GIÁO TRÌNH THUẾ CĂN BẢN_BÀI 8 doc

18 159 1
GIÁO TRÌNH THUẾ CĂN BẢN_BÀI 8 doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BÀI 8: THUẾ XUẤT KHẨU - THUẾ NHẬP KHẨU I. KHÁI NIỆM THUẾ XUẤT KHẨU - THUẾ NHẬP KHẨU 1. Khái niệm 2. Tính chất của thuế xuất khẩu - thuế nhập khẩu 3. Mã số thuế II. ĐỐI TƯỢNG CHỊU THUẾ VÀ NỘP THUẾ XUẤT KHẨU - NHẬP KHẨU 1. Định nghĩa đối tượng chịu thuế 2. Những đối tượng chịu thuế theo luật hiện hành 3. Đối tượng không chịu thuế 4. Đối tượng nộp thuế III. CĂN CỨ VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH THUẾ 1. Căn cứ tính thuế 2. Phương pháp tính thuế IV. CHẾ ĐỘ MIỄN GIẢM THUẾ 1. Miễn thuế 2. Giảm thuế V. ĐĂNG KÝ KÊ KHAI - NỘP THUẾ - HOÀN THUẾ - TRUY THU THUẾ 1. Đăng ký kê khai thuế 2. Nộp thuế 3. Hoàn thuế 4. Truy thu thuế 5. Quản lý nhà nước về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu I. KHÁI NIỆM THUẾ XUẤT KHẨU - THUẾ NHẬP KHẨU 1. Khái niệm: Sản xuất hàng hoá ngày càng phát triển dẫn đến các quan hệ mua bán trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia diễn ra ngày càng tăng. Mỗi một quốc gia độc lập có chủ quyền đều sử dụng một loại thuế thu vào hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới nước mình. Thuế này được gọi chung là thuế quan (Custom duty). Trong điều kiện nền kinh tế thế giới phát triển theo xu hướng quốc tế hóa thì pháp luật của các nước về thuế quan ngày càng có xu thế hội nhập với các quốc gia trong khu vực và trên phạm vi toàn thế giới. Thuế quan ở Việt Nam có tên gọi là thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là một loại thuế đánh vào các hàng hoá mậu dịch, phi mậu dịch được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam. Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được nhà nước ta ban hành vào năm 1951, thời điểm này thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là công cụ để nhà nước thực hiện chức năng quản lý việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá giữa vùng tự do và vùng bị tạm chiếm, bảo vệ và phát triễn kinh tế vùng tự do, xúc tiến việc giao lưu các loại hàng hoá là nhu yếu phẩm cần thiết cho quân đội và nhân dân. Phương châm đấu tranh kinh tế với địch là đẩy mạnh xuất khẩu, tranh thủ nhập khẩu các loại hàng hoá cần thiết cho kháng chiến, sản xuất và đời sống nhân dân. Do đó, nhà nước miễn thuế xuất khẩu cho tất cả các loại hàng hoá của vùng tự do. Mặt khác, hạn chế nhập khẩu hàng hoá từ vùng địch. Thuế suất áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu là từ 30 % trở lên. Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hàng mậu dịch được Quốc hội nước ta ban hành ngày 29 -12 -1987. Ðạo luật này chỉ điều chỉnh quan hệ thu nộp thuế phát sinh từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng mậu dịch. Do đó có sự phân biệt trong áp dụng chế độ thu thuế giữa hàng hoá mậu dịch với các loại hàng hoá phi mậu dịch khác. Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã được Quốc hội thông qua ngày 26 -12 -1991 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã được Quốc hội thông qua ngày 5 -7- 1993. Luật này được Quốc hội thông qua ngày 20 -5 1998 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1 -1- 1999. Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành có phạm vi điều chỉnh rộng hơn so với Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hàng hoá mậu dịch ban hành năm 1987. Theo đó, Nhà nước thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu không phân biệt tính chất hàng hoá là xuất khẩu, nhập khẩu mậu dịch hay phi mậu dịch. Ðối tượng điều chỉnh của Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu là quan hệ thu nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu giữa nhà nước với các tổ chức và cá nhân có hàng hoá được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam, kể cả hàng hoá từ thị trường trong nước đưa vào khu chế xuất và từ khu chế xuất đưa ra thị trường trong nước. Theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu thì thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng hoá mậu dịch mang tính chất gián thu. Còn đối với các loại hàng hoá khác thì tùy theo từng trường hợp mà thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có tính chất gián thu hoặc tính chất trực thu. 2. Tính chất của thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là công cụ rất quan trọng để nhà nước thực hiện chính sách kinh tế của mình, quản lý các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu; mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại; nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu. Căn cứ vào từng giai đoạn lịch sử và điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi nước mà thuế quan được sử dụng với nhiều mục tiêu khác nhau. Tuy nhiên, ở góc độ chung nhất có thể nhận thấy rằng tính chất của thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được thể hiện ở các khía cạnh sau:  Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là nguồn thu quan trọng cho ngân sách nhà nước. Mục tiêu chung của các quốc gia là sử dụng thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu để tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Ðồng thời thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là loại thuế dễ thu nhất, ít bị phản ứng từ phía trong nước, thậm chí có khi còn được sự ủng hộ của nhiều người.  Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cấu thành trong giá cả hàng hoá, làm tăng giá hàng hoá, do đó có tác dụng điều tiết xuất khẩu, nhập khẩu và hướng dẫn tiêu dùng; bởi vì lượng hàng hoá xuất khẩu hay nhập khẩu phụ thuộc vào sức tiêu thụ hàng hoá, yếu tố này lại phụ thuộc vào giá cả. Giá cả hàng hoá cao hay thấp sẽ quyết định việc giảm hoặc tăng sức cạnh tranh của hàng hoá đó trên thị trường. Thông qua thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nhà nước điều tiết việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá . Hơn nữa, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu sẽ hạn chế việc tiêu dùng hàng hoá xa xỉ hoặc các loại hàng hoá không được khuyến khích sử dụng như thuốc lá, rượu, bia  Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có tác dụng bảo hộ nền sản xuất trong nước. Việc đánh thuế cao vào hàng hoá nhập khẩu sẽ giúp các nhà sản xuất trong nước có thể cạnh tranh được với hàng hoá nhập khẩu. Ðặc biệt thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu giúp cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các ngành còn non trẻ trong nước có thời gian trưởng thành và sinh lời để từ đó có thể cạnh tranh với hàng hoá nhập khẩu.  Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có tác dụng giảm bớt nạn thất nghiệp vì việc đánh thuế nhập khẩu cao thì hàng hoá nhập khẩu sẽ giảm; để bù vào lượng hàng hoá nhập khẩu đó nhà nước ta phải mở rộng đầu tư, phát triển sản xuất, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động từ đó góp phần giải quyết nạn thất nghiệp trong nước.  Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là công cụ để nhà nước thực hiện chính sách phân biệt đối xử trong quan hệ thương mại đối với các nước. Chẳng hạn Mỹ đòi EU phải giảm từ 30 - 50% trợ cấp cho nông nghiệp, nếu không Mỹ sẽ tăng mức thuế đánh vào hàng hoá nông sản của EU nhập khẩu vào thị trường Mỹ.  Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu góp phần mở rộng quan hệ kinh tế đối ngọai giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới.  Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu là công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện chức năng quản lý và nâng cao hiệu qủa hoạt động xuất nhập khẩu trong cả nước. 3. Mã số thuế: Danh mục mặt hàng chịu thuế cuả biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu hiện hành, về cơ bản được xây dựng dựa trên cơ sở bảng danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu cuả Hội đồng hợp tác hải quan thế giới (Hamorid System), đồng thời có biến đổi một số phần cụ thể cho phù hợp với hoạt động xuất, nhập khẩu cuả Việt Nam. Hàng hoá trong bảng danh mục biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu hiện hành được chia thành 21 phần, 97 chương ( trừ chương 77 được để trống để dự phòng). Trong mỗi chương cuả biểu thuế chia ra các nhóm hàng (cấp độ 4 chử số), trong mỗi nhóm hàng có thể phân chia thành các phân nhóm hàng ( cấp độ 6 chử số), và trong mỗi phân nhóm hàng có thể phân chia thành các mặt hàng ( cấp độ 8 chử số) .Tuỳ theo đặc điểm, tính chất cấu tạo cuả từng chương, nhóm, phân nhóm và mặt hàng mà một chương có thể được chia thành một hay nhiều nhóm hàng, một nhóm hàng có thể không chia hoặc được chia thành nhiều phân nhóm hàng, một phân nhóm hàng có thể không chia hoặc chia thành nhiều mặt hàng khác nhau. Ðể thuận tiện trong việc tra cứu biểu thuế và làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, về cơ bản tất cả các nhóm hàng, phân nhóm hàng, mặt hàng đều được mã hoá theo số thứ tự cuả mặt hàng đó trong chương, nhóm và phân nhóm. Trong đó:  Mỗi nhóm hàng trong chương được xác định bằng 4 chử số. Ví dụ nhóm trâu, bò sống được mã hoá bằng mã hiệu 0102, trong đó 2 chử số đầu (01) là mã hiệu cuả chương (chương 1), hai chử số sau (02) là mã hiệu xác định vị trí cuả nhóm đó trong chương (nhóm thứ 2 cuả chương).  Mỗi phân nhóm hàng trong nhóm được xác định bằng 6 chử số. Có hai cách phân loại và mã hiệu cho các phân nhóm hàng, gọi l;à phân nhóm cấp 1 và phân nhóm cấp 2.  Một số nhóm hàng không được phân chia thành nhiều phân nhóm hàng khác nhau thì sẽ được thêm hai chử số 00 vào sau cùng.  Một số phân nhóm hàng trong biểu thuế được phân chia tiếp thành nhiều mặt hàng khác nhau. Mỗi mặt hàng trong phân nhóm được xác định bằng 8 chử số.  Tuy nhiên cũng có một số trường hợp các phân nhóm hàng được phân chia tiếp thành nhiều mặt hàng khác nhau nhưng không xác định mã số cho chúng. Theo cách sắp xếp danh mục và mã số cuả nhóm hàng, phân nhóm hàng, mặt hàng nói trên thì biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành được phân thành 3 cột, trong đó:  Cột thứ nhất là cột mã số của nhóm hàng, phân nhóm hàng và mặt hàng.  Cột thứ hai là cột mô tả tên nhóm hàng, phân nhóm hàng và mặt hàng.  Cột thứ 3 là cột quy định mức thuế suất thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cho nhóm hàng; hoặc cho phân nhóm hàng; hoặc cho mặt hàng. Do đó khi tra cứu mã số và mức thuế suất thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cuả một mặt hàng cụ thể nào đó cần xem nhóm hàng và mặt hàng này nằm trong đó được chia chi tiết đến mức độ nào: Nhóm , phân nhóm cấp 1, phân nhóm cấp 2 hay mặt hàng để xác định chính xác mức thuế cuả mặt hàng này trong biểu thuế. II. ÐỐI TƯỢNG CHỊU THUẾ VÀ NỘP THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU 1. Ðịnh nghĩa đối tượng chịu thuế: Hàng hoá được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam, kể cả hàng hoá từ thị trường trong nước đưa vào khu chế xuất và từ khu chế xuất đưa ra thị trường trong nước, đều là đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. 2. Những đối tượng chịu thuế theo Luật hiện hành: Tất cả các hàng hoá được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam trong các trường hợp sau đây đều là đối tượng chịu thuế xuất khẩu hoặc thuế nhập khẩu:  Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của các tổ chức kinh tế Việt Nam thuộc các thành phần kinh tế được phép trao đổi, mua, bán, vay nợ với nước ngoài.  Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của các tổ chức kinh tế nước ngoài, của các hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.  Hàng hoá được phép xuất khẩu vào khu chế xuất tại Việt Nam và hàng hoá của các doanh nghiệp trong khu chế xuất được phép nhập khẩu vào thị trường Việt Nam.  Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu để làm hàng mẫu, quảng cáo, dự hội chợ triễn lãm.  Hàng hoá viện trợ hoàn lại và không hoàn lại.  Hàng hoá vượt tiêu chuẩn hành lý được miễn thuế mang theo người của cá nhân người Việt Nam và người nước ngoài khi xuất nhập cảnh qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.  Hàng hoá là quà biếu, quà tặng vượt qúa tiêu chuẩn miễn thuế của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hoặc gửi về cho các tổ chức, cá nhân ở Việt Nam và ngược lại.  Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu vượt quá tiêu chuẩn miễn thuế của công dân Việt Nam được nhà nước cử đi công tác, lao động và học tập ở nước ngoài, của các tổ chức quốc tế, cơ quan ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam và của các cá nhân người nước ngoài làm việc tại các tổ chức nói trên hoặc tại các hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.  Hàng hoá là tài sản di chuyển vượt quá tiêu chuẩn miễn thuế của các tổ chức, cá nhân nước ngoài xuất khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam do hết thời hạn cư trú và làm việc tại Việt Nam và cuả cá nhân người Việt Nam được Chính phủ Việt Nam cho phép xuất cảnh để định cư ở nước ngoài. 3. Ðối tượng không chịu thuế: Hàng hoá được phép xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là đối tượng của nhiều loại quan hệ kinh tế - xã hội khác nhau như hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo các hợp đồng giữa các tổ chức kinh tế; hàng hoá viện trợ hoàn lại và không hoàn lại; hàng hoá là hành lý, quà biếu, quà tặng, là tài sản di chuyển Ðể động viên hợp lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu vào ngân sách nhà nước và phù hợp với thông lệ quốc tế, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu quy định các hàng hoá được phép xuất khẩu, nhập khẩu nhưng không thuộc diện chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu sau khi làm đầy đủ thủ tục hải quan trong các trường hợp sau:  Hàng hoá vận chuyển quá cảnh hoặc mượn đường qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam; hàng hoá từ nước ngoài nhập khẩu vào khu chế xuất và hàng hoá từ khu chế xuất xuất khẩu ra nước ngoài hoặc hàng hoá từ khu chế xuất này đưa sang khu chế xuất khác trong lãnh thổ Việt Nam.  Hàng hoá chuyển khẩu theo các hình thức sau: · Hàng hoá được chuyển thẳng từ cảng nước xuất khẩu đến cảng nước nhập khẩu không đến cảng Việt Nam. · Hàng hoá được chở đến cảng Việt Nam nhưng không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam mà đi luôn đến cảng nước nhập khẩu. · Hàng hoá đưa vào kho ngoại quan rồi chuyển đến nước khác không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam.  Hàng hoá viện trợ nhân đạo. Ðối với các hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trái phép; hàng hoá cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu thì không thuộc phạm vi áp dụng luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu mà tuỳ vào mức độ vi phạm của từng trường hợp cụ thể sẽ bị xử lý bằng các biện pháp cưỡng chế hành chính , tư pháp theo quy định cuả pháp luật. 4. Ðối tượng nộp thuế: Tất cả các tổ chức, cá nhân có hàng hoá được phép xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện chịu thuế là đối tượng nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Ðối tượng nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có thể là tổ chức, cá nhân trong nước thuộc mọi thành phần kinh tế và cũng có thể là cá nhân, tổ chức nước ngoài. Trường hợp xuất nhập khẩu ủy thác thì tổ chức nhận ủy thác là đối tượng nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. III. CĂN CỨ VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH THUẾ 1. Căn cứ tính thuế: Căn cứ tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu bao gồm: - Số lượng từng mặt hàng ghi trong tờ khai hàng xuất khẩu, nhập khẩu. - Giá tính thuế - Thuế suất của mặt hàng chịu thuế quy định trong biểu thuế. 1.1. Giá tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: Giá tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được áp dụng theo quy định đối với từng trường hợp sau đây: + Giá tính thuế đối với hàng hoá xuất khẩu là giá bán cho khách hàng tại cửa khẩu xuất (FOB), không gồm chi phí vận tải (F), phí bảo hiểm (I) theo hợp đồng bán hàng. + Giá tính thuế đối với hàng hoá nhập khẩu là giá mua cuả khách hàng tại cửa khẩu nhập, bao gồm cả chi phí vận tải (F), phí bảo hiểm (I) theo hợp đồng mua hàng, tức là giá CIF. + Ðối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu nếu có hợp đồng mua bán và có đủ các chứng từ hợp lệ đủ điều kiện để xác định giá tính thuế thì giá tính thuế được xác định theo hợp đồng. + Trong trường hợp hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo phương thức khác hoặc giá ghi trên hợp đồng quá thấp so với giá mua bán tối thiểu thực tế tại cửa khẩu thì giá tính thuế áp dụng theo biểu giá do Chính phủ quy định. Giá tính thuế tính bằng đồng Việt Nam. Ngoại tệ được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá mua vào do Ngân hàng nhà nước công bố. 1.2. Thuế suất: Thuế suất đối với hàng nhập khẩu gồm thuế suất thông thường, thuế suất ưu đãi và thuế suất ưu đãi đặc biệt:  Thuế suất thông thường áp dụng cho hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ nước không có thoả thuận đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam. Thuế suất thông thường được quy định cao hơn không quá 70% so với thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng do Chính phủ quy định.  Thuế suất ưu đãi áp dụng cho hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ nước có thỏa thuận đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam.  Thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng cho hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ nước mà Việt Nam và nước đó đã có thoả thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu. Hàng hoá nhập khẩu trong các trường hợp sau, ngoài việc chịu thuế theo quy định như trên còn phải chịu thuế bổ sung  Hàng hoá được nhập khẩu vào Việt Nam với giá bán của hàng hoá đó quá thấp so với giá thông thường do được bán phá giá, gây khó khăn cho sự phát triễn ngành sản xuất hàng hoá tương tự cuả Việt Nam .  Hàng hoá được nhập khẩu vào Việt Nam với giá bán của hàng hoá đó quá thấp so với giá thông thường do có sự trợ cấp của nước xuất khẩu, gây khó khăn cho sự phát triển ngành sản xuất hàng hoá tương tự cuả Việt Nam.  Hàng hoá được nhập khẩu vào Việt Nam có xuất xứ từ nước mà nước đó có sự phân biệt đối xử về thuế nhập khẩu hoặc có những biện pháp phân biệt đối xử khác đối với hàng hoá cuả Việt Nam. 1.3. Số lượng hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu: Là số lượng hàng hoá thực tế ghi trên tờ khai mà cơ sở có hàng xuất khẩu, nhập khẩu nộp cho cơ quan hải quan . 2. Phương pháp tính thuế: Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được tính theo công thức sau: IV. CHẾ ÐỘ MIỄN THUẾ, GIẢM THUẾ 1. Miễn thuế: Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu được miễn thuế trong các trường hợp sau:  Hàng viện trợ không hoàn lại bao gồm: · Hàng hoá viện trợ không hoàn lại song phương hoặc đa phương cuả các tổ chức Chính phủ, các tổ chức phi Chính phủ. · Hàng hoá viện trợ do các tổ chức nhân đạo, giáo dục, y tế, văn hoá nước ngoài hoặc cuả các tổ chức tôn giáo quốc tế viện trợ cho các cơ quan khoa học, giáo dục, y tế, văn hoá và các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam để dùng trực tiếp cho khoa học, giáo dục, y tế, văn hoá và tôn giáo.  Hàng tạm nhập tái xuất, hàng tạm xuất tái nhập để dự hội chợ, triển lãm bao gồm những hàng hoá được phép tạm xuất khẩu hoặc tạm nhập khẩu để dự hội chợ, triển lãm, hết thời hạn hội chợ, triển lãm phải nhập về Việt Nam đối với hàng tạm xuất và xuất khẩu ra nước ngoài đối với hàng tạm nhập. [...]... thì thời hạn nộp thuế là 30 ngày kể từ ngày đối tượng nộp thuế nhận được thông báo chính thức cuả cơ quan thu thuế về số thuế phải nộp Quá thời hạn nộp thuế nói trên mà đối tượng nộp thuế chưa nộp thuế thì tổ chức bảo lãnh phải có trách nhiệm nộp thuế đó thay cho đối tượng nộp thuế 3 Hoàn thuế: Nghiã vụ nộp thuế cuả đối tượng nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu gắn liền với thực tế xuất khẩu, nhập khẩu... thanh tra việc kê khai nộp thuế, hoàn thuế cuả đối tượng nộp thuế để đảm bảo thực hiện đúng quy định cuả pháp luật Xử lý vi phạm hành chính về thuế và giải quyết khiếu nại về thuế Yêu cầu đối tượng nộp thuế cung cấp sổ sách kế toán, hoá đơn, chứng từ và hồ sơ, tài liệu khác có liên quan đến việc tính thuế và nộp thuế Lưu giữ và sử dụng số liệu, tài liệu mà đối tượng nộp thuế và đối tượng khác cung... chính vế thuế   Khai man thuế, trốn thuế thì ngoài việc phải nộp đủ số thuế theo quy định cuả Luật này, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm còn bị phạt tiền từ một đến năm lần số tiền thuế gian lận Không nộp thuế, nộp phạt theo quyết định xử lý vế thuế thì bị cưỡng chế thi hành bằng các biện pháp sau đây: · Trích tiền gửi cuả đối tượng nộp thuế tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc để nộp thuế, ... tượng nộp thuế cho đến khi đối tượng đó nộp đủ số tiền thuế, tiền phạt   Nếu phát hiện và có kết luận có sự gian lận, trốn thuế, cơ quan thuế có trách nhiệm truy thu tiền thuế, tiền phạt trong thời hạn 5 năm trở về trước, kể từ ngày kiểm tra phát hiện có sự gian lận, trốn thuế; Trường hợp đối tượng nộp thuế nhầm lẫn trong kê khai, cơ quan thuế có trách nhiệm truy thu hoặc hoàn trả tiền thuế đó trong... lý vi phạm về thuế: Ðối tượng nộp thuế nếu vi phạm Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thì bị xử lý như sau:   Nộp chậm tiền thuế, tiền phạt so với ngày quy định phải nộp hoặc quyết định xử lý về thuế thì ngoài việc nộp đủ số thuế, số tiền phạt, mỗi ngày nộp chậm còn phải nộp phạt bằng 0,1% (một phần nghìn) số tiền chậm nộp Không thực hiện đúng những quy định về đăng ký, kê khai nộp thuế theo quy... bảo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân thực hiện nghĩa vụ nộp thuế Hướng dẫn đối tượng nộp thuế thực hiện chế độ đăng ký kê khai, nộp thuế theo đúng quy định cuả Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các văn bản hướng dẫn thi hành          Bố trí cán bộ tiếp nhận và làm thủ tục đăng ký tờ khai hàng hoá cho đối tượng nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đảm bảo nhanh chóng, kịp thời Tiến hành kiểm... chuyển, bốc xếp bị hư hỏng, mất mát nếu có lý do xác đáng và được Vinacontrol chứng nhận thì đối tượng nộp thuế được giảm thuế tương ứng với tỷ lệ hư hao, mất mát cuả hàng hoá đó V ÐĂNG KÝ KÊ KHAI, NỘP THUẾ, HOÀN THUẾ, TRUY THU THUẾ 1 Ðăng ký kê khai thuế:  Các tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng nộp thuế mỗi lần có hàng hoá được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam phải đến cơ quan hải quan... thông báo số thuế đối với lô hàng hoá ấy không còn giá trị Khi có hàng hoá xuất khẩu hoặc nhập khẩu thì phải làm lại thủ tục đăng ký tờ khai hàng xuất khẩu hoặc nhập khẩu mới 2 Nộp thuế: Thời hạn nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được quy định như sau:      Ðối với hàng hoá xuất khẩu là 15 ngày, kể từ ngày đối tượng nộp thuế nhận được thông báo chính thức cuả cơ quan thu thuế về số thuế phải nộp... Nam và ngược lại được miễn thuế theo mức quy định cuả Bộ Tài chính Hàng nhập khẩu để bán hàng miễn thuế tại các đơn vị được cơ quan có thẩm quyền cho phép kinh doanh bán hàng miễn thuế phục vụ cho người xuất cảnh, các cơ quan đại diện nước ngoài và người nước ngoài ở Việt Nam 2 Giảm thuế: Theo quy định cuả Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thì trường hợp hàng hoá trong quá trình vận chuyển, bốc xếp... chính thì được hoàn thuế nhập khẩu đối với số hàng thực bán để đưa ra khỏi Việt Nam 4 Truy thu thuế: Khi lý do cuả các trường hợp hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu được miễn thuế, xét miễn thuế, xét giảm thuế đã thay đổi thì cơ quan hải quan sẽ truy thu đủ sổ thuế đã được miễn, giảm Cụ thể gồm các trường hợp sau đây:    Hàng hoá viện trợ sử dụng vào các mục đích khác ngoài chương trình dự án Hàng hoá . TÍNH THUẾ 1. Căn cứ tính thuế 2. Phương pháp tính thuế IV. CHẾ ĐỘ MIỄN GIẢM THUẾ 1. Miễn thuế 2. Giảm thuế V. ĐĂNG KÝ KÊ KHAI - NỘP THUẾ - HOÀN THUẾ - TRUY THU THUẾ 1. Đăng ký kê khai thuế 2 BÀI 8: THUẾ XUẤT KHẨU - THUẾ NHẬP KHẨU I. KHÁI NIỆM THUẾ XUẤT KHẨU - THUẾ NHẬP KHẨU 1. Khái niệm 2. Tính chất của thuế xuất khẩu - thuế nhập khẩu 3. Mã số thuế II. ĐỐI TƯỢNG CHỊU THUẾ VÀ. chức nhận ủy thác là đối tượng nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. III. CĂN CỨ VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH THUẾ 1. Căn cứ tính thuế: Căn cứ tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu bao gồm: - Số lượng

Ngày đăng: 06/08/2014, 20:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan