1 MINIMALLY INVASIVE CARPAL TUNNEL DECOMPRESSION USING THE KNIFE - LIGHT Dr. Võ Văn Tâm - Dr. Trònh Xuân Lê Chợ Rẫy Hospital OBJECTIVES Carpal tunnel syndrome is a common disorder of hand syndrome are pain, dysfunction, and parenthesis. Three different surgical techniques to treat : - The conventional open approach. - The multior single-port endoscopic approach. - And the limited palmer incision approach. Recently a minimally invasive approach was introduced to decompress the carpal tunnel using the knife - light. METHODS Between August 2005 and April 2007 one hundred consecutive patients with clinical signs and symptoms, as well as EMG finding consistent with carpal tunnel syndrome. Postoperative evaluations were scheduled at one week, one months, three months and six months after the procedure. Follow up, evaluations with use of quantitative measurements of grift strength, pinch strength. RESULTS 2 patients : Pathology of compression on nerve at cervical root. 2 patients : Thickness of membrane of the folded tendons. All patients were able to use their hands immediately after the surgery. Scar tenderness and incision pain were moderate in the first two weeks. CONCLUSION Excellent functional outcomes and satisfaction were achieved using the knife – light for carpal tunnel decompression. Our minimally invasive method often a quick, easy, and effective alternative to conventional or endoscopic carpal tunnel decompression. Caution : Pathology of compression on nerve at cervical root. 2 MỔ GIẢI ÁP ỐNG CỔ TAY BẰNG DAO ĐÈN MỤC TIÊU Hội chứng ống cổ tay là một tình trạng bệnh l yù phổ biến của bàn tay. Triệu chứng lâm sàng là đau, rối loạn chức năng và tê bàn tay. Có ba phương pháp mổ : mổ thường, mổ nội soi và mổ đường mổ nhỏ. Chúng tôi sử dụng dụng cụ dao đèn, dùng đường mổ nhỏ để cắt dây chằng ngang. PHƯƠNG PHÁP (TIỀN CỨU) Từ tháng 8/2005 – 4/2007 : 100 bệnh nhân được mổ bằng dao đèn với triệu chứng lâm sàng và điện cơ chẩn đoán xác định. Sau mổ được đánh giá sau 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng. Sẹo phì đại, tăng nhạy cảm, chạy xe, viết, sức nắm, bấm các ngón tay và các test tinel, pheln, dukan. KẾT QUẢ Hai trường hợp chẩn đoán lầm với chèn ép tủy cổ. Sau mổ không hết tê. Hai trường hợp sau mổ 6 tháng hết tê nhưng đau các khớp ngón tay. Đa số sau mổ 1 tuần bớt tê hoặc hết tê, trở lại lao động, sinh hoạt hằng ngày được. Đau vết mổ, tăng nhạy cảm vết mổ thì bớt dần sau 2 tuần. KẾT LUẬN Mổ giải áp ống cổ tay bằng dao đèn đạt kết quả tốt, bệnh nhân hài lòng sau mổ, mổ nhanh, đường mổ nhỏ, dễ và đạt hiệu quả hơn mổ thường. Tuy nhiên, cần chẩn đoán phân biệt cho rõ, nhất là bệnh l yù chèn ép tủy cổ. 3 Lần đầu tiên James Paget đã mô tả hội chứng ống cổ tay 1854 đến năm 1933 thì James Learmonth cắt dây chằng ngang giải phóng thần kinh giữa ống cổ tay, sau đó có nhiều phương pháp mổ. Mổ thường : đường mổ từ cổ tay đến lòng bàn tay dài 3 – 4cm. Mổ nội soi : phục hồi nhanh, giảm dần nhạy cảm vết mổ và trở lại hoạt động hàng ngày sớm hơn mổ thường. Mổ đường mổ nhỏ : đường mổ ngang trước cổ tay dài 1cm, dùng dao thường hoặc dao cắt đèn để cắt dây chằng ngang. Trong nghiên cứu này chúng tôi dùng dao đèn để cắt dây chằng ngang. Số liệu – phương pháp : Từ tháng 8/2005 đến tháng 4/2007 : 100 bệnh nhân được mổ với dao đèn. 14 bệnh nhân nam 86 bệnh nhân nữ. 25 bệnh nhân 1 tay và 75 bệnh nhân 2 tay. Tuổi trung bình 25 – 60 (đa số 45 - 50). Trước mổ được khám, đánh giá về hoạt động hàng ngày : cầm, nắm, bấm, chạy xe, viết và các test tinel, phalen, dukan, điện cơ. Sau mổ : khám lại sau 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng bao gồm : sẹo lồi, phì đại, tăng nhạy cảm vết mổ, đau, trơ các ngón, hoặc biến chứng tổn thương thần kinh, mạch máu, tái phát, khám lại các test tinel, phalen, dukan, điện cơ. 4 Kỹ thuật mổ : Bệnh nhân nằm ngửa, tê tại chỗ, garrot 1/3 trên cẳng tay, vẽ bằng xanh methylen trên lòng bàn tay. Đường 1 : Ngang nếp gấp cổ bàn tay. Đường 2 : Song song với đường 1 ngang kẻ ngón 1 – 2. Đường 3 : Từ kẽ ngón 3, 4 kẻ vuông góc với đường 1, 2. 5 Rạch da 1cm trên nếp gấp cổ tay, tìm dây chằng ngang dùng dao nhỏ đục lỗ, rồi dùng Kelly banh lỗ rộng để đút đầu dao đèn vào. Cho gọng ôm sát dây chằng, cắt lên và xuống theo đường đã vẽ và thấy đầu dao gián tiếp qua đèn sáng dưới da, mục đích tránh nhánh quặt ngược thần kinh giữa vào ô mô cái. Kết quả 14 bệnh nhân nam : 2 bệnh nhân chèn ép tủy cổ nên sau mổ không hết tê. Sau đó chụp MRI phát hiện và điều trị theo bệnh lyù cột sống cổ. 4 bệnh nhân : bớt và hết tê sau 1 – 2 tuần. 6 bệnh nhân : hết tê sau 1 – 2 tháng. 2 bệnh nhân : không tái khám. 86 bệnh nhân nữ : 12 bệnh nhân không tái khám. 33 bệnh nhân hết tê sau 1 tuần. 22 bệnh nhân hết tê sau 2 – 3 tuần 19 bệnh nhân hết tê sau 3 – 5 tháng. 25 bệnh nhân 1 tay và 75 bệnh nhân 2 tay xu hướng tay thuận nhiều hơn. Nếu 2 tay thì tay thuận nặng hơn. Tuổi trung bình 45 – 50. Những bệnh l kèm : Gout : 1 bệnh nhân → 1% Tiểu đường : 3 bệnh nhân → 3% Cao huyết áp : 10 bệnh nhân → 10% Chèn ép tủy cổ : 2 bệnh nhân → 2% Khám các test : Phalen (+) : 63% Tinel (+) : 26% Teo ổ mô cái : 24 bệnh nhân 24%. Hầu hết bệnh nhân sau mổ 1 – 2 tuần bớt tê → hết tê trừ 2 trường hợp chèn ép tủy cổ sau mổ không hết tê. 31 bệnh nhân than đau nhẹ vết mổ đến 1 – 2 tuần, nhưng không ảnh hưởng sinh hoạt hàng ngày và cũng hết hoàn toàn sau 1 tháng lực ép, bóp, cầm, nắm, viết, chạy xe, cải thiện dần từ 1 tuần → 1 tháng, 3 tháng. Điện cơ : Nặng : 52 bệnh nhân Trung bình : 38 bệnh nhân 6 Nhẹ : 10 bệnh nhân - Sau mổ 1 tháng – 3 tháng có phục hồi một phần hoặc từ ít đến nhiều chưa có bệnh nhân nào điện cơ phục hồi hoàn toàn. Dù lâm sàng bệnh nhân hết tê và trở lại công việc hàng ngày. - Thời gian phẫu thuật : 7’ (5 – 10’) mỗi tay. - Dao đèn 60 – 100 đô dùng cho 5 – 10 bệnh nhân. - Thời gian trở lại công việc hàng ngày : 10 ngày trung bình (7 – 14 ngày). - Sử dụng bàn tay nhẹ nhàng ngay sau mổ. - Biến chứng : Không có bệnh nhân mổ lại (những bệnh tái khám). Không có bệnh nhân nào tổn thương gân, thần kinh. Không có nhiễm trùng hậu phẫu. Không sẹo quá mức, tăng nhạy cảm vết mổ. Bàn luận : 1991 : Kuschner et al đã nghiên cứu 3.035 bàn tay với mổ kinh điển, có biến chứng. Đau vết mổ, sẹo quá mức 6%. Nhiễm trùng nông 0,95% Tổn thương thần kinh vận động ổ mô cái 7% Tổn thương thần kinh dưới da mặt lòng bàn tay 43% do có liên quan đường rạch da dài gây tổn thương những sợi cảm giác lòng bàn tay dẫn đến sẹo lớn. 2004 : Trần Văn Dũng, Luận văn Thạc sĩ, Mổ theo đường kinh đển đau và tê vết mổ, phải mổ lại 2%. 2006 : Đặng Bé Thu cũng có báo cáo với mổ thường. Dò chi dưới da 6%. Đau do sẹo mổ 30%. Ngoài ra, các tác giả khác cũng báo cáo những biến chứng của mổ thường. - Kiymaz N : Biến chứng nặng cần mổ lại : 5% - Klein RD : Biến chứng nặng cần mổ lại : 1% - Chowje, Hantes ME : Biến chứng nặng cần mổ lại : 4,5% - Chow mổ 2 cẳng : Biến chứng nặng cần mổ lại : 2% 7 - Okada M. T Subata cũng nghiên cứu 30 bệnh nhân mổ nội soi và có biến chứng nặng cần mổ lại là 5%. Dụng cụ dao đèn : Dụng cụ dao đèn là dao cắt nhỏ, có chiếu sáng được đặt giữa 2 đầu phẳng cùn, giúp phân chia rõ dây chằng ngang nằm trong 2 đầu cùn, sẹo da nằm ở nếp gấp cổ tay 1cm, dao cắt có ánh sáng phát ra được thấy qua mô dưới da bàn cổ tay tránh nhánh quặt ngược, tránh sẹo quá phát và đau vết mổ. - Mổ bằng dao đèn thời gian phục hồi ngắn hơn, lực bóp, kẹp cũng mạnh hơn so với mổ thường. - Mổ nội soi có ưu điểm hơn mổ thường : phục hồi nhanh hơn, giảm nhạy cảm đau vết mổ, trở lại công việc hàng ngày nhanh hơn nhưng việc tránh thần kinh dưới da mặt gian trong của thần kinh giữa được biết là có thể bị tổn thương, do có những báo cáo cắt ngang những thần kinh gan ngón chung và những thân chính của thần kinh giữa với mổ 2 cửa, phải có thời gian sắp xêp kíp mổ. - Về thời gian mổ dao đèn trung bình 5’ mổ nội soi 20 – 35’ cho 1 tay. - Thời gian trở lại công việc 7 – 12 ngày so với các báo cáo khác 16 – 38 ngày và sau mổ nội soi 30 – 120 ngày. - Giá 60 – 100 đô cho 1 dao đèn, có thể mổ 5 – 10 bệnh nhân khoảng 15 tay. Thảo luận : - Dùng dao đèn mổ ống cổ tay là một kỹ thuật mổ hiệu quả hơn phương pháp mổ thường. - Thẩm mỹ : sẹo 1cm nếp gấp cổ tay, dễ, nhanh. Không sẹo dính, quá phát, đau. Trở lại công việc hàng ngày sớm. Sự hài lòng của người bệnh. 8 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đặng Thị Bé Thu, 2006, Y Dược lâm sàng, 108, trang 1501. 2. Trần Văn Dũng, 2004, Luận văn Thạc sĩ. 3. Chow JC, 1993, Operative treatment of carpal tunnel syndrome 9 : 301 – 314. 4. Gellberman (1987), Operative treatment of carpal tunnerl syndrome. 5. Kuschner SH, Brien WW, Johson D, Geliman H : Complication associated with carpal tunnel release orthop Rev, 20 : 346-352 (1991). 6. Leinberry et al (1997), JBJS the Journal of bone and joint surgery, 79 : 555-7. 7. Klein R : Open carpital release using a 1cm incision : technique and outcomes for 104 patients : plast recoustor surg 111 : 1616 – 1622 : 2003. Filename: Vo Van Tam-CR Directory: D:\Projects\CTCH\Info\bsTan\Bai baocao Template: C:\Documents and Settings\bvtai\Application Data\Microsoft\Templates\Normal.dot Title: MINIMALLY INVASIVE CARPAL TUNNEL DECOMPRESSION Subject: Author: TiNa_Baby Keywords: Comments: Creation Date: 5/3/2007 8:51:00 AM Change Number: 4 Last Saved On: 5/16/2007 2:35:00 PM Last Saved By: TiNa_Baby Total Editing Time: 72 Minutes Last Printed On: 7/1/2007 6:12:00 PM As of Last Complete Printing Number of Pages: 8 Number of Words: 1,335 (approx.) Number of Characters: 7,611 (approx.) . 1 MINIMALLY INVASIVE CARPAL TUNNEL DECOMPRESSION USING THE KNIFE - LIGHT Dr. Võ Văn Tâm - Dr. Trònh Xuân Lê Chợ Rẫy Hospital OBJECTIVES Carpal tunnel syndrome is a common. achieved using the knife – light for carpal tunnel decompression. Our minimally invasive method often a quick, easy, and effective alternative to conventional or endoscopic carpal tunnel decompression. . the limited palmer incision approach. Recently a minimally invasive approach was introduced to decompress the carpal tunnel using the knife - light. METHODS Between August 2005 and April 2007