Môi khô nẻ không chỉ do thời tiết Thời tiết lạnh, hanh khô nếu thấy làn môi nứt nẻ kéo dài dù thường xuyên dùng son dưỡng môi, bạn hãy nghĩ tới nguyên nhân khác ngoài tác động của thời tiết. Bác sỹ Nguyễn Minh Hồng - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng các Tiến bộ Y học Việt Nam, cho biết, đó có thể là dấu hiệu của một số bệnh mà không phải do thời tiết lạnh, hanh khô. Như khi môi tiếp xúc với chất tạo dị ứng, chẳng hạn chất cinnamic aldehyd trong kem đánh răng, nước súc miệng (giúp kem đánh răng, nước súc miệng có mùi vị hấp dẫn), hoặc các chất muối kim loại như nickel, v.v sẽ làm cho làn môi có những chỗ khô, dày, lấm tấm trắng, đóng vẩy, hoặc nổi những mụn nước nhỏ. Trong trường hợp này, để chấm dứt bệnh, không có cách gì khác là tìm và loại bỏ các tác nhân gây dị ứng. Cùng với đó là dùng thêm kem dưỡng môi có steroid nhẹ, như hydrocortison cream để thoa lên môi. Trường hợp viêm môi do kích thích thường gặp ở những người có thói quen hay cắn hoặc liếm môi, khiến môi và cả da chung quanh luôn bị khô mốc, ửng đỏ. Với dạng viêm môi này, chỉ cần từ bỏ thói quen liếm môi, cùng với thoa kem steroid nhẹ, vài ngày sau môi sẽ trở về trạng thái bình thường. Nếu có cảm giác khô môi, bạn không nên liếm nó mà hãy dùng kem dưỡng môi để thoa. Ở người trẻ, nguyên nhân gây lở mép là do thói quen liếm môi miệng, do viêm da quá mẫn, khiến góc miệng đỏ, lở, lấm tấm trắng, đóng vẩy. Còn ở những người cao tuổi, lở miệng có thể do tuổi tác (khiến các cơ và da mặt lỏng lẻo, tạo những vết nhăn xệ xuống, gấp nếp ở góc miệng), móm, răng giả chế không khéo, khớp cắn lệch lạc, xương hàm thoái hoá. Nước bọt dễ ứ đọng tại nơi da gấp nếp ở góc miệng, gây lở, đồng thời nước bọt cũng là môi trường tốt để nấm, vi trùng sinh sôi nảy nở, khiến tình trạng thành nặng hơn. Đối với bệnh lở mép, nếu nguyên nhân do nấm, sau khi dùng các thuốc trị nấm bệnh sẽ hết. BS Nguyễn Minh Hồng khuyên, bên cạnh dùng kem dưỡng ẩm cho môi, bạn hãy thực hiện thêm các biện pháp sau: Uống nhiều nước để tăng độ ẩm cho da (chú ý không để nước dính vào môi, do sự bay hơi của nước sẽ làm môi bị rát hơn). Tăng cường các vitamin nhóm B và chất sắt, ăn nhiều hoa quả, rau xanh và tránh ăn kiêng. Khi da môi bị tróc, không được dùng tay bóc, vì sẽ làm môi bị rách và chảy máu. Lựa chọn son môi phù hợp, tránh những sản phẩm có màu hay mùi nhân tạo, vì những thành phần này sẽ làm môi khô và mẫn cảm hơn. Cẩn thận về kem đánh răng, khi dùng kem, nếu thấy rát môi hãy đánh răng với một chút muối. Theo Hoàng Phú TP . Môi khô nẻ không chỉ do thời tiết Thời tiết lạnh, hanh khô nếu thấy làn môi nứt nẻ kéo dài dù thường xuyên dùng son dưỡng môi, bạn hãy nghĩ tới nguyên nhân khác ngoài tác động của thời tiết. . bị khô mốc, ửng đỏ. Với dạng viêm môi này, chỉ cần từ bỏ thói quen liếm môi, cùng với thoa kem steroid nhẹ, vài ngày sau môi sẽ trở về trạng thái bình thường. Nếu có cảm giác khô môi, bạn không. bộ Y học Việt Nam, cho biết, đó có thể là dấu hiệu của một số bệnh mà không phải do thời tiết lạnh, hanh khô. Như khi môi tiếp xúc với chất tạo dị ứng, chẳng hạn chất cinnamic aldehyd trong