Làm thế nào để vết thương nhanh lành sẹo? Khi một tổ chức bị tổn thương, cơ thể ngay lập tức có những hoạt động để làm lành vết thương đó: các tế bào chết bị loại trừ, tế bào mới sinh ra, tái lập sự toàn vẹn của cơ thể. Mọi can thiệp bên ngoài đều ảnh hưởng tới quá trình liền sẹo này. Các loại tổn thương: - Vết thương phẫu thuật: Đây là loại tổn thương được chuẩn bị, xảy ra trong môi trường y tế đặc biệt, vết thương được làm sạch, cầm máu tốt, bờ đều đặn. Nếu không có những yếu tố khác tham gia, loại vết thương này thường chóng lành và không cần can thiệp. - Vết thương do chấn thương: Có nhiều mức độ, từ các vết rách da, xây xát, vết bỏng nhỏ đến bỏng nặng toàn thân, mảng rách da lớn sau tai nạn Loại này thường có nguy cơ nhiễm trùng cao. Những tổn thương nhỏ có thể tự lành sau 2-3 ngày. Vết thương lớn cần được chăm sóc thật tốt, nếu không sẽ dẫn tới hoại tử, lâu lành. - Vết thương mạch máu: Thường có nguyên nhân bệnh lý nhất định, ví dụ như khối u chèn ép, viêm tắc mạch khiến tổ chức không được tưới máu nuôi dưỡng, dẫn đến hoại tử khô hoặc loét tại chỗ. Các bệnh lý da biểu hiện dưới nhiều dạng như ban ngoài da, sẩn ngứa, bọng nước. Quá trình lành sẹo diễn ra qua nhiều giai đoạn. Đầu tiên là viêm, do cơ thể phản ứng lại sang chấn bằng cách đưa các tế bào tới để ngăn chặn sự xâm nhập của tác nhân lạ, bao vây những tế bào chết. Lúc này, vết thương có biểu hiện sưng, nóng, đỏ, đau rõ rệt. Tiếp đến, các tế bào đặc biệt được đưa tới vùng viêm để phân hủy các yếu tố lạ như vi khuẩn hay chất bã. Sau đó, cơ thể sản sinh những tế bào khác để bù đắp tổn thương. Các tế bào mới được phân chia rất nhanh chóng, các sợi collagen tổng hợp liên tục. Cuối cùng, lớp tế bào biểu bì sẽ được phủ lấp bên ngoài tổn thương. Một số vết thương chậm lành, nguyên nhân có thể là: - Không được làm sạch đúng cách: Khi vết thương bị vấy bẩn quá nhiều, hoặc vết thương ngoằn nghèo, sâu, cơ thể không thể tự làm sạch, lúc đó vết thương không mọc được các mô hạt thay thế và không sẹo hóa được. - Nhiễm trùng: Khi vết thương bị nhiễm trùng, cơ thể không làm sạch ngay được vết thương bởi hoạt động của các vi khuẩn. Vi khuẩn có thể từ bên ngoài đưa vào, hoặc do băng bó không đảm bảo vô trùng, hoặc từ các vùng khác lan đến. - Vết thương không được tưới máu đầy đủ: Do thiếu số lượng tế bào, thiếu dinh dưỡng, oxy. Để sẹo liền nhanh, vết thương phải được đánh giá và xử trí đúng. Đầu tiên, phải đảm bảo vệ sinh thật tốt, rửa vết thương bằng thuốc sát trùng; nếu không có thì dùng nước sạch rửa vết thương, có thể dùng nước đun sôi để nguội hay nước máy vô khuẩn. Nên dùng các loại thuốc sát trùng thông thường hoặc xà phòng nhẹ rửa nhiều lần cho đến khi vết thương được làm sạch hoàn toàn. Không nên vì sợ đau hay vội vã mà bỏ qua giai đoạn này, bởi nó sẽ quyết định quá trình lành sẹo. Sau khi làm sạch, có thể băng vết thương bằng gạc mỏng, sạch, không nên băng kín vì có thể làm nhiễm trùng nặng lên. Đối với các vết thương to, vấy bẩn nhiều hay vết bỏng nặng, phải đến cơ sở y tế để kiểm tra và xử trí đầy đủ. Khi nhiễm trùng, việc sử dụng thuốc tại chỗ hay toàn thân phải do thầy thuốc quyết định. Tuyệt đối không được tự ý bôi đắp hay uống thuốc vì có thể dẫn tới những biến chứng như dị ứng, hoại tử vết thương, bội nhiễm, nhiễm trùng huyết. Ngoài ra, việc dùng thuốc không đúng cách sẽ để lại sẹo xấu. . Làm thế nào để vết thương nhanh lành sẹo? Khi một tổ chức bị tổn thương, cơ thể ngay lập tức có những hoạt động để làm lành vết thương đó: các tế bào chết bị. thương chậm lành, nguyên nhân có thể là: - Không được làm sạch đúng cách: Khi vết thương bị vấy bẩn quá nhiều, hoặc vết thương ngoằn nghèo, sâu, cơ thể không thể tự làm sạch, lúc đó vết thương không. những yếu tố khác tham gia, loại vết thương này thường chóng lành và không cần can thiệp. - Vết thương do chấn thương: Có nhiều mức độ, từ các vết rách da, xây xát, vết bỏng nhỏ đến bỏng nặng toàn