Biến hóa ống kính để chụp macro Chỉ với khoản đầu tư nhỏ, bạn cũng có thể chụp macro chuyên nghiệp với những ống kính sẵn có. Khi nghĩ đến chụp macro, hiển nhiên, ống kính macro sẽ là lựa chọn hàng đầu bởi chúng cho phép chụp đối tượng ở khoảng cách rất gần mà vẫn đảm bảo độ nét. Các ống macro chuẩn có khả năng tái hiện đối tượng trên cảm biến với tỷ lệ 1:1 (với kích thước thật) thường có giá khá đắt. Tuy nhiên, nhiều ống kính ngày này chỉ có thể tái hiện theo tỷ lệ 1:2 hay thậm chí là 1:4, vẫn được quảng cáo là ống macro, và vì thế mà có mức giá cũng dễ chịu hơn. Ngay cả với những máy ảnh du lịch, chức năng macro cũng được các nhà sản xuất tích hợp vào máy theo nghĩa, máy có khả năng tái hiện ảnh đối tượng kích thước thật ở cỡ ảnh tiêu chuẩn 10 x 15cm. Tuy nhiên, với cảm biến khá nhỏ, thông thường ở chế độ này chất lượng của các máy ảnh du lịch thường bị suy giảm nhiều. Nhiều ống kính ngày nay chỉ có thể tái hiện theo tỷ lệ 1:2 hay 1:4 nhưng vẫn được quảng cáo là ống macro. Ảnh: Ephotozine. Một cách chụp macro khác hay được sử dụng, là sử dụng ống nối (extension tubes) chen giữa ống kính và thân máy, nhằm đẩy xa ống kính khỏi cảm biến, tạo độ phóng đại lớn hơn. Các ống nối này có thể của chính hãng lẫn của các hãng thứ ba với gần như đủ chấu cho các hãng thông dụng. Tỷ lệ phóng đại thông thường có thể tính bằng cách chia tiêu cự của ống kính đang dùng với tiêu cự của ống nối. Ví dụ, nếu bạn dùng ống kính 50mm với một ống nối 50mm, tỷ lệ phóng đại sẽ đạt kích thước thật 1:1. Còn nếu bạn dùng ống nối 100mm, tỷ lệ phóng đại sẽ được nhân lên gấp đôi thành 2:1. Đối với những người mới làm quen với macro, việc sử dụng ống nối chỉnh tay đơn thuần (chỉnh các thông số bằng tay cho phù hợp bởi có thêm một đoạn ống quang học) sẽ có giá hợp lý hơn nhiều. Những ống nối tự động có thể giúp duy trì đo sáng theo ống kính chuẩn nhưng lấy nét thì vẫn phải chỉnh tay. Ống close-up cũng là một giải pháp hợp lý cho những người không rủng rỉnh túi tiền. Ống này đơn thuần chỉ là một dạng thấu kính phóng đại lắp thêm vào máy ảnh nhằm tăng độ phóng đại. Độ phóng đại được đánh dấu vào mỗi vòng thấu kính kèm thêm dấu +, ví như các ống +1, +2, +3, +4 cho đến +10. Nếu muốn độ phóng đại nào, người chụp chỉ việc lắp ống close-up đó hoặc có thể kết hợp các ống có độ phóng đại khác nhau. Tuy nhiên, do đơn giản nên các chúng có chất lượng không cao và cũng rất dễ bị hiện tượng mờ ở vùng biên. Ảnh chụp macro. Ảnh: Ephotozine. Một trong những cách thức tăng độ phóng đại đơn giản nhất đó là quay ống kính ngược lại. Để làm được điều này, bạn phải có một vòng đảo ống để có thể lắp được đầu ống kính vào với thân máy. Vòng này một mặt sẽ có chấu phù hợp để lắp vào thân, mặt khác sẽ có giăng để nối với ống kính. Cách này cũng có thể tăng được độ phóng đại khá lớn mà vẫn tiết kiệm được chi phí, chẳng hạn chỉ cần sử dụng các ống chỉnh tay cũ hay mua một ống chuẩn 50mm thường không có chức năng macro để biến thành các ống macro. Vòng nối hai ống cũng dùng cách đảo ống kính nhưng thay vì nối trực tiếp với thân máy, vòng này nối với ống kính khác gắn vào thân. Nếu nối hai ống có cùng tiêu cự, vòng này sẽ làm cho hệ ống kính mới có tỷ lệ phóng đại 1:1, còn nếu nối một ống đảo chiều có tiêu cự ngắn hơn ống trên thân máy sẽ tăng thêm độ phóng đại. Ví dụ, một ống 50mm đảo chiều trên một ống 100mm sẽ có tỷ lệ phóng đại 2:1, hay một ống 35mm trên một ống 300mm sẽ cho độ phóng đại khoảng hơn 8:1. Công thức tính độ phóng đại ở cách kết nối này chỉ là lấy tiêu cự của ống dài chia cho tiêu cự của ống ngắn. Nguyễn Hà . Biến hóa ống kính để chụp macro Chỉ với khoản đầu tư nhỏ, bạn cũng có thể chụp macro chuyên nghiệp với những ống kính sẵn có. Khi nghĩ đến chụp macro, hiển nhiên, ống kính macro sẽ. chỉ cần sử dụng các ống chỉnh tay cũ hay mua một ống chuẩn 50mm thường không có chức năng macro để biến thành các ống macro. Vòng nối hai ống cũng dùng cách đảo ống kính nhưng thay vì nối. chia tiêu cự của ống kính đang dùng với tiêu cự của ống nối. Ví dụ, nếu bạn dùng ống kính 50mm với một ống nối 50mm, tỷ lệ phóng đại sẽ đạt kích thước thật 1:1. Còn nếu bạn dùng ống nối 100mm,