Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
178,86 KB
Nội dung
THUỐC ĐIỀU TRỊ TẠI CHỖ, VẬT LIỆU CHE PHỦ TẠM THỜI VẾT BỎNG PHẦN I THUỐC ĐIỀU TRỊ TẠI CHỖ VẾT BỎNG I.ĐẠI CƯƠNG - Tổn thương bỏng là nguồn gốc gây ra mọi rối loạn bệnh lý trong bệnh bỏng - Dùng thuốc điều trị tại chỗ tổn thương bỏng nhằm hạn chế hoặc cắt bỏ yếu tố bệnh lý này - Thuốc điều trị tại chỗ vết bỏng gồm các nhóm thuốc: · Thuốc kháng khuẩn vết thương bỏng · Thuốc làm rụng hoại tử bỏng · Thuốc kích thích tái tạo vết bỏng · Thuốc làm se khô và tạo màng che phủ vết bỏng - Trong điều trị bỏng hiện đại, việc sử dụng các vật liệu thay thế da đang là một vấn đề được cả thế giới quan tâm. - Khám vết bỏng hàng ngày là công việc thường xuyên của bác sỹ điều trị bỏng để bổ xung chẩn đoán độ sâu của bỏng và chỉ định thuốc điều trị tại chỗ và toàn thân phù hợp II. CÁC THUỐC ĐIỀU TRỊ TẠI CHỖ VẾT BỎNG 1. Thuốc ức chế vi khuẩn vết thương bỏng + Yêu cầu của một thuốc kháng khuẩn vết bỏng Có tác dụng với các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn vết bỏng với tỷ lệ kháng thuốc thấp nhất Không hoặc ít gây hại cho mô lành và tế bào lành Không hoặc ít có tác dụng phụ Thấm sâu vào các mô 1.1.Cream Silver sulfadiazine 1% + Đặc tính và tác dụng: Là sự kết hợp của bạc (Ag) với một sulfamide. Được sản xuất từ 1960, dưới dạng cream nồng độ 1% màu trắng không tan trong nước. Đây là một thuốc kháng khuẩn sử dụng tại chỗ vết bỏng khá thông dụng hiện nay. - Thuốc ít hoặc không gây đau - Thuốc ít thấm sâu vào hoại tử - Thuốc có phổ kháng khuẩn rộng với nhiều loại vi khuẩn như S.aureus, E.coli, Klebsiella, P.aeruginosa, Proteus, Enterobacteraceae và cả C.albicans + Chỉ định: - Điều trị vết thương bỏng nông và sâu + Chống chỉ định: - Sau mổ ghép da - Phụ nữ có thai những tháng cuối, trẻ sơ sinh (vì gây vàng da) - Dị ứng với các thành phần của thuốc + Cách dùng: Thuốc được dùng đắp vào vết thương bỏng mới (sau khi đã được xử trí vết thương kỳ đầu tốt) có thể đắp trực tiếp thuốc lên vết thương hoặc tẩm vào gạc. Thay băng ngày một lần hoặc hai lần + Tác dụng phụ: Silver sulfadiazine 1% (SSD 1%) có thể gây giảm bạch cầu . Dấu hiệu này xảy ra thường sau 2-3 ngày sử dụng thuốc khi đắp diện tích rộng. Triệu chứng này thường gặp từ 5-15% bệnh nhân + Một số biệt dược thường gặp: - Silvadene (Hoa kỳ) - Flammazin (Pháp) - Silvin (Pakistan) - Silvirin (ấn độ) - Sulfadiazin bạc (Xí nghiệp dược phẩm TW Huế) 1.2 Axit Boric. Đây là một axit yếu, thuốc được sử dụng dưới dạng dung dịch 3% hoặc dạng bột tinh thể màu trắng , đóng gói 10 gam Axit boric có tác dụng ức chế sự phát triển của trực khuẩn mủ xanh. Chỉ định - Điều trị vết thương nhiễm trực khuẩn mủ xanh - Sử dụng để trung hoà vết bỏng do vôi tôi nóng Chống chỉ định: Các loại bỏng khác Cách dùng: Tẩm thuốc vào gạc đắp lên những vùng vết thương có nhiễm trực khuẩn mủ xanh, tẩm thuốc vào gạc đắp lên vết thương bỏng vôi, chỉ đắp diện tích khoảng 10% Chú ý khi sử dụng: Không dùng ở diện tích quá rộng vì có nguy cơ thuốc gây nhiễm toan chuyển hoá. 1.3 Dung dịch Nitrat bạc (AgNO3) Đặc tính: Thuốc có tác dụng diệt trực khuẩn mủ xanh, thuốc ít gây dị ứng Chỉ định: Những vết bỏng nhiễm trực khuẩn mủ xanh Chống chỉ định: Những vết bỏng khác Cách dùng: Tẩm thuốc vào gạc, đắp vào những vùng nhiễm trực khuẩn mủ xanh Dạng thuốc: Dung dịch 0,5%; 0,25% đóng trong chai màu. Nhược điểm của thuốc là đắp tốn gạc, gây đen đồ vải. Chú ý khi sử dụng: Chỉ đắp với diện tích dưới 10% diện tích cơ thể vì thuốc gây hạ natri và clo máu, gây kiềm chuyển hoá và methemoglobin 1.4. Mỡ Maduxin: + Đặc điểm và tác dụng: Maduxin (Madhuxin) là thuốc dạng mỡ màu nâu đen được nấu từ lá của cây sến (Madhuca pasquieri – Dubard H. Sapotaceae). Maduxin oil là cao của lá sến , dầu hạt sến và vaselin. Maduxin được nghiên cứu bào chế từ 1990-1995 (Lê Thế Trung, Nguyễn Liêm, Trần Xuân Vận). Đây là thuốc chữa nhiễm khuẩn vết bỏng có hiệu quả. Thuốc có tác dụng với tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh. E.coli, Proteus Gạc tẩm thuốc đắp vào vết thương làm giảm tiết dịch, giảm mùi hôi. Thuốc kích thích biểu mô hóa ở bỏng nông và tạo mô hạt ở bỏng sâu. Thuốc có tác dụng tốt với bỏng vôi. + Chỉ định: điều trị vết bỏng nông, bỏng sâu và bỏng vôi; + Chống chỉ định: Sau mổ ghép da + Cách dùng: Sau khi làm sạch vết thương, tẩm thuốc vào gạc, đắp lên vết thương, thay băng ngày một lần hoặc ngày hai lần. + Nhược điểm: Thuốc thường gây đau cho bệnh nhân và làm đen vải trải. 2. Thuốc làm rụng hoại tử bỏng : Có bản chất là các men tiêu huỷ protein có nguồn gốc từ hoá chất,động vật, thực vật và vi sinh vật 2.1- Từ hoá chất (các axit yếu): mỡ Axit salyxilic 40%: + Chỉ định và cách dùng: - Dùng ở hoại tử khô từ tuần thứ hai sau bỏng - Diện tích dùng một lần dưới 10% diện tích cơ thể - Đắp thuốc trực tiếp lên hoại tử, dùng thuốc cách ngày (Bôi thuốc dày khoảng 1mm) + Chống chỉ định. Hoại tử ướt Trạng thái toàn thân nặng (Suy tim mach, suy hô hấp ) vì dùng thuốc thời gian kéo dài có thể gây nhiễm toan chuyển hoá. 2.2 - Nguồn gốc động vật: Các men Trypsin, pepsin, chymotrypsin 2.3 - Từ thực vật: men papain (từ mủ quả đu đủ), bromelain (từ quả dứa) có tác dụng làm tiêu sợi tơ huyết và ức chế đông vón tiểu cầu Từ vi sinh vật: các men do vi khuẩn tiết ra như Streptokinaza (do liên cầu khuẩn tiết ra), Subtilain (do Bacillus subtilis tiết ra). Chế phẩm Travase đã từng được áp dụng trên lâm sàng có kết quả tốt 3 - Thuốc kích thích tái tạo vết bỏng (kích thích biểu mô và tạo mô hạt) Trong nhóm thuốc này có nhiều loại thuốc như: - Các thuốc mỡ: Dầu gan cá thu, dầu gấc (Bản chất là các vitamin A,D) - Thuốc mỡ chế từ rau má: Madecasol - Thuốc kem nghệ. - Thuốc Dampommade (mỡ cao vàng) , đây là bài thuốc thừa kế của sư cụ Đàm Lương ở Chùa Trắng. Thành phần gồm có: Hồng đơn, sáp ong, mật đà tăng, dầu luyn + Chỉ định: - Sau mổ ghép da 5 - 7 ngày - Vết bỏng chậm liền, vết loét lâu liền diện tích hẹp + Chống chỉ định: Diện tích rộng (vì trong thành phần có chì), mỗi lần chỉ đắp dưới 5% diện tích cơ thể + Cách dùng: Tẩm thuốc vào gạc đắp vào vết thương có tác dụng kích thích biểu mô hoá ở những vùng có mô hạt diện tích hẹp và được sử dụng ở những vết loét lâu liền. Thay băng ngày một lần , hoặc thay băng cách ngày. 4. Thuốc tạo màng che phủ vết bỏng (Thuốc tạo màng) Thành phần của thuốc có tanin có tác dụng làm đông dịch vết thương, kết tủa protein, liên kết các tơ collagene tạo thành một màng . Một số thuốc nam có tác dụng làm se khô và tạo màng thuốc như cao đặc lá sim cao kháo nhậm, cao kháo vàng, hu đay, cao lá tràm, chè dây và đặc biệt là thuốc bỏng chế từ vỏ cây xoan trà (Lê Thế Trung, Nguyễn Văn Đồng, Nguyễn Liêm, Đoàn Thế Luỹ và CS- B76). Cao đặc vỏ cây xoan trà có tỷ trọng d:1,22-1,24, độ nhớt n=5,36 poises, pH:7, Tanin:32,1%, gôm nhựa 14%, flavon 5,4%, dầu béo 1,37% Dạng thuốc bột khô, màu nâu , tan nhanh trong nước nóng (thuốc bột B76) + Chỉ định: Dùng cho bỏng mới, bỏng nông, vết bỏng chưa nhiễm khuẩn + Chống chỉ định: - Bỏng sâu - Vết bỏng đã nhiễm khuẩn hoặc ô nhiễm nặng - Bỏng vùng khớp - Bỏng vùng mặt cổ, tầng sinh môn, sinh dục - Bỏng vòng quanh chi. - Bỏng do vôi tôi nóng + Cách dùng: Bột B76 được rắc lên vết bỏng sau khi đã được xử lý vô khuẩn kỳ đầu vết thương, cắt vòm nốt phỏng, bỏng chi thể không bôi kín chu vi, bôi mặt trước, mặt sau chi thể Chú ý: Thuốc gây đau xót trong 15 - 30 phút sau khi phun thuốc, do đó phải giảm đau tốt cho người bệnh. + Theo dõi sau đắp thuốc: - Sấy khô bằng đèn hoặc bằng máy sấy - Rạch màng thuốc khi có dấu hiệu: phù nề, trèn ép tuần hoàn đầu chi hoặc có mủ ở dưới màng thuốc - Nếu tiến triển tốt, 10 - 15 ngày màng thuốc tự bong và vết bỏng liền PHẦN II: SỬ DỤNG CÁC LOẠI DA VÀ VẬT LIỆU THAY THẾ DA 1. Mục đích - Giảm đau cho người bệnh - Hạn chế mất dịch, máu qua vết thương - Hạn chế nhiễm khuẩn vết bỏng - Kích thích biểu mô hoá ở bỏng nông, kích thích tạo mô hạt ở bỏng sâu [...]...2 Một số vật liệu che phủ tạm thời 2.1 Phân loại + Vật liệu có nguồn gốc từ da: Da dị loại: Da ếch tươi, da ếch đông khô tiệt khuẩn bằng tia gamma, da lợn tươi đông lạnh Da đồng loại: da tử thi, da lấy từ thân nhân người bị bỏng + Vật liệu có nguồn gốc sinh học tổng hợp: màng Biobrane, Intergra, Dermagraft, collagene, 2.2 Chỉ định: - Các vết bỏng độ II, III nền sạch - Đắp vào nền vết thương sau... II, III nền sạch - Đắp vào nền vết thương sau khi cắt bỏ hoại tử - Đắp vào nền mô hạt xấu, chuẩn bị ghép da tự thân - Đắp vào những diện mô hạt rộng (khi chưa có điều kiện ghép da tự thân) 2.3 Chống chỉ định: - Hoại tử bỏng sâu - Vết thương bỏng bẩn và ô nhiễm nặng . THUỐC ĐIỀU TRỊ TẠI CHỖ, VẬT LIỆU CHE PHỦ TẠM THỜI VẾT BỎNG PHẦN I THUỐC ĐIỀU TRỊ TẠI CHỖ VẾT BỎNG I.ĐẠI CƯƠNG - Tổn thương bỏng là nguồn gốc gây ra mọi rối loạn bệnh lý trong bệnh bỏng. - Dùng thuốc điều trị tại chỗ tổn thương bỏng nhằm hạn chế hoặc cắt bỏ yếu tố bệnh lý này - Thuốc điều trị tại chỗ vết bỏng gồm các nhóm thuốc: · Thuốc kháng khuẩn vết thương bỏng · Thuốc. Thuốc làm rụng hoại tử bỏng · Thuốc kích thích tái tạo vết bỏng · Thuốc làm se khô và tạo màng che phủ vết bỏng - Trong điều trị bỏng hiện đại, việc sử dụng các vật liệu thay thế da đang là