1. Trang chủ
  2. » Văn bán pháp quy

Tìm hiểu Bộ luật hàng hải Việt Nam part 2 pptx

27 245 1
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 694,14 KB

Nội dung

Trang 1

TIM HIEU BO LUAT HANG HAI VIET NAM NAM 2005

ThS Nguyén Van Nghia ,

cầm giữ hàng hoá và tài sản trên tàu của người thuê tàu cũng như các khoản thu nhập từ việc cho thuê lại

- Đối uới hợp đồng thuê tàu trần (từ Điều 152 đến Điều 157)

+ Tương tự như đối với hợp đồng thuê tàu định hạn, BLHHVN

năm 2005 bổ sung cụ thể các nội dung của hợp đồng thuê tàu trần (khoản 2 Điều 152);

.+ Quy định mới nghĩa vụ của chủ tàu trong thuê tàu trần (Điều 153), đó là phải mẫn can trong việc thực hiện nghĩa vụ của minh để giao tàu có đủ khả năng đi biển và có đầy đủ các giấy tờ của tàu; không được tự tiện thế chấp tàu biển; đảm bảo quyền lợi của người thuê tàu khi tàu bị bắt giữ; :

+ Bổ sung mới một số nghĩa vụ của người thuê tàu trần (khoản 3 uà khoản 4 Điều 154) như phải chịu chỉ phí bảo hiểm cho tàu, nếu gây thiệt hại cho chủ tàu phải khắc phục hoặc bỗổi thường;

+ Quy định mới về nghĩa vụ trả tàu, nếu quá thời hạn thuê tàu và chấm dứt hợp đồng thuê tàu trần (Điều 155);

+ Quy định mới về thanh toán tiển thuê tàu trần (Điều 156) và vấn đề thuê mua tàu (Điều 157)

Chương VI Đại lý tàu biển uò môi giới bàng hải (từ Điêu 158 đến Điêu 165), chia thành 2 mục:

- Mục 1 Đại lý tàu biển bao gồm các quy định về đại lý tàu

biển; người đại lý tàu biển; hợp đồng đại lý tàu biển; giá dịch vụ

đại lý tàu biển; trách nhiệm của người đại lý tàu biển; trách nhiệm của người uỷ thác và thời hiệu khởi kiện;

- Mục 2 Môi giới hàng hải bao gồm các quy định về môi giới

hàng hải và người môi giới hàng hải; quyền và nghĩa vụ của người môi giới hàng hải và thời hiệu khởi kiện

Trang 2

NOI DUNG CƠ BẢN CUA BỘ LUẬT HANG HAI VIET NAM NĂM 2005

hợp đồng đại lý tàu biển, giá dịch vụ đại lý tàu biển để phù hợp với

tập quán hàng hải quốc tế và pháp luật Việt Nam

Nhằm nâng cao trách nhiệm của người môi giới hàng hải đối với các thoả thuận, cam kết của họ và phù hợp với các quy định của

Bộ luật dân sự năm 2005 về trách nhiệm trong việc thực hiện cam

kết, BLHHVN năm 2005 bổ sung mới một số nghĩa vụ của người

môi giới hàng hải (khoản 3, 4 uà ð Điều 167), như có nghĩa vụ thực hiện công việc môi giới một cách trung thực; chịu trách nhiệm về tư cách pháp lý của các bên được môi giới trong thời gian môi giới;

trách nhiệm của người môi giới hàng hải chấm dứt khi hop đồng giữa các bên được giao kết, trừ trường hợp có thoả thuận khác

Chương IX Hoa tiêu hàng hỏi (từ Điều 169 đến Điều 177) Quy định về chế độ hoa tiêu; tổ chức hoa tiêu; địa vị pháp lý, điều kiện hành nghề, quyển và nghĩa vụ của hoa tiêu hàng hải; nghĩa vụ của Thuyển trưởng và chủ tàu khi sử dụng hoa tiêu hàng hải; trách nhiệm của hoa tiêu hàng hải khi xảy ra tổn thất do lỗi dẫn tàu; hoa tiêu đối với tàu công vụ, tàu cá, phương tiện thuỷ nội địa, thuỷ phi cơ và tàu quân sự nước ngoài

Nguyên tắc quan trọng của hoa tiêu hàng hỏi là hoạt động vì

mục đích an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, phòng ngừa ô nhiễm môi trường và không vì mục tiêu lợi nhuận Xuất phát từ nguyên

tắc đó và để phù hợp với các quy định của Công ước luật biển năm

1982, Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển năm 1974, Công ước quốc tế về tiêu chuẩn huấn luyện, cấp chứng

chỉ chuyên môn và trực ca cho thuyền viên năm 1978/1995, là những công ước mà Việt Nam là thành viên, BLHHVN năm 2005

đã tham khảo, chuyển hoá và quy định những điểm mới uê hoa tiêu hàng hải, cụ thể:

- Điều 169 BLHHVN năm 2005 quy định mục đích và chế độ

Trang 3

TÌM HIỂU BỘ LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM NĂM 2005 ThS Nguyễn Văn Nghĩa

+ Việc sử dụng hoa tiêu hàng hải tại Việt Nam nhằm bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường; góp phần bảo vệ chủ quyền, thực hiện quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia;

+ Tàu biển Việt Nam và tàu biển nước ngoài khi hoạt động trong vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc của Việt Nam phải sử dụng hoa tiêu hàng hải Việt Nam dẫn tàu và trả phí hoa tiêu Trong các vùng hoa tiêu hàng hải không bắt buộc, nếu thấy cần thiết để bảo đảm an toàn thì Thuyền trưởng có thể yêu cầu hoa tiêu hàng hải Việt Nam dẫn tàu

Chính phủ quy định cụ thể các trường hợp được miễn sử dụng hoa tiêu hàng hải Việt Nam dẫn tàu khi hoạt động trong vùng hoa

tiêu hàng hải bắt buộc của Việt Nam

- Quy định mới về tổ chức hoa tiêu hàng hải như sau:

“Tổ chức hoa tiêu hàng hải là tổ chức cung cấp dịch uụ dẫn tàu biển ra, uào cảng biển, hoạt động trong một

uùng hoa tiêu hàng hỏi bắt buộc của Việt Nam” (khoản 1 Điêu 170 BLHHVN năm 2008)

- Quy định cụ thểuê điều kiện hành nghề của hoa tiêu hàng hải (Điều 172), bao gồm là công dân Việt Nam; đủ tiêu chuẩn sức khoẻ; có chứng chỉ khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải; chỉ được

phép dẫn tàu trong vùng hoa tiêu hàng hải phù hợp với giấy chứng

nhận vùng hoa tiêu hàng hải được cấp; chịu sự quản lý của tổ chức hoa tiêu hàng hải

Trang 4

NỘI DỤNG CƠ BẢN CỦA BỘ LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM NĂM 2005

thời hiệu khởi kiện; lai đắt tàu quân sự, tàu công vụ, tàu cá, phương tiện thuỷ nội địa và thuỷ phi cơ

Nhằm làm rõ hơn các quy định trong BILHHVN năm 1990 như quy định về lai dất tàu biển bao gồm lai đắt trên biển và lai dắt hã

trợ trong vùng nước cảng biển, trách nhiệm bồi thường cho bên thứ

ba đối với tổn thất xảy ra trong quá trình lai dat, trên cơ sở tham khảo luật hàng hải của một số nước, Chương này có những điểm mới cơ bản như:

- Phân loại lai đất tàu biển bao gồm lai đắt trên biển và lai dắt hỗ trợ trong vùng nước cảng biển (khoản 9 Điệu 178 BLHHVN

năm 2008);

- Quy định về quyền chỉ huy lai đắt tàu biển như sau:

“Quyên chỉ huy lui dắt hỗ trợ trong uùng nước cảng

biển thuộc Thuyên trưởng tàu được lai" (khoản 3 Điều

180 BLHHVN năm 2005);

- Quy định nghĩa vụ của bên thuê lai dắt như sau:

“Bên thuê lai dắt có nghĩa oụ chuẩn bị đây đủ các

điều kiện bảo đảm an toàn đối oới tàu theo thoả thuận

trong hợp đồng lai dắt tàu biển" (khoản 9 Điều 1891

BLHHVN năm 2008);

- Quy định rõ trách nhiệm bồi thường tổn thất cho bên thứ ba

trong lai đắt tàu biển như sau:

“Trong quá trình thực hiện hợp đông lai dắt tàu biển, nếu gây thiệt hại cho bên thứ ba thì các bên của hợp

Trang 5

TÌM HIỂU BỘ LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM NAM 2005 ThS Nguyễn Văn Nghĩa

của mỗi bên” (khoản 3 Điều 182 BLHHVN năm 2005)

Chương XI Cứu hộ hàng hải (từ Điều 185 đến Điêu 196)

.-_ Quy định về khái niệm cứu hộ hàng hải; hợp đồng cứu hộ hàng

hải; nghĩa vụ và quyền được hưởng tiền công của người cứu hộ; nguyên tắc xác định tiền công cứu hộ; phân chia tiển công cứu hộ; thời hiệu khởi kiện; cứu hộ hàng hải đối với tàu quân sự, tàu công vụ, tàu cá, phương tiện thuỷ nội địa, thuỷ phi cơ

Trên cơ sở tham khảo Công ước quốc tế về cứu hộ năm 1989 và pháp luật hàng hải một số nước, Chương này có những điểm mới sau:

- Quy định rõ khái niệm hợp đồng cứu hộ hàng hải như sau:

“Hợp đông cứu hộ hàng hải là hợp đông được giao kết giữa người cứu hộ uò người được cứu hộ uễ uiệc thực hiện cứu hộ Thuyên trưởng của tàu biển bị nạn được thay mặt chủ tàu giao bết hợp đồng cứu hộ Thuyên trưởng hoặc chủ tàu của tàu biển bị nạn được thay mặt chủ tài sản chỗ trên tàu giao bết hợp đồng cứu hộ tai san

đó" (khoản 3 Điều 185 BLHHVN năm 2005);

- Quy định cụ thể các nghĩa vụ của người cứu hộ, chủ tàu, Thuyền trưởng (Điều 186);

- Quy định mới về tiền công đặc biệt trong cứu hộ hàng hải có liên quan đến tổn thất môi trường (Điều 189);

- Quy định mới về phân chia tiền công cứu hộ hàng hải trong

trường hợp có nhiều tàu tham gia cứu hộ (khoản 2 Điều 192); - Quy định uê quyên giữ tàu biển hoặc tài sẳn cúu được do người cứu hộ thực hiện như sau:

Trang 6

NOI DUNG CO BAN CUA BO LUAT HANG HAI VIET NAM NAM 2005

hoặc tài sản cứu được, khi đã được chủ tàu hoặc chủ tài sản đó bảo đảm thoả đáng đối uới khiếu biện đòi thanh

toán tiển công cứu hộ, bao gồm cả lợi nhuận uà các chỉ phí

liên quan” (khoản 2 Điêu 194 BLHHVN năm 2008) Chương XII Trục vét tai sẵn chìm đấm (từ Điều 197 đến Điều 205)

Quy định về tài sản chìm đắm và tài sản chìm đấm gây nguy

biểm; quy định thời hạn thông báo, thời hạn trục vót tài sản chìm

đấm; quyền ưu tiên trục vớt tài sản chìm đắm và thẩm quyền xử

lý tài sản chìm đắm

Chương này đã sửa đổi, bổ sung các quy định về nghĩa vụ trục vớt tài sản chìm đấm, đặc biệt là các tài sản chìm đấm gây nguy hiểm; mở rộng việc phân cấp thẩm quyền xử lý tài sản chim dam, không chỉ có Bộ Giao thông vận tải và Bộ Quốc phòng mà còn có Bộ Văn hóa - Thông tin và Ủy ban nhân đân cấp tỉnh; rút ngắn

thời hạn thông báo, thời hạn dự kiến và thời hạn trục vớt tài sản chìm đắm; quy định rõ về xử lý tài sản chìm đắm; trách nhiệm liên đới của người quản lý, người khai thác tài sản chìm đắm

Trên cơ sở tham khảo Công ước của Liên hợp quốc về Luật

biển năm 1982; Dự thảo Công ước về di chuyển xác tàu; Công ước

quốc tế về cứu hộ năm 1989 và luật hàng hải của một số nước; Luật

di sản văn hóa và Nghị định số 39/1998/NĐ-CP ngày 10/6/1998 của Chính phủ về xử lý tài sản chìm đấm ở biển, v.v Chương này đã bổ sung những điểm mới như:

- Quy định cụ thể các nghĩa vụ của chủ sở hữu tài sản chìm đấm trong việc trục vớt tài sản chìm đắm (Điều 198);

- Quy định mới các trường hợp trục vớt tài sản chìm đắm gây nguy hiểm và cách xử lý số tiển còn lại của tài sản được trục vớt

Trang 7

TIM HIEU BO LUAT HANG HAI VIET NAM NAM 2005 ThS Nguyén Van Nghia

trải các chi phi cAn thiét (khodn 4 Điều 200);

- Quy định mới các trường hợp mất quyền sở hữu đối với tài sản chìm đắm và thẩm quyền xử lý tài sản chìm đắm (khoản 2 Điều 209); nghĩa vụ của chủ sở hữu khi bị mất quyền sở hữu tài sản chìm đấm (khoản 3 Điều 209);

- Quy định cách xử lý tài sản tài sản chìm đắm trong trường hợp không xác định được chủ sở hữu tài sản chìm đắm (khoản 6

Điều 203);

- Quy định cụ thể thẩm quyền xử lý tài sản chìm đấm và bổ

sung các cơ quan có thẩm quyền xử lý tài sản chìm đắm (Điều 205) Co quan cé thấm quyền xử lý tài sản chim đấm không chỉ là Bộ Giao thông vận tải và Bộ Quốc phòng như quy định của BLHHVN

năm 1990 mà còn có thể bao gồm cả Bộ Văn hố - Thơng tin và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh

Chương XIH Tai nạn đâm 0a (từ Điều 206 đến Điều 212)

Quy định về khái niệm tai nạn đâm va; nghĩa vụ của Thuyền

trưởng khi xây ra tai nạn đâm va; nguyên tắc xác định lỗi và bổi thường tổn thất; thời hiệu khởi kiện; tai nạn đâm va đối với tàu quân sự, tàu công vụ, tàu cá, phương tiện thuỷ nội địa, thuỷ phi cơ Qua nghiên cứu và tham khảo Công ước quốc tế về thống nhất các quy tắc chung liên quan đến đâm va tàu thuyền năm 1910, Công ước quốc tế về thống nhất các quy tắc chung liên quan đến

tài phán dân sự trong đâm va tàu thuyền năm 1952, Công ước về

các quy tắc quốc tế phòng ngừa đâm va tàu thuyền trên biển năm 1972, dự thảo Công ước quốc tế về thống nhất các quy tắc chung liên quan đến tài phán đân sự, chọn luật, công nhận và thi hành các bản án đâm va tàu thuyền và luật hàng hải một số nước, v.v Chương này, ngoài một số quy định được làm rõ hơn như đối tượng

Trang 8

NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA BỘ LUẬT HÀNG HAI VIET NAM NAM 2005

tích hoặc tổn hại sức khoẻ con người còn có những quy định mới

được bổ sung như sau:

- Quy định nguyên tắc xác định lỗi và bồi thường tổn thất trong tai nạn đâm va như sau:

“Trên cơ sở các quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 uò 5 Điều này, các bên liên quan đến tai nạn đâm uo, được quyên tự thoả thuận để xác định mức độ lỗi uà trách

nhiệm bồi thường ton thất xảy ra đối uới tai nạn đâm va đó; nếu không thoả thuận được thì có quyên khỏi biện

tại Trọng tài hoặc Toà án có thẩm quyên” (khoản 6 Điều 208 BLHHVN năm 2005);

- Quy định mới về thời hiệu khởi kiện về tai nạn đâm va như sau: “Thời hiệu khỏi biện uề tai nạn đâm uơ là hai năm, kể từ ngày xảy ra tai nạn" (khoản 1 Điều 311 BLHHVN

năm 2005)

Chương XIV Tổn thất chung (từ Điều 213 đến Điêu 218) Quy định về tổn thất chung; tổn thất riêng; phân bổ tổn thất chung; tuyên bố tổn thất chung; chỉ định người phân bổ tổn thất chung; thời hiệu khởi kiện

Trên cơ sở tham khảo Quy tắc York Antwerp năm 1994, pháp

luật hàng hải một số nước và phù hợp với thực tiễn thông lệ hàng hải quốc tế, trong Chương này ngoài việc sửa đổi một số quy định về quyền tuyên bố tổn thất chung và chỉ định người phân bổ tổn thất chung còn bổ sung mới hai trường hợp không được tính vào tổn thất chung như sau:

Trang 9

TÌM HIỂU BỘ LUẬT HÀNG HAI VIỆT NAM NAM 2005 ThS Nguyễn Văn Nghĩa

thiệt hại đối uới môi trường hoặc là hậu quả của uiệc rò rÌ hoặc thải các chất gây ô nhiễm từ tài sẵn trên tàu trong hành trình chung trên biển không được tính uào

tổn thất chung trong bốt hỳ trường hợp nào” (khoản 3

Điều 213 BLHHVN năm 2005);

- “Tiên phạt do dỡ hàng chậm 0à bất kỳ tổn thất hay

thiệt hại phải chịu hoặc các chỉ phí phải trả do chậm trễ dù trong hay sau hành trừnh uà bất kỳ thiệt hại gián tiếp

nào khác không được tính uào tổn thất chung” (khoản 4

Điều 213 BLHHVN năm 2005)

Chương XV Giới hạn trách nhiệm dân sự đối uới các khiếu

nại hàng hải (từ Điêu 219 đến Điêu 223)

Quy định về người được quyền giới hạn trách nhiệm dân sự; các khiếu nại hàng hải áp dụng giới hạn trách nhiệm dân sự; các

khiếu nại hàng hải không áp dụng giới hạn trách nhiệm dân sự;

mức giới hạn trách nhiệm dân sự và quỹ báo đảm bồi thường

Trên cơ sở Công ước quốc tế về giới hạn trách nhiệm đối với các khiếu nại hang hai năm 1976 (BLHHVN năm 1990 vận dụng Công ước quốc tế về giới hạn trách nhiệm dân sự của chủ tàu năm 1957), các quy định mới Chương này bao gồm:

- Quy định về người được quyền giới hạn trách nhiệm dân sự (khoản 3, 4 uà ð Điều 219);

- Trên cơ sở tương đồng với Quy tắc Hamburg và công bằng về quyền lợi của chủ hàng, quy định các loại khiếu nại hàng hải áp dụng giới hạn trách nhiệm dân sự (khoản 2 uà khoản 3 Điều 220); trên cơ sở tham khảo và thống nhất với quan điểm của Chương “trục uớt tài sản chữn đắm”, quy định các khiếu nại hàng hải áp dụng giới hạn trách nhiệm dân sự (khoản 4, 5 va 6 Diéu 220);

Trang 10

NOt DUNG CƠ BẢN CUA BO LUAT HANG HAI VIỆT NAM NĂM 2005

- Quy định về quyền được bù đắp nếu người bồi thường đã đền bù trước trong phạm vị tổng số tiển đã trả theo nguyên tắc thế quyền (khoản ð Điều 393)

Chương XVI Hợp đồng bảo hiểm hàng hải (từ Điều 294 đến

Diéu 257), chia lam 8 muc sau:

- Muc 1 Quy dinh chung bao gồm các quy định về hop đồng bảo hiểm hàng hải; đối tượng bảo hiểm; xác định quyển lợi có thể được bảo hiểm; tái bảo hiểm; đơn bảo hiểm; Giấy chứng nhận bảo hiểm; nghĩa vụ của người được bảo hiểm và quyền chấm dit hợp đồng bảo hiểm;

- Mục 2 Giá trị bảo hiểm uà số tiên bảo hiển bao gồm các quy định về giá trị bảo hiểm; số tiền bảo hiểm và bảo hiểm trùng;

- Mục 3 Chuyển nhượng quyên theo hợp đồng bảo hiểm hàng hải bao gồm quy định về chuyển nhượng đơn bảo hiểm hàng hải và cách thức chuyển nhượng đơn bảo hiểm hàng hải;

- Mục 4 Bảo hiểm bao bao gồm các quy định về bảo hiểm bao; thực hiện hợp đồng bảo hiểm bao và chấm dứt hợp đồng bảo

hiểm bao;

- Mục õ Thực hiện hợp đông bảo hiểm hàng hdi bao gém các quy định về nộp phí bảo hiểm; thông báo rủi ro gia tăng; nghĩa vụ của người được bảo hiểm; trách nhiệm bồi hoàn của người bảo hiểm; trách nhiệm bồi thường tổn thất của người bảo hiểm và miễn trách nhiệm đối với người bảo hiểm;

- Mục 6 Chuyển quyên đòi bồi thường bao gồm các quy định về chuyển quyền đồi bổi thường; nghĩa vụ của người được bảo hiểm trong việc đòi người thứ ba và bảo lãnh đóng góp tổn thất chung;

Trang 11

TIM HIEU BO LUAT HANG HAI VIET NAM NAM 2005 ThS Nguyén Van Nghia

quyền từ bỏ đối tượng bảo hiểm, thời hạn chấp thuận hoặc từ chối việc từ bỏ đối tượng.bảo hiểm của người bảo hiểm; nghĩa vụ của người được bảo hiểm khi tuyên bố từ bỏ đối tượng bảo hiểm; bồi thường tổn thất toàn bộ và hoàn trả tiền bảo hiểm;

- Mục 8 Giải quyết bồi thường bao gồm các quy định về trách nhiệm giải quyết bồi thường; thời hiệu khởi kiện liên quan đến hợp đồng bảo hiểm hàng hải

Trên cơ sở tham khảo các quy định của Luật bảo hiểm hàng hải Anh năm 1906, pháp luật bảo hiểm hàng hải của một số nước và Luật kinh doanh bảo hiểm Việt Nam năm 2001, Chương này có những điểm mới sơu:

+ Bổ sung khái niệm “rui ro hang hdi” la một trong những khái niệm đặc biệt quan trọng của bảo hiểm hàng hải Tại đoạn 2

khoản 1 Điêu 224 BLHHVN năm 2005 quy định như sau:

“Rui ro hang hỏi là những rủi ro xảy ra liên quan đến hành trình đường biển, bao gồm các rủi ro của biển, cháy, nổ, chiến tranh, cướp biển, trộm cắp, kê biên, quản

thúc, giam giữ, ném hàng xuống biển, trưng thu, trưng

dụng, trưng mua, hành uì bất hợp pháp uà các rủi ro tương tự hoặc những rủi ro khác được thoả thuận trong

hợp đông bảo hiểm”;

+ Mở rộng khái niệm hợp đồng bảo hiểm hàng hải để phù hợp

với thông lệ và thực tế hoạt động bảo hiểm hàng hải tại Việt Nam

trong thời gian qua Theo khoản 2 Điều 224 BLHHVN năm 2005 quy định như sau:

Trang 12

NỘI DUNG CƠ BAN CUA BO LUAT HANG HAI VIET NAM NĂM 2005

để bảo uệ quyên lợi của người được bảo hiểm đối uới những tổn thất xảy ra trên đường thưỷ nội địa, đường bộ

hoặc đường sắt thuộc cùng một hành trình đường biển”;

+ Quy định khái niệm người có quyền lợi có thể được bảo hiểm

như sau:

“Người có quyên lợi có thể được bảo hiểm là người có quyền lợi đối uới đối tượng bảo hiểm trong một hành trình

đường biển" (khoản 1 Điều 296 BLHHVN năm 2008);

+ Bổ sung các khái niệm mới và giải thích rõ về các loại đơn bảo hiểm để phù hợp với thực tế hoạt động bảo hiểm hàng hải tại Việt Nam và pháp luật, thông lệ bảo hiểm hàng hải quốc tế, như quy định tại điểm d khoản 1 Điều 228 và khoản 2 Điều 228

Chương XVII Giải quyết tranh chấp hàng hải (từ Điều 258

đến Điều 260)

Quy định về tranh chấp hàng hải; nguyên tắc giải quyết tranh chấp hàng hải và giải quyết tranh chấp hàng hải có ít nhất một bên là tổ chức, cá nhân nước ngoài

Ngoài quy định sửa đổi làm rõ khái niệm “trơnh chấp hàng

hai”, Chương này có một số điểm mới cơ bản như sau: - Định nghĩa khái niệm tranh chấp hàng hải:

“Tranh chấp hàng hỏi lò các tranh chấp phát sinh liên quan

đến hoạt động hàng hải" (Điều 258 BUHHVN năm 2008);

- Quy định về các trường hợp giải quyết tranh chấp hàng hải có yếu tố nước ngoài được quy định tại khoản 2 va khoản 3 Điều

260 BLHHVN năm 2005 như sau:

Trang 13

TIM HIEU BO LUAT HANG HAI VIET NAM NAM 2005 ThS Nguyén Van Nghia

hdi déu la t6 chitc, cé nhén nước ngoài uò có thoả thuận bằng uăn bản giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài Việt Nam thì Trọng tài Việt Nam có quyên giải quyết đối uới tranh chấp hàng hải đó, ngay cả khi nơi xảy ra tranh chấp ngoài lãnh thổ Việt Nam;

3 Tranh chấp hàng hải quy định tại khoản 2 Điều

này cũng có thể được giải quyết tại Toà án Việt Nam nếu căn cứ xác lập, thay đổi, chấm đút quan hệ giữa các bên liên quan đến tranh chấp hàng hải theo pháp luật Việt Nam hoặc tài sẵn liên quan đến quan hệ đó ở Việt Nam"

Chương XVIII Điêu khoản thi hành (Điêu 261), quy định uễ hiệu lực của Bộ luật uà thay thế BLHHVN năm 1990

Việc Quốc hội thông qua BLHHVN năm 2005 thay thế cho BLHHVN năm 1990 là một bước tiến vượt bậc, đánh dấu sự trưởng

thành của ngành hàng hải nước nhà BLHHVN năm 2005 được

thông qua là sự kết tinh của những bài học kinh nghiệm trong lĩnh

vực hàng hải trong hơn 14 năm qua, là sự nghiên cứu, khảo cứu,

so sánh, đối chiếu một cách toàn diện, sâu sắc hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành, hệ thống pháp luật hàng hải quốc tế cũng như pháp luật hàng hải của một số nước điển hình trên thế giới Những điểm mới của BLHHVN năm 2005 la một sự tiếp thu có chọn lọc những quy định hợp lý của nển lập pháp hàng hải, nền công nghiệp hàng hải quốc tế tiên tiến trên cơ sở phù hợp với điều

kiện, hoàn cảnh và thực tiễn hoạt động hàng hải tại Việt Nam Do

vậy, việc tuyên truyền, phổ biến BLHHVN năm 2005, đặc biệt là

những điểm được sửa đổi, bổ sung, điểm mới của Bộ luật đến các

cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước, cán bộ chuyên ngành hàng hải và toàn thể nhân dân tìm hiểu và tổ chức thực

hiện một cách tốt nhất, có hiệu quả là yêu cầu cần thiết và cấp

Trang 14

Ph&n thd hai

HOI DAP

Trang 16

HOI BAP BO LUAT HANG HAI VIET NAM NAM 2005

| MOT SO QUY ĐỊNH CHUNG

- Tinh uu tién dp dung Bộ luật hàng hai Viét Nam năm 2005 (tr.47)

- Ấp dụng pháp luật nước ngoài trong hợp đồng liên quan đến hoạt động hàng hỏi (tr.48)

- Pháp luật nước ngoài được áp dụng để giải quyết tranh chấp (tr.49) - Chính sách phát triển hàng hải (r.õ1)

- Tàu biển nước ngoài tham gia van tai noi dia tai Viét Nam (tr.51)

- Các hành u¡ bị nghiêm cấm uà biện pháp xử lý trong hoạt động hang hdi (tr.53)

- Diéu chỉnh hoạt động của tàu quân sự, tàu công 0ụ uâ tàu có (tr.54)

- Tàu biển Việt Nơm có quyên 0à nghĩa uụ mang cờ quốc tịch Việt Nam (tr.55)

Có ý kiến cho rằng, BLHHVN năm 2005 có 1 » tinh ưu tiên áp dụng hơn so với quy định của các luật khác khi điều chỉnh các quan hệ xã

hội phát sinh trong lĩnh vực hàng hải Ý kiến như vậy đúng hay sai?

Do hoạt động hàng hải là lĩnh vực đặc thù, hơn nữa phù hợp với nguyên tắc áp dụng pháp luật nói chung đó là ưu tiên áp dụng các quy định pháp luật chuyên ngành trước rồi đến các quy định của pháp luật chung nên BLHHVN cũng không là ngoại lệ Theo

đó, khoản 2 Điều 1 BLHHVN năm 2005 quy định như sau:

Trang 17

TÌM HIỂU BỘ LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM NĂM 2005 ThS Nguyễn Văn Nghĩa

hải Việt Nam uới quy định của luật khác uê cùng một nội dung liên quan đến hoạt động hàng hỏi thì áp dụng quy định của BLHHIVN"

Đây là quy định mới của BLHHVN năm 2005 so với BLHHVN

năm 1990, khắc phục tình trạng không biết áp dụng văn bản pháp luật nào giữa BLHHVN năm 1990 với các văn bản pháp luật khác trước đây khi cùng điều chỉnh một nội dung liên quan đến hoạt động hàng hải

Do uậy, ý kiến cho rằng BLHHVN có tính ưu tiên áp dụng hơn

so với quy định của các luật khác khi điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực hàng hai la ding

Pháp luật nước ngoài có được áp dụng „ điều chỉnh quan hệ hợp đồng liên quan đến hoạt động hàng hải hay không?

Trong quan hệ hợp đồng liên quan đến hoạt động hàng hải, xuất phát từ nguyên tắc tự nguyện, tự do thoả thuận trong hợp đồng và tính chất tập quán hàng hải cũng như thông lệ các bên

trong quan hệ hợp đồng hàng hải thường thoả thuận áp dụng pháp luật quốc tế hoặc pháp luật của một nước có nền thương mại hàng hải phát triển nên BLHHVN cõũng đã thừa nhận và quy định vào

trong Bộ luật Cụ thể, về áp dụng pháp luật nước ngoài điều chỉnh các quan hệ hợp đồng liên quan đến hoạt động hàng hải, căn cứ vào

chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng, khoản 2 va bhoản 3 Điều 4 BLHHVN năm 2005 quy định làm hai trường hợp, đó là:

- Các bên tham gia trong hợp đồng liên quan đến hoạt động hàng hải mà trong đó có ít nhất một bên là tổ chức hoặc cá nhân

nước ngoài thì có quyền thoả thuận áp dụng luật nước ngoài hoặc

Trang 18

HỎI ĐÁP BỘ LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM NĂM 2005

giải quyết tranh chấp;

- Trong trường hợp BLHHVN có quy định hoặc các bên có thoả thuận trong hợp động, luật nước ngoài có thể được áp dụng tại Việt Nam đối với các quan hệ hợp đồng liên quan đến hoạt động hàng hải, nếu luật đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam

Quy định này cũng phù hợp với quy định tại đoạn 2 khoản 3

Điều 759 Bộ luật dân sự năm 2005, đó là pháp luật nước ngoài

cũng được áp dụng trong trường hợp các bên có thoả thuận trong

hợp đồng, nếu sự thoả thuận đó không trái với quy định của Bộ

luật dân sự và các văn bản pháp luật khác

Trong một hợp đồng bảo hiểm hàng hải,

„ giữa các bên đều là pháp nhân Việt Nam

(đăng ký kinh doanh tại Việt Nam, có trụ sở tại

Việt Nam, tàu biển có quốc tịch Việt Nam, sự kiện

bảo hiểm xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam) lại thoả thuận áp dụng pháp luật nước ngoài để điều

chỉnh Khi xây ra tranh chấp thì pháp luật nước

nào sẽ được áp dụng để giải quyết tranh chấp?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 4 BLHHVN năm 2005, thì trong trường hợp BLHHVN năm 2005 có quy định hoặc các bên có thoả thuận trong hợp đồng, luật nước ngoài có thể được áp dụng tại Việt

Nam đối với các quan hệ hợp đồng liên quan đến hoạt động hàng hải, nếu luật đó không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam Đối chiếu với tình huống nêu trên, thì cơ quan tai phan eta Việt Nam uẫn có thể áp dụng pháp luật nước ngoài mà các bên đã thoả thuận để giải quyết tranh chấp trong quan hệ hợp đồng bảo

Trang 19

TIM HIEU BO LUAT HANG HAI VIET NAM NAM 2005 ThS Nguyễn Văn Nghia

lưu ý một số vấn để sau:

Một là, pháp luật nước ngoài được áp dụng ở đây là pháp luật nội dụng còn trình tự, thủ tục, quy tắc tố tụng lại phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam Điều 2 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 về hiệu lực của Bộ luật tố tụng dân sự quy định, Bộ luật tố tụng dân sự được áp dụng đối với mọi hoạt động tố tụng dân sự trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, và Điều 3 về bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng dân sự cũng đã quy định, mọi hoạt động tố tụng dân sự của người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, của cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên

quan phải tuân theo các quy định của Bộ luật này;

Hai là, đối uới những uấn đề chung liên quan đến các bên như tự cách chủ thể, nguồn gốc uè tính hợp pháp của tàu biển là đối tượng của hợp đồng bảo hiểm, tính vô biệu của hợp đồng bảo hiểm,

v.v thì cơ quan tài phán của Việt Nam phải áp dụng các quy định

tương ứng của pháp luật Việt Nam và các công ước quốc tế có liên

quan mà Việt Nam đã ký kết và gia nhập để điều chỉnh;

Ba là, pháp luật nước ngoài mà các bên thường thoả thuận trong quan hệ hợp đông bảo hiểm thôn tàu là quy tắc bảo hiểm thời hạn thân tàu của Hiệp hội bảo hiểm London (ITC ngày 01/11/1995), quy tắc này bị chi phối bởi pháp luật và thông lệ tập quán bảo hiểm hàng hải Anh Do đó, khi áp dụng các điều khoản trong quy tắc này phải đối chiếu với những quy định của Luật bảo hiểm hàng hải của Anh

nim 1906 (Marinetime Insurance Act 1906) và các tập quán bao

hiểm hàng hải Ảnh Luật nước ngoài được áp đụng để điều chỉnh chủ yếu các vấn để trong hợp đồng bảo hiểm hàng hải như phạm vì các hiểm hoạ được bảo hiểm hoặc không được áp dụng, lỗi của các bên,

mức độ bêi thường thiệt hại, cách xác định thiệt hại, v.v ;

Trang 20

HO! BAP BO LUAT HANG HAI VIET NAM NAM 2005

chuyên ngành bảo hiểm hang hai đang có nhiều cách hiểu khác nhau như: bất cẩn, ẩn tì, khuyết tật ẩn, rủi ro hàng hải (rủi ro được bảo hiểm và rủi ro không được bảo hiểm), tai nạn hàng hải (tai nạn được bảo hiểm và tai nạn không được bảo hiểm), hao mòn tự nhiên của tàu biển, quan tâm thích đáng, chậm trễ, v.v vì khi tranh chấp xảy ra các bên thường không có cách hiểu thống nhất về các thuật ngữ này vì thực tế chưa có văn bản pháp lý nào định nghĩa về các từ này một cách rõ ràng

Việt Nam đã có những chính sách gì để „ thúc đẩy phát triển hàng hải?

Theo Điều 6 BLHHVN năm 2005 quy định về chính sách phát triển hàng hải của Việt Nam như sau:

- Nhà nước ưu tiên đầu tử phát triển kết cấu hạ tầng cảng biển phục uụ cho uiệc phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc liên

vung; nang cao nang lực vận tải của đội tàu biển Việt Nam và

chuyển giao, ứng dụng khoa học, công nghệ hàng hải tiên tiến; - Nhà nước có chính sách khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân

Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư phát triển đội tàu

biển Việt Nam, kết cấu hạ tầng cảng biển và thực hiện các hoạt động hàng hãi khác tại Việt Nam

Việc tàu biển nước ngoài được tham gia 5 vận tải nội địa tại Việt Nam có hạn chế

quyền vận tải của tàu biển Việt Nam hay không và trong trường hợp nào thì tàu biển nước ngoài

được tham gia vận tải nội địa tại Việt Nam?

Trang 21

TÌM HIỂU BỘ LUAT HANG HAI VIET NAM NAM 2005 ThS Nguyén Van Nghia

biển Việt Nam được ưu tiên vận tải nội địa đối với hàng hoá, hành khách và hành lý Do đó, việc cho phép tàu biển nước ngoài tham gia vận tải nội địa tại Việt Nam không hạn chế quyền vận tải của

tàu biển Việt Nam

Việc có nên cho tàu biển nước ngoài được tham gia vận tải nội

địa tại Việt Nam hay không, trước khi BLHHVN năm 2005 được

thông qua vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau Tuy nhiên, xuất phát từ lý do theo pháp luật và thông lệ hàng hải hàng hải quốc tế, vận tải nội địa luôn thuộc chủ quyển quốc gia ven biển Chỉ trong trường hợp đội tàu của quốc gia không có khả năng vận chuyển thì tàu biển nước ngoài mới được tham gia và phải được sự chấp thuận

của cơ quan nhà nước có thẩm quyền Hơn nữa, xuất phát từ thực

tiễn Việt Nam trong nhiều năm qua, việc cho phép tàu biển nước

ngoài tham gia vận tải nội địa không gặp vướng mắc gì, nên tiếp tục quy định cho phép tàu biển nước ngoài tham gia vận tải nội địa

tại Việt Nam là để thực hiện chủ trương pháp điển hoá các quy

định đã được kiểm nghiệm trong thực tế để tạo thuận lợi hơn trong

quá trình thực hiện Do đó, khoản 2 uà khoản 3 Điều 7 BLHHVN

năm 2005 quy định tàu biển nước ngoài được tham gia vận tải nội địa tại Việt Nam khi tàu biển Việt Nam không có đủ khả năng vận chuyển Cụ thể, tàu biến nước ngoài được tham gia vận tải nội địa tại Việt Nam trong ba trường hợp sau:

- Vận chuyển hàng hoá siêu trường, siêu trọng hoặc các loại hàng hoá khác bằng tàu biển chuyên dùng; `

- Để phòng, chống, khắc phục thiên tai, dịch bệnh hoặc cữu trợ nhân đạo khẩn cấp;

- Vận chuyển hành khách uò hành lý từ tàu khách du lịch vào đất liền và ngược lại

Trang 22

HỎI ĐÁP BỘ LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM NĂM 2005

phép vận tải nội địa tại Việt Nam sau khi được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định, còn trường hợp thứ ba thì không cần phải Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định mà chỉ giao cho Giám đốc Cảng vụ hàng hải quyết định

Các hành vi nào được coi là bị cấm khi

„ tham gia vào các hoạt động hàng hải, nếu vi phạm thì sẽ bị xử lý như thế nào?

Điều 10 BLHHVN năm 2005 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động hàng hải như sau:

- Gây phương hại hoặc đe doạ gây phương hại đến chủ quyên Đà ơn ninh của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

- Vận chuyển người, hàng hoá, hành lý, uũ khí, chất phong xa, chất phế thải độc hại, chất ma tuý trái với quy định của pháp luật; - Cố? tạo chướng ngợi uột gây nguy hiểm hoặc làm cần trổ giao thông hàng hải;

- Sử dụng, khai thác tàu biển không đăng bý, đăng kiểm hoặc

quá hạn đăng ký, đăng kiểm; giả mạo đăng ký, đăng kiểm;

- Từ chối tham gia từm kiếm, cứu nạn trên biển trong trường hợp điều kiện thực tế cho phép;

- Gây ô nhiễm môi trường;

- Xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm người trên tàu biển; chiếm đoạt, cố ý làm hư hỏng hoặc huy hoại tài sản trên tàu biển; bỏ trốn sau khi gây tai nạn hàng hải;

Trang 23

TIM HIEU BO LUAT HANG HAI VIET NAM NAM 2005 ThS Nguyễn Văn Nghĩa

hèng bải; dụng túng, bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật về hàng hải

Ngoài các hành vi bị cấm trong hoạt động hàng hải nêu trên,

thì các hành vi khác sẽ phát sinh trong hoạt động hàng hải hoặc được quy định cấm ở các văn bản pháp luật khác nếu xâm phạm đến trật tự, an toàn của hoạt động hàng hải tại Việt Nam cũng được coi là hành u¡ bị cấm trong hoạt động hàng hải Đây là quy định mang tính chất mở của BLHHVN năm 2005

Nếu cá nhân hoặc người đại diện cho các cơ quan, tổ chức, chủ tàu nào có một trong các hành vi nêu trên xâm phạm đến trật tự,

an toàn trong hoạt động hàng hải thì tuỳ theo mức độ nặng nhẹ

của hậu quả xảy ra mà sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật dân

sự, hành chính hoặc hình sự Nếu thực hiện hành vi cấm trong hoạt động hàng hải mà gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại

theo quy định của pháp luật dân sự; nếu xâm phạm trật tự an toàn giao thông hàng hải như sử dụng tàu biển không đăng ký, hoặc quá hạn đăng ký, đăng kiểm, v.v thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính; nếu hành vi bị cấm mà vẫn thực hiện có đủ dấu hiệu cấu

thành tội phạm thì bị xử lý theo quy định của pháp luật hình sự

Có quan điểm cho rằng BLHHVN năm

„ 2005 điều chỉnh hoạt động của tất cả các

loại tàu biển bao gồm tàu biển chở hàng hoá,

hành khách, hành lý bằng đường biển và tàu

quân sự, tàu công vụ và tàu cá Quan điểm như

vậy đúng hay sai?

Điều 11 BLHHVN năm 2005 định nghĩa tàu biển là tàu hoặc

cấu trúc nổi đi động khác chuyên dùng hoạt động trên biển Tàu biển ở đây không bao gồm tàu quân sự, tàu công vụ và tàu cá

Trang 24

HOI BAP BO LUAT HANG HAI VIET NAM NĂM 2005

năm 2005 thì, đốt với tàu quân sự, tàu công vụ, tàu cá, phương tiện

thuỷ nội địa, thuỷ phi cơ, cảng quân sự, cảng cá và cảng, bến thuỷ

nội địa chỉ áp dụng BLHHVN năm 2005 trong trường hợp có quy

định cụ thể

Do đó, quan điểm cho rang BLHHVN năm 2005 điều chỉnh hoạt động của tất cả các loại tàu biển bao gồm cả tàu quân sự, tàu công vụ và tàu cá là không đúng quy định của BLHHVN năm 2005 Quy định tàu biển Việt Nam có quyền và „Ơ nghĩa vụ mang cờ quốc tịch Việt Nam

nhằm mục đích gì và tại sao pháp luật lại quy

định chỉ có tàu biển Việt Nam mới được mang cờ

quốc tịch Việt Nam?

Khoản 1 Điều 19 BLHHVN năm 2005 định nghĩa tàu biển Việt

Nam là tàu biển đã được đăng ký trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam hoặc từ khi được Cơ quan đại diện ngoại giao hoặc

Cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài cấp giấy phép tạm thời mang cờ quốc tịch Việt Nam Vì mang cờ quốc tịch Việt Nam là

quyền và nghĩa vụ đặc thù của tàu biển Việt Nam, là biểu hiện để

được pháp luật Việt Nam bảo hộ nên việc khoản 2 Điều 12 BLH-

HN năm 2005 quy định tàu biển Việt Nam có quyền và nghĩa vụ

mang cờ quốc tịch Việt Nam với mục đích nói lên rằng khi mang cờ quốc tịch Việt Nam, tàu biển được hưởng các quyển nhưng cũng đồng thời phải thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật

Việt Nam Quy định này cũng xuất phát từ thông lệ pháp luật quốc

tế đó là khi cho phép tàu biển mang cờ của quốc gia mình cũng đồng nghĩa với nó là thiết lập sự ràng buộc quyền và nghĩa vụ pháp

lý giữa tàu biển đó và quốc gia mà tàu biển đó mang cờ

Trang 25

TIM HIEU BO LUAT HANG HAI VIET NAM NAM 2005 ThS Nguyén Van Nghia

Việt Nam mới được mang cờ quốc tịch Việt Nam mang tính chất tuyên bố về chủ quyền của Việt Nam đối với các tàu biển Việt Nam

Việc quy định này là để không cho phép tàu biển không phải là tàu biển Việt Nam mang cờ quốc tịch Việt Nam Hơn nữa, quy định

Trang 26

HỒI ĐÁP BỘ LUẬT HANG HAI VIET NAM NAM 2005

II QUY ĐỊNH VỀ ĐĂNG KÝ TÀU BIỂN

- Tàu biển nước ngoài được đăng ky tai Viét Nam (tr.57)

- Trách nhiệm của chủ tàu uê đăng ký tàu biển tại Việt Nam (tr.ð8) - Các loại tàu biển phải đăng ký (tr.59)

- Đăng bý tàu biển đang đóng (tr.60)

- Tàu biển không đủ khả năng an toàn đi biển uà giấy chúng nhộn, tài liệu của tàu biển hết hiệu lực (tr.61)

Khi nào thì tàu biển nước ngoài được „ đăng ký tại Việt Nam?

Đăng ký tàu biển Việt Nam bao gồm đăng ký mang cò quốc tịch

Việt Nam và đăng ký quyền sở hữu tàu biển hoặc chỉ đăng ký

mang cờ quốc tịch Việt Nam Tàu biển nước ngoài được đăng ký tại Việt Nam trong các trường hợp sau đây:

Trường hợp thứ nhất: Theo quy định tại đoạn 2 điểm a khoản 1 Điều 14 BLHHVN năm 200 thì tàu biển thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài có đủ điều kiện sau đây thì được đăng ký

trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam:

- Giấy tờ hợp pháp chứng minh về sở hữu tàu biển;

- Giấy chứng nhận dung tích, Giấy chứng nhận phân cấp tàu biển; - Tên gọi riêng được Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam chấp thuận;

Trang 27

TÌM HIỂU BỘ LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM NĂM 2005 ThS Nguyễn Văn Nghĩa

tàu biển đó đã được đăng ký ở nước ngoài;

- Chủ tàu có trụ sở, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại

Việt Nam;

- Tàu biển nước ngoài đã qua sử dụng lần đầu tiên đăng ký hoặc đăng ký lại tại Việt Nam phải có đủ tuổi phù hợp với từng loại

tàu biển theo quy định của Chính phủ;

- Đã nộp phí, lệ phí theo quy định của pháp luật

Trường hợp thứ hai: Theo quy định tại đoạn 3 điểm œ khoản 1

Điều 14 BLHHVN năm 2005 thì tàu biển nước ngoài do tổ chức, cá

nhân Việt Nam thuê theo hình thức thuê tàu trần, thuê mua tau

có thể được đăng ký mang cờ quốc tịch Việt Nam

Trường hợp thứ ba: Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 14

BLHHVN năm 2005 thì tàu biển nước ngoài đã đăng ký ở nước

ngoài nhưng việc đăng ký cũ đó đã được tạm ngừng hoặc đã bị xoá

Quy định này xuất phát từ tập quán và thông lệ hàng hải quốc tế cho phép các tàu biển nước ngoài được đăng ký mang cờ quốc tịch của một quốc gia khi đăng ký cũ ở một quốc gia khác đã tạm ngừng

4 Ngày 05/01/2006, Công ty vận tải biển

0 A của Việt Nam mua mới một tàu biến

chở hàng quốc tịch nước ngoài, đến ngày

20/01/2006 tàu biển đó được đưa đến cảng Việt

Nam và ban giao cho Công ty vận tải biển A

nhưng cho đến ngày 20/4/2006 tàu biển đó mới được tiến hành làm thế tục đăng ký tàu biển tại

Việt Nam Hỏi việc đăng ký tàu biển trên của

Công ty vận tải biến A có hợp pháp không?

Ngày đăng: 07/08/2014, 18:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN