1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

GIỚI THIỆU HỆ VI XỬ LÝ TỔNG QUÁT

23 295 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 2,61 MB

Nội dung

GIỚI THIỆU HỆ VI XỬ LÝ TỔNG QUÁT 1.1 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC HỆ VI XỬ LÝ 1.1.1 Họ vi mạch số và công nghệ: SSI (Small scale integration): Tích hợp cỡ nhỏ, 100T MSI (Medium scale integration): Tích hợp cỡ trung bình, 100 đến 1000T Ví dụ: Các IC số LSI (Large scale integration): Tích hợp cỡ lớn, 1000 đến 10000T Ví dụ: các vi xử lý 8bit: 8085, Z80… VLSI (Very Large scale integration): Tích hợp cỡ rất lớn, > 10000T Ví dụ: các vi xử lý 16bit, 32bit: 80386…. ULSI (Ultra Large scale integration): Tích hợp cỡ cực lớn 1.1.2 Máy tính, máy vi tính và vi xử lý 1.1.2.1 Sơ đồ khối một máy tính cổ điển Bao gồm: ALU, control, storage, input, output, trong đó ALU + control = CPU. CPU có thể chia làm 3 dạng thiết kế: - Multi chip: dùng 2 hay nhiều chip LSI (Large Scale Intergration: tích hợp từ 1000 − 10000 transistor) cho ALU và control. - Microprocessor: dùng 1 chip LSI/VLSI (Very Large Scale Intergration: tích hợp − 10000 transistor) cho ALU và control. - Single chip microprocessor (còn gọi là microcomputer microcontroller): là 1 chip LSI/VLSI chứa toàn bộ các khối. 1.1.2.2 Sơ đồ khối máy vi tính Bus dữ liệu : là đường truyền dữ liệu 2 chiều để chuyển dữ liệu giữa vi xử lý và các thành phần khác của hệ thống như bộ nhớ, IC ngoại vi. Vi xử lý 8 bit thì bus dữ liệu sẽ là 8 bit, vi xử lý 16 bit thì bus dữ liệu giao tiếp cũng là 16 bit ngoại trừ vi xử lý 8088. Bus địa chỉ: là tất cả các đường địa chỉ của vi xử lý dùng để xác định địa chỉ của một ô nhớ hay một thiết bị ngoại vi trước khi thực hiện việc truy xuất dữ liệu. Bus điều khiển: là tất cả các đường mà vi xử lý dùng để điều khiển các đối tượng khác trong hệ thống như điều khiển đọc bộ nhớ, điều khiển ghi bộ nhớ, điều khiển đọc IO, điều khiển ghi IO. 1.1.2.3 Tổ chức bên trong của vi xử lý Bộ đếm chương trình PC (program counter): có nhiệm vụ giữ địa chỉ của lệnh kế tiếp. Sau mỗi lần nhận lệnh, CPU tự động tăng PC để chỉ địa chỉ lệnh kế. Chốt/Bộ đệm địa chỉ bộ nhớ (memory address bus/latch): giữ địa chỉ của ô nhớ hoặc thiết bị I/O sẽ truy cập. Thanh ghi chỉ số (index register): giữ địa chỉ của toán hạng (operand) khi sử dụng chế độ định địa chỉ có chỉ số. Ngăn xếp và con trỏ ngăn xếp (stack and stack pointer): là vùng nhớ dành riêng để lưu trữ tạm thời dữ liệu và trả về địa chỉ bộ nhớ chương trình về chương trình chính sau khi thoát khỏi chương trình con. Trong CPU có một thanh ghi được gọi là con trỏ ngăn xếp SP (stack pointer) dung để chứa địa chỉ của ô nhớ khả dụng tiếp theo trong ngăn xếp. ALU (arithmetic logic unit): là mạch thực hiện các phép toán số học và logic với dữ liệu trong thanh ghi tích lũy. Kết quả của phép toán thực hiện bởi ALU được đặt vào lại thanh ghi tích lũy qua bus nội trong vi xử lý. Thanh ghi tích lũy (accumulator): có nhiệm vụ cất các kết quả của các phép toán của ALU. Chốt/đệm bus dữ liệu (data bus address/bus): là bus 2 chiều. Ở chế độ xuất, dữ liệu xuất được cất trong bus dữ liệu, rồi bộ chốt này lái bus dữ liệu. Thanh ghi lệnh (instruction register): giữ lệnh đang được giải mã và thực thi. Mạch giải mã lệnh và điều khiển (instruction decoder and control): mạch giải mã nhận mã lệnh và nó tạo ra các giá trị để cho phép các mạch điều khiển trong MCU theo đúng trình tự và thực thi phép toán mong muốn. Định thì (timing): dung các bộ đếm để chia tần số của bộ dao động bên ngoài để tạo ra các tín hiệu đồng hồ cần cho máy vi tính. Mạch ngắt (interrupt circuitry): thực hiện yêu cầu ngắt từ thiết bị nhập hoặc thiết bị xuất. Tín hiệu ngắt làm cho CPU rời khỏi chương trình hiện tại và thực thi một chuỗi lệnh khác để phục vụ ngắt, sau đó quay lại tiếp tục trình tự trong chương trình chính. Thanh ghi trạng thái (status register): trong khi thực hiện một số phép toán hoặc logic, một số điều kiện nhất định phát sinh mà ảnh hưởng đến trình tự thực hiện chương trình. Cần phải lưu trữ các điều kiện như vậy trong một nhóm các thanh ghi được gọi là thanh ghi trạng thái. Trong thanh ghi trạng thái bao gồm các cờ: Cờ zero (zero flag): là 1 nếu phép toán xử lý dữ liệu vừa thực hiện cho kết quả là không, là 0 nếu phép toán xử lý dữ liệu vừa thực hiện cho kết quả là khác không. Cờ zero thường được sử dụng trong điều khiển vòng lặp và trong tìm kiếm giá trị dữ liệu đặc biệt. Cờ dấu (sign flag): được đặt lên 1 nếu kết quả của phép toán ALU vừa xảy ra là âm. Cờ nhớ (carry flag): chứa số nhớ của kết quả trong khi thực hiện phép toán. Cờ báo tràn (overflow flag): được đặt lên 1 sau một phép toán số học nếu có sự cố tràn số học. 1.1.3 Các thế hệ vi xử lý - Thế hệ 1 (1971 - 1973): vi xử lý 4 bit, đại diện là 4004, 4040, 8080 (Intel) hay IPM-16 (National Semiconductor). + Độ dài word thường là 4 bit (có thể lớn hơn). + Chế tạo bằng công nghệ PMOS với mật độ phần tử nhỏ, tốc độ thấp, dòng tải thấp nhưng giá thành rẻ. + Tốc độ 10 - 60 us / lệnh với tần số xung nhịp 0.1 - 0.8 MHz. + Tập lệnh đơn giản và phải cần nhiều vi mạch phụ trợ. - Thế hệ 2 (1974 - 1977): vi xử lý 8 bit, đại diện là 8080, 8085 (Intel) hay Z80 (Zilog). + Tập lệnh phong phú hơn. + Địa chỉ có thể đến 64 KB. Một số bộ vi xử lý có thể phân biệt 256 địa chỉ cho thiết bị ngoại vi. + Sử dụng công nghệ NMOS hay CMOS. + Tốc độ 1 - 8 us / lệnh với tần số xung nhịp 1 - 5 MHz - Thế hệ 3 (1978 - 1982): vi xử lý 16 bit, đại diện là 68000/68010 (Motorola) hay 8086/80286/80386 (Intel) + Tập lệnh đa dạng với các lệnh nhân, chia và xử lý chuỗi. + Địa chỉ bộ nhớ có thể từ 1 - 16 MB và có thể phân biệt tới 64KB địa chỉ cho ngoại vi + Sử dụng công nghệ HMOS. + Tốc độ 0.1 - 1 us / lệnh với tần số xung nhịp 5 - 10 MHz. - Thế hệ 4: vi xử lý 32 bit 68020/68030/68040/68060(Motorola) hay 80386/80486 (Intel) và vi xử lý 32 bit Pentium (Intel) + Bus địa chỉ 32 bit, phân biệt 4 GB bộ nhớ. + Có thể dùng thêm các bộ đồng xử lý (coprocessor). + Có khả năng làm việc với bộ nhớ ảo. + Có các cơ chế pipeline, bộ nhớ cache. + Sử dụng công nghệ HCMOS. 1.2 Sơ đồ khối một hệ vi xử lý cơ bản: Hoạt động cơ bản của mọi hệ vi xử lý đều giống nhau, bất chấp kiểu vi xử lý hoặc công tác đang thực hiện. Vi xử lý đọc một lệnh từ bộ nhớ, thực thi lệnh đó rồi đọc lệnh kế. Qúa trình này lặp lại vô tận miễn là hệ thống đang chạy. 1.3 Khái niệm về lệnh và tập lệnh của một vi xử lý Lệnh của Vi xử lý là một dữ liệu số nhị phân, khi Vi xử lý đọc một lệnh thì từ dữ liệu nhị phân này sẽ yêu cầu Vi xử lý làm một công việc đơn giản. mỗi một từ dữ liệu tương đương với một công việc mà Vi xử lý phải làm. hầu hết các lệnh của Vi xử lý là các lệnh dữ liệu và xử lý dữ liệu. Khi nói đến tập lệnh của Vi xử lý tức là nói đến tất cả các lệnh mà Vi xử lý có thể hiểu và thực hiện được. Nếu tập lệnh của Vi xử lý giống với tập lệnh của một Vi xử lý khác thì cấu trúc của chúng giống nhau. Độ dài của một lệnh bằng với độ dài từ dữ liệu của Vi xử lý, đối với Vi xử lý 8 bit thì độ dài của một lệnh là 8 bit, đối với Vi xử lý 16 bit thì độ dài của một lệnh là 16 bit. Trong chu kỳ đón lệnh, lệnh sẽ được gởi đến thanh ghi lệnh và bộ điều khiển logic của Vi xử lý. Chức năng của các khối sẽ xác định lệnh này làm gì và sẽ gởi các tín hiệu điều khiển đến các mạch điện logic khác trong Vi xử lý, các tín hiệu logic này sẽ thực hiện đúng chức năng mà lệnh yêu cầu. Một lệnh được thực hiện cần phải hội đủ 2 yếu tố: Yếu tố thứ nhất là lệnh sẽ ỵêu cầu Vi xử lý thực hiện công việc gì. ví dụ yêu cầu Vi xử lý thực hiện một lệnh cộng: ADD, một lệnh dịch chuyển dữ liệu: MOV là những lệnh mà Vi xử lý có thể thực hiện được. Yếu tố thứ hai là lệnh phải cho Vi xử lý biết các thông tin địa chỉ tức thời là vị trí của các dữ liệu mà Vi xử lý phải thực hiện. Ví dụ khi thực hiện một lệnh cộng nội dung hai thanh ghi A và B hoặc nội dung thanh ghi A và dữ liệu chứa trong ô nhớ. Yếu tố thứ hai trong trường hợp này là các thanh ghi A và B hoặc thanh ghi A và địa chỉ ô nhớ. §ãn lÖnh tõ bé nhí Gi¶i m· lÖnh Thùc hiÖn lÖnh Vậy yếu tố thứ nhất gọi là mã lệnh và yếu tố thứ hai gọi là địa chỉ. Mã lệnh sẽ báo cho Vi xử lý làm gì và địa chỉ sẽ cho Vi xử lý biết vị trí của dữ liệu. Từ dữ liệu đầu tiên luôn là mã lệnh, các từ dữ liệu tiếp theo là toán hạng. Đối với các lệnh chỉ có một từ dữ liệu thì địa chỉ đã được hiểu ngầm. Do đó, có nhiều các chỉ cho Vi xử lý biết địa chỉ của dữ liệu được gọi là các kiểu truy xuất bộ nhớ. Khi sử dụng một Vi xử lý cần phải biết các kiểu truy xuất này. 1.3.1 Từ gợi nhớ Một lệnh của Vi xử lý được mã hóa bằng các con số nhị phân. Đối với lệnh chỉ có một byte thì rất khó nhớ, nếu lệnh dài 2, 3, 4 hoặc dài hơn nữa thì không thề nào nhớ được. Để giảm bớt độ phức tạp của số nhị phân có thể dùng số Hex để thay thế, khi đó các lệnh dễ viết và dễ đọc hơn nhiều nhưng cũng không thể nào giúp người sử dụng nhớ hế được và quan trọng nhất là khi viết chương trình cũng như lúc gỡ rối chương trình. Để giải quyết vấn đề này lệnh phải được viết thành các từ gợi nhớ rất gần với chức năng và các ý nghĩa của lệnh. Trong hầu hết các từ gợi nhớ của lệnh, mã lệnh được rút gọn chỉ chỉ còn khoảng 3 ký tự. Khi lệnh có các địa chỉ đi sau thì các địa chỉ này vẫn là các con số, ví dụ lệnh nhảy đến ô nhớ viết như sau : JMP FA90 H Khi sử dụng các từ gợi nhớ này giúp người lập trình rất dễ nhớ tất cả các lệnh của Vi xử lý, khi viết chương trình người lập trình dùng các từ gợi nhớ để viết, các từ gợi nhớ này được viết thành một ngôn ngữ gọi là Assembly. Assembler là phần mềm chuyển các lệnh viết dưới dạng ngôn ngữ Assembly thành các lệnh dạng số nhị phân và các địa chỉ dạng nhị phân. 1.3.2 Giới thiệu các nhóm lệnh cơ bản của một vi xử lý Đối với hầu hết các Vi xử lý tập lệnh được chia ra làm 9 nhóm lệnh cơ bản: • Nhóm lệnh truyền dữ liệu: Data transfers • Nhóm lệnh trao đổi, truyền khối dữ liệu, lệnh tìm kiếm: Exchanges, Block transfers, Searches • Nhóm lệnh số học và logic: Arithmetic and logic • Nhóm lệnh xoay và dịch: Rotates and shifts • Nhóm lệnh điều khiển CPU • Nhóm lệnh về bit: Bit set, bit reset và bit test • Nhóm lệnh nhảy: Jumps • Nhóm lệnh gọi, trở về và nhóm lệnh bắt đầu: Calls, return và restarts • Nhóm lệnh xuất, nhập: input và output Các mã gợi nhớ và các mã nhị phân của tất cả các lệnh sẽ được cho trong các sổ tay của nhà chế tạo đối với từng Vi xử lý cụ thể. 1.3.3 Các kiểu truy xuất địa chỉ của một Vi xử lý Vi xử lý có thể truy xuất địa chỉ của bộ nhớ bằng nhiều cách để lấy dữ liệu. Vi xử lý có nhiều cách truy xuất thì chương trình càng ngắn gọn rất có lợi cho người lập trình và giảm thời gian thực hiện chương trình Để biết Vi xử lý có bao nhiêu cách truy xuất bộ nhớ thì cần phải khảo sát từng Vi xử lý cụ thể. Các kiểu truy xuất này được cho trong các sổ tay chế tạo. các kiểu truy xuất địa chỉ cơ bản của một Vi xử lý: • Kiểu địa chỉ ngầm định • Kiểu địa chỉ tức thời. • Kiểu địa chỉ trực tiếp. • Kiểu địa chỉ gián tiếp dùng thanh ghi. • Kiểu địa chỉ chỉ số. • Kiểu địa chỉ tương đối Kiểu địa chỉ ngầm định Để hiểu các kiểu truy xuất phải dùng tập lệnh của một Vi xử lý 8 bit. Ví dụ lệnh cộng ADD reg Lệnh này được hiểu là nội dung thanh ghi A được cộng với nội dung của thanh ghi Reg, kết quả lưu vào thanh ghi A. Kiểu địa chỉ tức thời Một lệnh được chia làm 2 phần, phần thứ nhất là mã lệnh hay còn gọi là mã công tác, phần thứ hai là địa chỉ. Đối với kiểu địa chỉ tức thời thì phần thứ hai là dữ liệu. Ví dụ lệnh nạp một dữ liệu tức thời vào thanh ghi A được viết njhư sau: MVI A, FEH. Trong đó MVI là mã gợi nhớ, FE là dữ liệu dạng số Hex. Vì thanh ghi A có 8 bit nên dữ liệu tức thời có độ dài 8 bit. Kiểu địa chỉ trực tiếp Ví dụ lệnh chuyển nội dung của một ô nhớ có địa chỉ 8000 H vào thanh ghi A: LDA 8000 H . LDA là mã gợi nhớ, địa chỉ 8000 H được viết trực tiếp trong câu lệnh, với Vi xử lý 8 bit có 16 đường địa chỉ nên phải dùng 4 số Hex để chỉ định một ô nhớ. Đối với những lệnh dùng kiểu địa chỉ trực tiếp thì lệnh có độ dài là 3 byte: một byte là mã lệnh, hai byte là địa chỉ của ô nhớ (đối với Vi xử lý 8 bit). Kiểu địa chỉ gián tiếp dùng thanh ghi Để minh họa kiểu địa chỉ gián tiếp dùng thanh ghi ta dùng lệnh sau: Ví dụ: MOV A,M. Lệnh này sẽ di chuyển nội dung của ô nhớ M có địa chỉ chứa trong cặp thanh ghi. Đối với Vi xử lý 8085 thì địa chỉ này thường chứa trong cặp thanh ghi HL, vì địa chỉ 16 bit nên phải dùng cặp thanh ghi mới chứa hết 16 bit địa chỉ. Khi dùng lệnh kiểu này người lập trình phải quản lý giá trị trong cặp thanh ghi. Kiểu địa chỉ chỉ số Đối với một vài Vi xử lý có các thanh ghi chỉ số được dùng cho kiểu địa chỉ chỉ số. Kiểu địa chỉ này được thực hiện bằng cách cộng byte thứ 2 của lệnh với nộu dung của thanh ghi chỉ số ID. Ví dụ: lệnh cộng nội dung thanh ghi A với nội dung của ô nhớ có địa chỉ chứa trong thanh ghi chỉ số với byte dữ liệu thứ 2: ADD A, (ID+n). Trong đó n là số có chiều dài 8 bit. Kiểu địa chỉ tương đối Kiểu địa chỉ này gần giống như kiểu địa chỉ số nhưng thanh ghi ID được thay thế bằng thanh ghi PC. Địa chỉ của ô nhớ cần truy xuất được tính bằng cách cộng nội dung hiện tại chứa trong thanh ghi PC cộng với byte dữ liệu thứ 2. Ví dụ lệnh JP 05 H nhảy đến thực hiện lệnh có địa chỉ cách bộ đếm chương trình PC là 5 byte. 1.4 Bộ nhớ 1.4.1 Tóm tắt các khái niệm (thuật ngữ) của bộ nhớ: Vi xử lý là IC chuyên về xử lý dữ liệu, điều khiển theo một chương trình, muốn Vi xử lý thực hiện một công việc gì thì người sử dụng phải lập trình. Chương trình phải lưu trữ ở đâu để Vi xử lý nhận lệnh và thi hành, đôi khi trong lúc xử lý chương trình Vi xử lý cần nơi để lưu trữ tạm thời các dữ liệu sau đó lấy ra để tiếp tục xử lý. Nơi lưu trữ chương trình cho Vi xử lý thực hiện và nơi lưu trữ tạm thời dữ liệu chính là bộ nhớ. Các bộ nhớ của Vi xử lý là các IC, các IC nhớ này có thể đọc dữ liệu ra, ghi dữ liệu vào hoặc chỉ đọc dữ liệu ra. Đôi khi bộ nhớ của Vi xử lý không đủ để lưu trữ những thông tin cần thiết khi chạy chương trình, khi đó phải dùng kỹ thuật mở rộng bộ nhớ. Memory Cell (ô nhớ): Là một ô nhớ chỉ lưu trữ một bit dữ liệu. Memory cell thường là 1 Fiip - flop Memory Word (từ nhớ) và Byte nhớ: Là một ô nhớ có thể lưu trữ nhiều bít dữ liệu. Memory Address (địa chỉ ô nhớ): Để phân biệt ô nhớ này với ô nhớ khác. Mỗi một từ dữ liệu lưu trữ trong ô nhớ của bộ nhớ đều có một địa chỉ duy nhất, địa chỉ này dùng hệ thống số nhị phân. Read/ Write Operation: Read Operation là quá trình dọc dữ liệu hay lấy dữ liệu ra từ bộ nhớ. Write Operation là quá trình ghi dữ liệu hay cất dữ liệu vào bộ nhớ. Access Time: Thời gian truy xuất được tính từ lúc bộ nhớ nhận địa chỉ cho đến khi dữ liệu xuất hiện ở ngõ ra. Random Access Momery (RAM): Là bộ nhớ mà bất kỳ ô nhớ nào cũng có thể truy xuất dễ dàng và thời gian truy xuất cho tất cả các ô nhớ là như nhau. Sequential Access Momery (SAM): Là loại bộ nhớ mà thời gian truy xuất các ô nhớ không bằng nhau. Các bộ nhớ này là các băng từ, đĩa từ. Read Only Momery (ROM): Là loại bộ nhớ được thiết kế cho các ứng dụng cần tỷ lệ đọc dữ liệu rất cao. Static Momery: Là loại bộ nhớ mà dữ liệu được lưu trữ vẫn còn khi cấp điện mà không cần ghi lại dữ liệu gọi là bộ nhớ tĩnh. Dynamic Memory: Là loại bộ nhớ mà dữ liệu sẽ mất ngay cả khi còn cấp điện trừ khi phảI ghi lại dữ liệu vào bộ nhớ, quá trình này được gọi là làm tươI bộ nhớ. 1.4.2 Nguyên lý họat động chung của một bộ nhớ • Nhận địa chỉ để lựa chọn đúng ô nhớ cần truy xuất. • Nhận tín hiệu điều khiển để thực hiện việc truy xuất có nghĩa là nhận dữ liệu vào hay gởi dữ liệu ra. • Nhận dữ liệu để lưu trữ vào ô nhớ khi thực hiện chức năng ghi. • Gởi dữ liệu ra khi thực hiện chức năng đọc. • Kiểm tra tín hiệu cho phép để biết bộ nhớ này có được phép truy xuất hay không. [...]... khiển CPU thực hiện cơng vi c xử lý dữ liệu mong muốn – Có nhiều loại ngơn ngữ lập trình: ngơn ngữ máy, hợp ngữ (cần assembler), ngơn ngữ cấp cao (cần compiler) 1.6.1.1 Ngơn ngữ máy: Là một chuỗi các mã nhị phân biểu diễn các cơng vi c mà vi xử lý sẽ thực thi Ngơn ngữ này khó lập trình, các vi xử lý khác nhau sẽ có ngơn ngữ máy khác nhau 1.6.1.2 Assembler: Để đơn giản hóa vi c lập trình nguời ta sử... chân I/O đóng vai trò là chân nhận dữ liệu 1.5 Ngoại vi 1.5.1 Bus I/O và các modun giao tiếp: Mỗi thiết bị ngoại vi có một modun giao tiếp tương ứng với nó Modun giao tiếp có nhiệm vụ: - Giải mã địa chỉ thiết bị - Giải mã các lệnh - Cung cấp các tín hiệu cho bộ điều khiển ngoại vi - Đồng bộ hóa luồng dữ liệu và giám sát tốc độ chuyển dữ liệu giữa ngoại vi với CPU hoặc bộ nhớ Lệnh I/O tiêu biểu có dạng:... diều khiển I/O: Polling hoặc I/O điều khiển bằng chương trình Hạn chế của kỹ thuật hỏi vòng: - Mất thời gian của uP (do kiểm tra trạng thái của tất cả các ngoại vi thường xun) - Chậm, do đó làm trở ngại hệ thống thời gian thực I/O bằng ngắt Vi xử lý sẽ kiểm tra các ngắt ở cuối mỗi lệnh Nếu có ngắt hiện diện, sẽ phục vụ các ngắt đó Nếu khơng có nó sẽ nhận lệnh kế Với kỹ thuật này sẽ làm tốc độ xử lý... định chế độ hoạt động đọc dữ liệu ra hay ghi dữ liệu vào bộ nhớ Nhiều bộ nhớ chia ra làm hai ngõ vào riêng biệt, một hoạt động đọc và một hoạt động ghi Khi sử dụng một ngõ vào R/W\ thì vi c xuất dữ liệu ra khi R/W\ = 1 và vi c ghi dữ liệu vào xảy ra khi R/W\ = 0 Các ngõ vào địa chỉ: Địa chỉ của bộ nhớ sử dụng hệ thống số nhị phân, với bộ nhớ có 32 ơ nhớ thì dùng 5 bit địa chỉ A4 A3 A2 A1 A0 sẽ cho 32... opcode (mã lệnh), eperand (tốn hạng) và comment (chú thích) Các chương trình sẽ được dịch thành ngơn ngữ máy và có thể nạp vào bộ nhớ để cho vi xử lý thực thi 1.6.1.3 Lưu đồ chương trình: Là biểu diễn đồ thị của các giải thuật Các lưu đồ thường sử dụng như các cơng cụ để vi t các chương trình vì chúng cho thấy chức năng và các luồng chương trình đang phát triển 1.7 Giải mã địa chỉ ... Đệm ngõ ra: Dữ liệu do thanh ghi gởi ra sẽ được đưa vào bộ đệm, bộ đệm sẽ gởi dữ liệu ra các đường dữ liệu bên ngồi khi được phép bởi tín hiệu điều khiển CS ở mức 1 Nếu CS ở mức 0, bộ đệm ở trạng tháI tổng trở cao và các đường D7 – D0 thả nổi Sơ đồ cấu trúc đơn giản của ROM như hình: A0 Giải mã 2 sang 4 Hàng 0 Thanh ghi 4 Thanh ghi 8 Thanh ghi 12 Thanh ghi 1 Thanh ghi 5 Thanh ghi 9 Thanh ghi 13 Thanh... loại EEPROM này có thể xóa và nạp các ơ nhớ một cách độc lập, khơng cần xóa đi tồn bộ các ơ nhớ chứa chương trình như của EPROM Họ EEPROM có mã số 28xxx Trong thực tế, với các hệ thống điều khiển dùng vi xủ lý, người ta thường sử dụng EPROM vì nó có thể cho phép người sử dụng nạp và xóa chương trình nhiều lần, đồng thời tính kinh tế cao (rẻ và dễ kiếm hơn EEPROM nhiều lần) EPROM có nhiều loại với các... phép lập trình nhiều lần, trước khi nạp dữ liệu mới phảI xố dữ liệu cũ ROM được dùng để lưu trữ các chương trình của máy tính do ROM khơng bị mất dữ liệu khi ngừng cấp điện, khi cấp điện cho máy tính Vi xử lý sẽ lập tức thực hiện chương trình lưu trữ trong ROM ROM có 3 bus: bus dữ liệu, bus địa chỉ và bus điều khiển Sơ đồ ROM có dung lượng 16 x 8 bit được trình bày như hình vẽ: A3 Bus ®Þa chØ A2 A1 . với một công vi c mà Vi xử lý phải làm. hầu hết các lệnh của Vi xử lý là các lệnh dữ liệu và xử lý dữ liệu. Khi nói đến tập lệnh của Vi xử lý tức là nói đến tất cả các lệnh mà Vi xử lý có thể hiểu. GIỚI THIỆU HỆ VI XỬ LÝ TỔNG QUÁT 1.1 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC HỆ VI XỬ LÝ 1.1.1 Họ vi mạch số và công nghệ: SSI (Small scale integration): Tích hợp cỡ. lệnh và tập lệnh của một vi xử lý Lệnh của Vi xử lý là một dữ liệu số nhị phân, khi Vi xử lý đọc một lệnh thì từ dữ liệu nhị phân này sẽ yêu cầu Vi xử lý làm một công vi c đơn giản. mỗi một từ

Ngày đăng: 06/08/2014, 10:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w