Sự phân bố sinh vật và đất trên trái đất A. Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài học, học sinh phải cần: - Nhận xét được sự phân bố của sinh vật và đất theo vĩ độ và độ cao. - Biết nhận xét, phân tích bản đồ, lược đồ để rút ra kết luận. B. Thiết bị dạy học: - Bản đồ Các thảm thực vật và các nhóm đất chính trên thế giới. - Tranh ảnh về một số thảm thực vật điển hình trên Trái Đất. - Băng hình Video về các cảnh quan trên Trái Đất. C. Hoạt động dạy học: Kiểm tra 1 số kiến thức cũ đã học. Bài mới. Khởi động. GV yêu cầu HS nêu nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố của đất và sinh vật. Sau đó GV nói: Sự phân bố của đất và sinh vật chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố. Vậy trên thực tế, đất và sinh vật phân bố như thế nào? Sự phân bố này có tính quy luật không? Vì sao? Bài mới: Dạy mục 1: Sự phân bố của sinh vật và đất theo vĩ độ. * Phương án 1. HĐ 1: Cả lớp. HS dựa vào SGK, vốn hiểu biết trả lời câu hỏi: Thảm thực vật là gì? HĐ 2: Nhóm. Chia lớp thành 6 nhóm. Bước 1: HS dựa vào bảng thống kê trang 70 SGK, các hình 19.1, 19.2, các hình khác của bài và vốn hiểu biết: - Xác định vị trí phân bố của các thảm thực vật và các nhóm đất chính trên lược đồ (hình 19.1, 19.2). - Trả lời các câu hỏi tương ứng của mục I trong SGK. Phân việc: - Nhóm 1, 2 tìm hiểu về thực vật và đất ở đài nguyên và ôn đới. - Nhóm 3, 4 tìm hiểu về thực vật và đất ở cận nhiệt. - Nhóm 5, 6 tìm hiểu về thực vật và đất ở nhiệt đới. Bước 2: HS trình bày kết quả, chỉ bản đồ, GV giúp HS chuẩn kiến thức. GV hỏi: Nguyên nhân nào làm cho thực vật và đất phân bố theo vĩ độ? Dạy mục 2: Sự phân bố sinh vật và đất theo độ cao. HĐ 3: Cá nhân/cặp. Bước 1: Quan sát hình 19.11 trả lời các câu hỏi sau: - Xác định các vành đai thực vật và đất từ chân núi lên đỉnh núi? - Nguyên nhân của sự thay đổi đó? Câu hỏi gợi ý: 1. Vì sao có sự thay đổi các thảm thực vật và đất như vậy? 2. Lượng mưa và nhiệt độ thay đổi như thế nào theo độ cao? 3. Nhân tố nào làm cho các thảm thực vật và đất thay đổi cả theo độ cao? Bước 2: GV tóm tắt và chuẩn xác kiến thức. - Các vành đai TV và đất thay đổi từ chân núi lên đỉnh núi. Sườn núi phía Tây dãy Cap-ca. Độ cao (m) Vành đai thực vật Đất 0 - 500 500 - 1200 1200 - 1600 1600 - 2000 2000 - 2800 Rừng sồi Rừng dẻ Rừng lãnh sam Đồng cỏ anpin Đỏ cận nhiệt Nâu sẫm Potdôn Đất đồng cỏ núi Vách đá - Nguyên nhân: Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo độ cao dẫn đến sự thay đổi của các thảm thực vật và đất. Cho HS xem những tranh ảnh về các thảm thực vật trên Trái Đất để so sánh đặc điểm của các thảm thực vật và nhận diện xem thảm thực vật nào có ở VN? GV vào bài. Bước 4: Đánh giá. 1. Trình bày đặc điểm phân bố của thực vật và đất theo vĩ độ và độ cao. 2. Nêu nguyên nhân dẫn tới sự phân bố thảm thực vật và đất theo vĩ độ. Cho ví dụ minh hoạ. Phiếu số 1. Dựa vào nội dung của băng hình và các hình 19.1, 19.2, SGK trả lời các câu hỏi sau: 1. Từ Xích đạo trở về hai Cực có những đới cảnh quan nào? 2. Mỗi đới có đặc điểm gì về khí hậu, thực vật, đất? Mối quan hệ giữa các yếu tố trong một đới? 3. Vì sao lại có sự phân hoá thành các thảm thực vật theo vĩ độ? Phiếu số 2. Dựa vào nội dung của băng hình và các hình 19.1, 19.2, SGK hoàn thành bảng sau: Đới tự nhiên Kiểu khí hậu Kiểu thảm thực vật chủ yếu Nhóm đất chính Phân bố chủ yếu Thông tin phản hồi. Đới TN Kiểu khí hậu Kiểu thảm thực vật chủ yếu Nhóm đất chính Phân bố Đài nguyên Cận cực lục địa Rêu, địa y Đài nguyên 60 0 trở lên, ở rìa bắc Âu- á, Bắc Mĩ Ôn đới Ôn đới lạnh Ôn hải dương Ôn đới lục địa (nửa khô hạn) Rừng lá kim Rừng lá rộng Thảo nguyên Pốtdôn Nâu, xám, đen. Bắc Âu- á, Bắc Mĩ. Tây Âu, Trung Âu, Đông Bắc Mĩ. Cận nhiệt CN gió mùa CN Địa Trung Hải. CN lục địa Rừng CN ẩm Rừng cây bụi lá cứng CN. Bán hoang mạc, hoang mạc. Đỏ vàng Nâu đỏ Xám Âu- á, Bắc mĩ Nam Âu, Tây Hoa Kì, Đông Nam, Tây Nam Australia. Nhiệt đới NĐ lục địa Cận XĐ gió mùa. NĐ gió mùa, Xích đạo. Bán hoang mạc, hoang mạc. Xavan Rừng NĐ ẩm Rừng XĐ Xám Đỏ, nâu đỏ Đỏ vàng (feralit) Trung Phi, Tây Phi, Trung Nam Mĩ. Đông Nam á, Trung Mĩ, Trung Phi, Nam Mĩ. Rỳt kinh nghiệm sau bài dạy . đến sự phân bố của đất và sinh vật. Sau đó GV nói: Sự phân bố của đất và sinh vật chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố. Vậy trên thực tế, đất và sinh vật phân bố như thế nào? Sự phân bố này có tính. Sự phân bố sinh vật và đất trên trái đất A. Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài học, học sinh phải cần: - Nhận xét được sự phân bố của sinh vật và đất theo vĩ độ và độ cao thực vật và đất phân bố theo vĩ độ? Dạy mục 2: Sự phân bố sinh vật và đất theo độ cao. HĐ 3: Cá nhân/cặp. Bước 1: Quan sát hình 19.11 trả lời các câu hỏi sau: - Xác định các vành đai thực vật