BR>Chơi nhiều thì sẽ làm liều<BR>Làm liều lại đẻ ra nhiều thiếu nhi<BR></p> </BODY> </HTML> Chú ý: Một cặp thẻ khác cũng được sử dụng để canh chỉnh đoạn tài liệu hay bảng biểu: - <center>…</center>: Xác định canh chỉnh một đoạn tài liệu hoặc bảng biểu vào giữa trang. Cấu trúc của một file HTML có dạng: Các thẻ xử lý font chữ: a. Thẻ Meta: Thẻ này có nhiều thuộc tính khác nhau và cũng làm nhiều nhiệm vụ khác nhau. Tuy nhiên ở đây tôi chỉ nói về cách ứng dụng thẻ này để hiển thị các đoạn mã tiếng Việt. Trước đây các loại font chữ tiếng Việt rất phong phú, điều này khiến cho người sử dụng tiếng Việt trên thế giới phải than trời ầm ỹ cả lên. Rất may là tại thời điểm này, hầu hết các font chữ tiếng Việt thời "đồ đá" không còn được ứng dụng trong thiết kế web nữa, thay vào đó là các chuẩn quốc tế Unicode. Ở đây tôi xin giới thiệu 2 chuẩn Unicode tiếng Việt phổ biến và cách sử dụng thẻ meta cho từng trường hợp cụ thể: - Mã UTF-8: Là mã font Unicode rút gọn (biểu diễn font chữ theo kiểu 8 bit. Khi ta khai báo: <meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=utf-8"> Trình duyệt sẽ hiểu là từ khi đọc được dòng chữ này, nó sẽ giải mã các ký tự theo kiểu UTF-8. Và khi bạn gửi dữ liệu từ mẫu biểu của HTML đi, dữ liệu đó cũng phải được mã hoá theo tiêu chuẩn UTF-8. Chẳng hạn, để trình duyệt hiển thị đúng bài thơ: Trung thu là tết thiếu nhi Tại sao người lớn lại đi chơi nhiều Chơi nhiều thì sẽ làm liều Làm liều lại đẻ ra nhiều thiếu nhi. Thì đoạn mã HTML do ta sinh ra phải có dạng: 2 <HTML> <BODY> <meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=utf-8"> <p align="left" style="margin-left : 30"> <img src ="bigreen.gif"> Trung thu là tết thiếu nhi<BR>Tại sao ngÆ°á»i lá»›n lại Ä‘i chÆ¡i nhiá»u <BR>ChÆ¡i nhiá»u thà sẽ là m liá»u<BR>Là m liỆu lại đẻ ra nhiỆu thiếu nhi.<BR></p> </BODY> </HTML> Tất nhiên chúng ta có thể sử dụng chương trình Vietkey hoặc Unikey để gõ tiếng việt theo kiểu UTF-8 (sử dụng bảng mã Unicode UTF-8), nhưng sẽ hơi khó chịu một tí . - Mã UTF-16 bít: Là mã font Unicode 16 bít. Ta phải khai báo như sau: <meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=windows-1252"> Trình duyệt sẽ hiểu là từ khi đọc được dòng chữ này, nó sẽ giải mã các ký tự theo kiểu UTF-16 bit. Và khi bạn gửi dữ liệu từ mẫu biểu của HTML đi, dữ liệu đó cũng phải được mã hoá theo tiêu chuẩn UTF- 16 bít trên. Chẳng hạn, để trình duyệt hiển thị đúng bài thơ: Trung thu là tết thiếu nhi Tại sao người lớn lại đi chơi nhiều Chơi nhiều thì sẽ làm liều Làm liều lại đẻ ra nhiều thiếu nhi. Thì đoạn mã HTML do ta sinh ra phải có dạng: <HTML> <BODY> <meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=utf-8"> <p align="left" style="margin-left : 30"> <img src ="bigreen.gif"> Trung thu l#224; t#7871;t thi#7871;u nhi<BR>T#7841;i sao ng#432;#7901;i l#7899;n l#7841;i #273;i ch#417;i nhi#7873;u.<BR>Ch#417;i nhi#7873;u th#236; s#7869; l#224;m li#7873;u<BR>L#224;m li#7873;u l#7841;i #273;#7867; ra nhi#7873;u thi#7871;u nhi<BR></p> </BODY> </HTML> Tất nhiên chúng ta có thể sử dụng chương trình Vietkey hoặc Unikey để gõ tiếng Việt theo chuẩn này với hệ thống bảng mã Unicode UCS2 Chú ý: 1: Một số chương trình soạn thảo có hỗ trợ chế độ hiển thị mã tiếng Việt trong quá trình soạn thảo. Khi đó nếu các bạn mở chế độ mã HTML mà vẫn đọc được tiếng Việt như thường thì các bạn cứ ung dung gõ tiếng Việt theo kiểu Unicode thông thường là được. Còn nếu nó hiển thị ra các ký tự loằng ngoằng thì các bạn phải đoán mò ra dạng chuẩn mã hoá font của nó và sử dụng chế độ gõ chữ tương ứng. 2: Trong tài liệu này tôi sẽ đánh tiếng Việt thông thường, các bạn sẽ phải chịu trách nhiệm xử lý mã tiếng Việt trong các đoạn ví dụ. b) Cặp thẻ <font>…</font> Cặp thẻ này quy định tên font, màu sắc, kích cỡ font. Nó có những thuộc tính sau: Face: Tên của font, chẳng hạn: Arial, .VnTime, Times New Roman Size: Kích cỡ của font, bé nhất là 1. Color: Màu sắc cùa font, bao gồm dấu # và 6 chữ số hex tiếp theo quy định mã màu RGB Ví dụ: <HTML> <BODY> <p align ="center"><font face="Arial" size="5" color="#800000">Tết trung thu</font></p> <p align="left" style="margin-left : 30"><font size ="2" name ="Verdana"> Trung thu là tết thiếu nhi<BR>Tại sao người lớn lại đi chơi nhiều <BR>Chơi nhiều thì sẽ làm 3 liều<BR>Làm liều lại đẻ ra nhiều thiếu nhi<BR></font></p> </body></html> c. Các thẻ định dạng chữ nghiêng, đậm, gạch chân: - Định dang chữ đậm: Cặp thẻ <B>…</B> xác định đoạn văn bản ở giữa sẽ bị in đậm. Cặp thẻ này không có tham số kèm theo. - Định dang chữ nghiêng: Cặp thẻ <i>…</i> xác định đoạn văn bản ở giữa sẽ bị in nghiêng. Cặp thẻ này không có tham số kèm theo. - Định dang chữ gạch chân: Cặp thẻ <u>…</u> xác định đoạn văn bản ở giữa sẽ bị gạch chân. Cặp thẻ này không có tham số kèm theo. Ví dụ: <HTML> <BODY> <p align ="center"><font face="Arial" size="5" color="#800000"><B><I>Tết trung thu</font></I></B></p> <p align="left" style="margin-left : 30"><font size ="2" name ="Verdana"> Trung thu là tết thiếu nhi<BR>Tại sao người lớn lại đi chơi nhiều <BR>Chơi nhiều thì sẽ làm liều<BR>Làm liều lại đẻ ra nhiều thiếu nhi<BR></font></p> </body></html> Các thẻ xử lý đoạn a). Thẻ phân chia đoạn Trong HTML, các đoạn tài liệu, văn bản, hình ảnh… được phân chia bằng cặp thẻ <P>văn bản</P> Thẻ <P> có 1 số thuộc tính sau: Align: Thuộc tính này sẽ chứa 1 trong 3 giá trị: - center: Đoạn tài liệu sẽ được canh chỉnh vào giữa - left: Đoạn tài liệu sẽ được canh chỉnh theo lề trái - right: Đoạn tài liệu sẽ được canh chỉnh theo lề phải - justify: Đoạn tài liệu sẽ được canh chỉnh theo hai bên Ví dụ: <HTML> <BODY> <p align ="justify"> Thử một tí</p> </BODY> </HTML> Style: Thuộc tính này sẽ quy định khoảng cách lề của đoạn. Trong thuộc tính này lại có các thuộc tính con, tuy nhiên các thuộc tính con này được đặt cách nhau bằng dấu chấm phẩy. Tất nhiên các bạn cũng có thể loại bỏ thuộc tính con: - margin-left : x (x là số nguyên chỉ định chiều rộng của lề trái) - margin-right : y (y là số nguyên chỉ định chiều rộng của lề phải) - margin-top: z (z là số nguyên chỉ định chiều rộng của lề trên) - margin-bottom: t(t là số nguyên chỉ định chiều rộng của lề dưới) - line-height: u% (u: khoảng cách giữa các dòng tính theo đơn vị 100 %) Ví dụ: <HTML> <BODY> <p align ="center" style ="margin-left: 10; margin-right: 5; margin-top: 6; margin-bottom: 6"> Thử hai tí. Tí thứ 2 này xác định đoạn văn bản căn giữa, có lề trái = 10, lề phải bằng 5, lề trên = 6, lề dưới = 6. Hết tí thứ 2.</p> <p align ="left" > Thử ba tí. Tí thứ 3 này xác định đoạn văn bản căn trái, các lề đặt theo mặc định của trình duyệt</p> <p align ="left" style="line-height: 150%" > Thử ba tí. Tí thứ 3 này xác định đoạn văn bản căn trái, các lề đặt theo mặc định của trình duyệt</p> </BODY> 4 </HTML> . Thẻ xuống dòng Trong HTML, các ký tự xuống dòng không được sử dụng. Để ngắt một dòng nào đó, ta dùng thẻ <BR>. Đây là 1 thẻ đơn: <HTML> <HEAD> <TITLE></TITLE> </HEAD> <BODY> <p align="left" style="margin-left : 30"> Trung thu là tết thiếu nhi<BR>Tại sao người lớn lại đi chơi nhiều <BR>Chơi nhiều thì sẽ làm liều<BR>Làm liều lại đẻ ra nhiều thiếu nhi<BR></p> </BODY> </HTML> Chú ý: Một cặp thẻ khác cũng được sử dụng để canh chỉnh đoạn tài liệu hay bảng biểu: - <center>…</center>: Xác định canh chỉnh một đoạn tài liệu hoặc bảng biểu vào giữa trang. Các thẻ liên kết: a. Thẻ liên kết với hình ảnh: Trong HTML, chúng ta không thể chèn trực tiếp toàn bộ ruột gan của một file hình ảnh, mà ta phải chỉ dẫn đến hình ảnh đặt bên ngoài. Để làm điều này, ta dùng thẻ <img>. Đây là 1 thẻ đơn. Thẻ này có một số thuộc tính sau: - Src: Xác định địa chỉ URL của hình ảnh: - align: Xác định kiểu canh lề: - right: Canh theo lề phải - left:Canh theo lề trái - center:Canh theo lề giữa. <HTML> <HEAD> <TITLE></TITLE> </HEAD> <BODY> <p align="left" style="margin-left : 30"> <img src ="bigreen.gif" align = "right"> Trung thu là tết thiếu nhi<BR>Tại sao người lớn lại đi chơi nhiều <BR>Chơi nhiều thì sẽ làm liều<BR>Làm liều lại đẻ ra nhiều thiếu nhi<BR></p> </BODY> </HTML> - border: Xác định chiều dày của viền bao quanh ảnh. <HTML> <HEAD> <TITLE></TITLE> </HEAD> <BODY> <p align="left" style="margin-left : 30"> <img src ="bigreen.gif" border ="5"> Trung thu là tết thiếu nhi<BR>Tại sao người lớn lại đi chơi nhiều <BR>Chơi nhiều thì sẽ làm liều<BR>Làm liều lại đẻ ra nhiều thiếu nhi<BR></p> </BODY> </HTML> b. Thẻ liên kết trang web. Để tạo một liên kết tới một trang web khác, ta dùng cặp thẻ <a></a>. Cặp thẻ này có các thuộc tính sau: Href: Địa chỉ URL của trang web cần liên kết tới. bạn đã có một bookmark trên trang web, bạn có thể trỏ đến vị trí của bookmark bằng cách dùng thuộc tính href với dấu # và tên bookmark. 5 name: Xác định tên của bookmark (điểm liên kết trong nội tại trang web). Ví dụ, ta có 2 trang web: Trang thứ nhất có địa chỉ là "tettrungthu.htm", có nội dung sau: <HTML> <HEAD> <TITLE></TITLE> </HEAD> <BODY> <p align="left" style="margin-left : 30"> <img src ="bigreen.gif" border ="5"> Trung thu là tết thiếu nhi<BR>Tại sao người lớn lại đi chơi nhiều <BR>Chơi nhiều thì sẽ làm liều<BR>Làm liều lại đẻ ra nhiều thiếu nhi<BR></p> </BODY> </HTML> Trang thứ 2 có tên là danhsachthovui.htm, có nội dung sau: <HTML> <HEAD> <TITLE></TITLE> </HEAD> <BODY> <p align="left" style="margin-left : 30"> Tet trung thu </p> </BODY> </HTML> Giả sử ta muốn thêm một liên kết với file "tettrungthu.htm" vào chữ Tet trung thu trong file danhsachthovui.htm, ta phải chèn cặp thẻ <a> </a> như sau: <HTML> <HEAD> <TITLE></TITLE> </HEAD> <BODY> <p align="left" style="margin-left : 30"> <a href ="tettrungthu.htm">Tet trung thu</a> </p> </BODY> </HTML> Chú ý: cả 2 file này phải được đặt cùng thư mục. Trong trường hợp đặt khác thư mục các bạn phải ghi rõ đường dẫn đến file kia. Các cặp thẻ xử lý bảng: Các bảng trong HTML được định nghĩa như sau: Định nghĩa 1 bảng bởi cặp thẻ <table></table> Trong 1 bảng (table) được chia làm nhiều dòng , mỗi dòng giới hạn bởi 1 cặp thẻ <tr></tr>. Trong mỗi dòng lại có các ô , giới hạn bởi cặp thẻ <td></td> Chẳng hạn để định nghĩa 1 bảng gồm có 1 dòng và 3 ô, ta làm như sau: <table> <tr> <td>Ô thứ nhất</td> <td>Ô thứ 2</td> <td>Ô thứ 3</td> </tr> </table> Hoặc để định nghĩa một bảng gồm 2 dòng, mỗi dòng 3 ô: <table> <tr> 6 <td>Ô thứ nhất dòng 1</td> <td>Ô thứ 2 dòng 1</td> <td>Ô thứ 3 dòng 1</td> </tr> <tr> <td>Ô thứ nhất dòng 2</td> <td>Ô thứ 2 dòng 2</td> <td>Ô thứ 3 dòng 2</td> </tr> </table> Chú ý: Số lượng các ô trong các dòng phải bằng nhau, nếu 1 dòng nào đó có số ô khác với dòng khác, bảng sẽ bị "vỡ kế hoạch". Để khắc phục điều này, ta phải tính trước trong 1 bảng, số lượng tối đa các ô của 1 dòng sẽ là bao nhiêu, sau đó có thể dùng thuộc tính colspan của thẻ <td> để gộp các ô trống trong cùng 1 hàng lại với nhau. Thuộc tính colspan sẽ chỉ định số lượng các ô được gộp vào nhau trên một hàng. Chẳng hạn: <table> <tr> <td colspan = "2" >Chập ô thứ nhất và ô thứ 2 của dòng 1</td> <td>Ô thứ 3 dòng 1</td> </tr> <tr> <td>Ô thứ nhất dòng 2</td> <td>Ô thứ 2 dòng 2</td> <td>Ô thứ 3 dòng 2</td> </tr> </table> Một số thuộc tính có liên quan: Thẻ Table: - border: Xác định độ dày của khung bao quanh bảng - bordercolor: Màu của khung bao quanh, viết dưới dạng dấu # và 6 chữ số HEX tiếp theo. - cellspacing: Xác định khoảng cách giữa các ô trong bảng. - width: Xác định độ rộng của bảng - background: Xác định hình ảnh sẽ được sử dụng để làm nền cho toàn bảng - bgcolor: Xác định màu nền của bảng, viết theo kiểu #XXXXXX (số HEX). Thẻ <td> - width: Độ rộng của ô - height: Chiều cao của ô - colspan: Xác định bao nhiêu ô tính từ ô đó sẽ được chập vào làm 1 (trên cùng 1 dòng) - rowspan: Xác định bao nhiêu ô tính từ ô đó sẽ được chập vào làm 1 (trên cùng 1 cột). - background: Xác định hình ảnh sẽ được sử dụng để làm nền cho ô - bgcolor: Xác định màu nền ô, viết theo kiểu #XXXXXX (số HEX). Bài 7: Các câu lệnh gán và rẽ nhánh: Các câu lệnh trong ngôn ngữ lập trình Để lập trình giải một bài toán nào đó, chúng ta phải sử dụng các câu lệnh sau: 1. Lệnh gán: được sử dụng để đặt một giá trị vào một biến nào đó. 2. Lệnh rẽ nhánh: Được sử dụng để xác định xem chương trình sẽ thực hiện công việc gì trong điều kiện ra sao 3. Lệnh lặp: Cho phép chương trình của bạn tự động lặp lại các thao tác nào đó Quá trình xây dựng các bước để thực hiện một bài toán nào đó, gọi là quá trình xây dựng thuật giải. 1. Lệnh gán Lệnh này đã được học ở bài trước: Cú pháp: $ten_bien = gia_tri; Ví dụ: 7 $ngay_sinh="1/4/1980"; $que_quan="Thanh Hoa"; $luong=300000; 2. Các câu lệnh rẽ nhánh Trong PHP có 2 dạng rẽ nhánh: rẽ hai nhánh (if) và rẽ nhiều nhánh. Lệnh rẽ nhánh là một trong những câu lệnh quan trọng nhất của tất cả các ngôn ngữ lập trình. Nó cho phép bạn thực thi một đoạn mã khi mà điều kiện chỉ định là đúng. Trong PHP, lệnh rẽ nhánh có dạng sau: if (điều kiện) { công việc cần làm } Ví dụ: if ($name="Sinh") { echo ("Good morning, my boss"); } Nếu khối câu lệnh cần làm chỉ bao gồm duy nhất một dòng lệnh, ta có thể bỏ cặp dấu {} : if ($name="Sinh") echo ("Good morning, my boss"); Nhưng nếu nhiều hơn một dòng lệnh, ta phải đưa chúng vào cặp dấu ngoặc {}: if ($name=="Sinh") { echo ("Good morning, my boss"); echo ("Have a romantic day!"); } Đoạn lệnh trên sẽ kiểm tra nếu điều kiện biến $name = "Sinh" thì nó sẽ hiển thị lời chào. Còn nếu không thì nó không làm gì cả! Điều kiện đặt vào có thể là đúng, có thể là sai, có thể là tổng hợp của nhiều điều kiện. Hãy xem ví dụ sau: if ("false" ) echo ("Khong co gi ca"); if (($name=="sinh") && ($pass=="test")) echo ($name. "đã nhập đúng password"); Đoạn lệnh trên có thể viết tương đương với: if ($name=="sinh") { if ($pass=="test") echo ($name. "đã nhập đúng password"); } Như bạn thấy ở trên, trong một câu lệnh, chúng ta có thể chèn nhiều đoạn lệnh khác, người ta gọi đó là cấu trúc khối, tức là trong một khối lệnh, có thể có chứa nhiều khối lệnh con khác. Nếu bạn phải đọc mã nguồn của người khác, hi vọng bạn không bị hoa mắt vì hàng chục khối lệnh chen chúc vào nhau như vậy. Chúng ta có thể sử dụng các toán tử &&, || hay xor để kết nối các điều kiện với nhau như bạn thấy ở trên Câu lệnh rẽ nhánh đầy đủ: Nếu điều kiện kiểm tra trả về false (sai), PHP cho phép chúng ta chỉ định thực thi một khối mã lệnh khác bằng từ khoá else Ví dụ: if (($name=="sinh") && ($pass=="test")) { echo ("Good day, ".$name); } else { 8 echo {"Sai mat khau!") } Chú ý đến một ngoại lệ sau: Trước từ khoá else không bao giờ có dấu chấm phẩy (. Lệnh rẽ nhiều nhánh: Với câu lệnh if, PHP cho phép chúng ta rẽ nhiều nhánh thông qua từ khoá elseif: if (dieu_kien1) { doan_lenh_1; } elseif (dieu_kien_2) { doan_lenh_2 } elseif (dieu_kien_3) } // bao nhiêu từ khoá elseif cũng được else { doan_lenh_n } Ví dụ: if ($thu==2) { echo ("Chao co, van, su, ly"); } elseif ($thu==3) { echo (" Hoa, Sinh, Dia, GDCD"); } elseif ($thu==4) { echo ("KTCN, Van, Toan, Tieng Anh"); } elseif ($thu==5) { echo (" Hoa, Toan, Van, Tin"); } elseif ($thu==6) { echo ("Toan, Van, Anh, Sinh hoat"); } else { echo ("Duoc di choi"); } Trong ví dụ trên, chúng ta đã lặp đi lặp lại thao tác kiểm tra giá trị của biến $thu, mặc dù nó không thay đổi qua các dòng. Để khắc phục sự dài dòng này, PHP cho phép ta sử dụng câu lệnh switch. Câu lệnh này sẽ được sử dụng để kiểm tra khi muốn xem xét qua nhiều giá trị của một biến: switch ($bien){ Case gia_tri 1: doan_lenh_1; break; Case gia_tri 2: doan_lenh_2; 9 break; Case gia_tri n: doan_lenh_n; break; default: doan_lenh_khac; } Ví dụ: switch ($thu){ case 2: echo ("Chao co, van, su, ly"); break; case 3: echo (" Hoa, Sinh, Dia, GDCD"); break; case 4: echo ("KTCN, Van, Toan, Tieng Anh"); break; case 5: echo (" Hoa, Toan, Van, Tin"); break; case 6: echo ("Toan, Van, Anh, Sinh hoat"); break; default: echo ("Duoc di choi"); } Câu lệnh switch sẽ ước lượng giá trị của biến $thu, và so sánh nó với giá trị của mệnh đề case. Khi một giá trị hợp lệ được tìm thấy, nó sẽ thực hiện câu lệnh tương ứng với giá trị đó. Còn nếu không, nó sẽ tự động thực hiện câu lệnh trong mệnh đề default. Hãy chú ý rằng mệnh đề defaul là tuỳ chọn (bạn có thể có nó hoặc không cần nó) Chú ý: Sau mỗi mệnh đề trong câu lệnh switch, cần phải sử dụng câu lệnh break. Nếu không thì chương trình sẽ thực thi tất tần tật các đoạn mã lệnh nằm trong câu lệnh switch. Bài 8: Các câu lệnh lặp Lệnh điều khiển vòng lặp Điều khiển vòng lặp, tức là bạn điều khiển chương trình của bạn tự động thực hiện một đoạn mã lệnh nào đó lặp đi lặp lại nhiều lần (lặp một số lượng lần nào đó, hoặc lặp cho đến khi thoả mãn một điều kiện nào đó). PHP cung cấp cho chúng ta hai kiểu vòng lặp: vòng lặp while (lặp kiểm tra điều kiện, cho đến khi điều kiện được thoả mãn) và vòng lặp for (xác định số lần lặp lại) a) Vòng lặp while Vòng lặp while là một dạng vòng lặp đơn giản nhất, cấu trúc của nó gần giống như lệnh if: while (điều kiện) { //Khoi cau lenh can lap } Vòng lặp while sẽ ước lượng một biểu thức giá trị kiểu boolean (đúng hoặc sai).Nếu giá trị của biểu thức là false, đoạn mã trong cặp dấu ngoặc (đoạn mã cần lặp) sẽ được bỏ qua và nhảy đến đoạn mã sau vòng lặp. Nếu giá trị của nó là true, đoạn mã trong cặp dấu ngoặc sẽ được thực thi. Khi bắt gặp dấu ngoặc ôm ("}") , điều kiện kiểm tra sẽ được tính toán lại, và nếu giá trị vẫn là true, đoạn mã trong ngoặc lại tiếp tục được thực thi. Chú ý rằng điều kiện lặp chỉ được tính toán tại thời điểm bắt đầu lặp. Vì vậy, dù điều kiện lặp có bị thay đổi trong quá trình thực thi đoạn lệnh trong cặp dấu {} thì đoạn lệnh đó vẫn được tiếp tục thực hiện cho đến hết. Muốn dừng lại ở một vị trí xác định nào đó trong khối câu lệnh, chúng ta sử dụng lệnh break: 10 [...]... như các hàm xử lý chuỗi, thời gian, xử lý tệp, thư mục Xét về bản chất, một ngôn ngữ lập trình chỉ có ba câu lệnh chính là gán, lặp và rẽ nhánh Việc sắp xếp các câu lệnh như thế nào để cho ra một kết quả gọi là một thuật toán (các bước để giải một bài tóan, đã được đề cập ở những bài đầu tiên) hay giải thuật Và một chương trình sẽ là sự kết hợp của giải thuật và các cấu trúc dữ liệu Để hỗ trợ các. .. làm như sau: Cách 1: Cách 2: Bài 16: Xử lý thư mục, tệp tin và các file upload Bài viết này tập trung vào việc điều khiển hệ thống tệp tin và thư mục trên máy chủ (không phải máy khách) Bài này được chia làm các phần sau: Phần 1: Các hàm căn bản xử lý tệp và... số III Phạm vi hoạt động của các biến trong và ngoài hàm Chú ý rằng khi ta sử dụng các biến bên trong hàm, mặc định, các biến đó được coi là biến cục bộ của hàm, chứ không phải là biến toàn cục của chương trình Để thiết lập hoặc lấy giá trị của các biến toàn cục, chúng ta có thể sử dụng 1 trong 2 cách sau đây: Cách 1: Dùng khai báo GLOBAL để khai báo các biến toàn cục Cách 2: Sử dụng mảng $GLOBALS["tên_biến_toàn_cục"]... Đoạn mã trên nhìn qua thì nó hơi dài, nhưng khi bạn xử lý với số lượng dữ liệu lớn thì nó sẽ trở nên ngắn gọn hơn nhiều, nhất là ta có thể dùng vòng lặp để duyệt qua các hàng của một bảng Tiếp Các hàm do người dùng tự định nghĩa II Các tham số mặc định và các tham số tùy chọn Khi đưa các tham số vào hàm, chúng ta có thể thiết lập các tham số mặc định Các tham số này được đặt giá trị ngay khi xây dựng hàm... lý dữ liệu bên trong hàm return gia_tri; } Trong đó: - function là từ khóa, - ten_ham là tên hàm do chúng ta tự đặt Tên hàm thường sử dụng các ký hiệu chữ cái, chữ số và dấu gạch dưới - Các thamsoi là các tham số đưa vào Các tham số khi khai báo thường ở dưới dạng các biến, còn khi sử dụng thì có thể là biến, hằng, hay một giá trị nào đó Một hàm có thể không có hoặc có nhiều tham số - Giá trị gia_tri... print ("Lỗi copy $file \n"); } ?> Hàm kiểm tra sự tồn tại của một file: Khi xử lý các file, ta thường kiểm tra xem file có tồn tại hay không trước khi tiến hành các thao tác đọc, ghi dữ liệu: Cú pháp: bool file_exists ( string filename) Hàm này sẽ trả về TRUE nếu thành công, ngược lại là FALSE Xử lý thư mục, tệp tin và các file upload Phần III Tải file từ máy khách lên máy chủ Trong quá trình trao... biết các thành phần căn bản của form như: tên form, các phần tử nhập dữ liệu như textarea, thẻ input, thẻ lựa chọn select - option Để có thể cho phép người dùng lựa chọn một file nào đó trên máy tính và tải lên, form HTML này sẽ có một cấu trúc hơi đặc biệt một chút, và có một thành phần là thẻ input với type="file" Trước tiên, chúng ta quay trở lại với thẻ Như ở trên, chúng ta đã biết thẻ form... về dòng chữ "Xin chào": function chao() { return "Xin chào"; } Ví dụ 2: Tôi đưa ra một hàm phức tạp hơn chút đỉnh: Khi xây dựng các ứng dụng liên quan đến CSDL, ta thường phải xuất dữ liệu ra một bảng nào đó Một bảng trong HTML được cấu thành từ các cặp thẻ , , lồng vào nhau, ở mức độ nhỏ nhất của cấu trúc trên là một ô Một ô có thể có chứa thông tin (nằm giữa các cặp thẻ ),... >> Bài 11: Các thông tin khác liên quan đến trình duyệt và máy chủ Trong PHP, ngoài các thông tin trình duyệt gửi lên thông qua các con đường POST, GET, COOKIES, chúng ta cũng có thể thu được một số thông tin khác có liên quan đến trình duyệt cũng như các thông số liên quan đến máy chủ như: đường dẫn, địa chỉ IP, phiên bản Các thông tin này được lưu trữ trong biến mảng $_SERVER (đối với các phiên bản... thuận lợi khi dùng để ánh xạ một mảng sử dụng các từ hơn là sử dụng các số ( integer), nó giúp ta giảm bớt thời gian và các mã yêu cầu để hiển thị một giá trị cụ thể Ví dụ: bạn muốn ghi lại tất cả các thức ăn và các cặp rượu ngon trong việc ăn nhậu của mình $annhau["ruou"] = "Minh Mạng Tửu"; $annhau["khaivi"] = "Lạc rang"; $annhau["Trangmieng"] = "Chuối"; Một cách khác là bạn có thể sử dụng hàm array( . dạng: Các thẻ xử lý font chữ: a. Thẻ Meta: Thẻ này có nhiều thuộc tính khác nhau và cũng làm nhiều nhiệm vụ khác nhau. Tuy nhiên ở đây tôi chỉ nói về cách ứng dụng thẻ này để hiển thị các đoạn. được đặt trong cặp thẻ <BODY></BODY> Các thẻ xử lý đoạn văn bản Bây giờ chúng ta lần lượt đi qua các cặp thẻ hay sử dụng nhất. Xin nói thêm: thẻ có cấu trúc: <tên _thẻ thuộc_tính1="gia_tri1". nhiên các bạn có thể bỏ một số thuộc tính đi (lúc đó, các thuộc tính bị bỏ đi sẽ được đặt ngầm định bởi trình duyệt, rất khó chịu) 1. Các thẻ xử lý đoạn a). Thẻ phân chia đoạn Trong HTML, các