CÁC BỆNH THỰC QUẢN THƯỜNG GẶP pptx

16 255 0
CÁC BỆNH THỰC QUẢN THƯỜNG GẶP pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CÁC BỆNH THỰC QUẢN THƯỜNG GẶP 1. Bệnh tâm vị không giãn (Achalasie): 1.1. Nguyên nhân: - Chấn thương tâm thần. - Bỏng nhiệt, hoá chất. - Viêm niêm mạc thực quản, loét thực quản, xước thực quản. - Các bệnh nhiễm trùng: cúm, sởi, bạch, hầu. 1.2. Bệnh sinh: - Tổn thương hệ thần kinh thực vật. - Co thắt cơ hoành (đoạn thực quản qua cơ hoành). - Achalasie: khi nuốt thì bị mất phản xạ mở của cơ tâm vị, gây ra tắc nghẽn. Nguyên nhân do thoái hoá các tế bào thần kinh của đám rối hạch Auerbach. 1.3. Triệu chứng: - Nuốt khó (lúc đầu với thức ăn cứng, về sau nuốt thức ăn lỏng cũng khó) - Đau ngực: đau dưới mũi ức, lan ra sau lưng. - Cảm giác đè ép, tức ngực. - Ợ, trớ. - Nôn. - X-quang: có hình ảnh giãn to thực quản và hẹp tâm vị nhất thời làm đầu dưới thực quản nhọn như hình thoi. - Soi thực quản: phát hiện được đoạn hẹp của thực quản. 1.4. Chẩn đoán: - Dựa vào lâm sàng: khó nuốt. - Dựa vào X-quang: có hình ảnh trên giãn, dưới hẹp. - Dựa vào nội soi: phát hiện được đoạn hẹp của thực quản. 1.5. Chẩn đoán phân biệt: + Túi thừa thực quản: - Khó nuốt, ho khan. - Cảm giác khó chịu vùng họng. - Khó thở, hơi thở thối. - Chẩn đoán quyết định dựa vào X-quang chụp thực quản không thấy hình ảnh trên giãn, dưới hẹp mà thấy hình túi thừa (đó là hình chuỳ, túi to bằng hạt đậu hoặc quả táo nối với thực quản bởi một cái cuống trong đó có thể thấy các nếp niêm mạc chui qua). + Viêm thực quản: - Nuốt đau và khó. - Chảy nước bọt. - Nôn máu đỏ tươi. - Có sốt. - Chẩn đoán xác định dựa vào X-quang chụp thực quản không thấy hình chít hẹp, túi thừa mà thấy hình thực quản bờ không nhẵn, có những hình răng cưa nhỏ hoặc hình các nếp niêm mạc thô, không có phương hướng rõ ràng, có khi bị gián đoạn, mờ. + Ung thư thực quản: - Cảm giác nặng tức trong ngực. - Thấy vướng họng. - X-quang thấy hình khuyết ở bờ ngoài thực quản, bờ vùng khuyết nham nhở, khúc khuỷu. - Chẩn đoán xác định: soi và sinh thiết thấy tế bào ung thư. 1.6. Tiến triển: Bệnh kéo dài nếu không điều trị, bệnh nhân kém ăn, suy kiệt và chết. 1.7. Điều trị: - Chế độ ăn lỏng dễ tiêu, tránh thức ăn kích thích mạnh về cơ học, hoá học, nhiệt học. - Thuốc: + Vitamin B1: 0,01 x 5 viên/24 giờ. + Papaverin: 0,04 x 4 viên/24 giờ. + Nospa, Spasmaverin, Debridat. + Atropin: 1/2mg x 1 ống tiêm dưới da/24 giờ. + Vesadol: (viên bọc đường 3mg Buzepid metiodid và 0,3mg Haloperidol) ngày uống 3 lần x 1 viên vào trước bữa ăn. + Seduxen: 5mg x 1 viên/24 giờ uống vào buổi tối. - Tâm lý liệu pháp: giải thích, động viên bệnh nhân yên tâm điều trị. - Lý liệu pháp. - Nếu điều trị nội khoa không kết quả thì điều trị ngoại khoa. + Nong thực quản. + Hoặc phẫu thuật theo phương pháp Heller (mở đường bụng, cắt lá phúc mạc trước thực quản và kéo thực quản xuống. Rạch dọc đứt hết lớp cơ lên quá chỗ hẹp và dưới tâm vị đến niêm mạc, không làm rách niêm mạc). 2. Viêm thực quản: 2.1. Khái niệm chung: Viêm thực quản thường bệnh xảy ra song song với một bệnh khác, nên thường chú ý bệnh chính mà bỏ qua bệnh viêm thực quản. + Nguyên nhân: - Sau dị tật thực quản (túi thừa, thực quản ngắn, thoát vị hoành) - Trào ngược thức ăn sau viêm dạ dày cấp. - Viêm họng cấp có viêm thực quản cấp. - Viêm thực quản cấp sau gây mê bằng hít. - Tác động cơ học, hoá chất, độc hại nghề nghiệp. - Dị vật thực quản. - Thiếu Vitamin (A, B1, B6, B12, C) sau khi dùng nhiều kháng sinh (Srteptomyxin, Biomixin, Tetraxilin, Teramixin ) - Viêm thực quản do: lao, giang mai, nấm Actinomyces, bệnh xơ cứng bì. + Tổn thương giải phẫu bệnh lý: - Xung huyết, phù nề niêm mạc. - Hoại tử và phù lớp sâu. - Có ổ loét. - Phát triển tổ chức hạt. 2.2. Triệu chứng: - Khó nuốt. - Đau ngay khi nuốt, nóng rát, đau lan ra sau lưng. - Co thắt cổ họng làm cho khó thở vào. - Chảy nước bọt. - Nôn ra máu. - Có khi viêm nặng gây rối loạn tim mạch, loạn nhịp tim, loạn nhịp thở, suy kiệt cơ thể. - X-quang chụp thực quản thấy hình ảnh: + Viêm: bờ thực không nhẵn có những hình răng cưa nhỏ. Các nếp niêm mạc thô, to, thưa, không có phương hướng rõ ràng, có khi bị gián đoạn, mờ. + Loét thực quản: thành thực quản có hình đọng thuốc tròn, có quầng phù nề ở phía nền và hình quy tụ niêm mạc. Về phía thành đối diện ổ đọng thuốc có hình co thắt. - Soi thực quản: thấy niêm mạc đỏ, mạch máu cương tụ, có những mảng biểu mô bong ra, thấy những ổ loét, ổ hoại tử. 2.3. Chẩn đoán dựa vào: - Sau các nguyên nhân nêu trên bệnh nhân thấy khó nuốt. - Hội chứng Plummer-Vinson: khó nuốt kèm theo cảm giác đè nén ở cổ họng. - Đau, nóng rát vùng giữa ức. - X-quang, nội soi thấy thực quản tổn thương. 2.4. Biến chứng: - Thủng: đau dữ dội khu trú ở cổ (thủng đoạn thực quản cổ), đau khu vùng lưng, sau xương ức, thượng vị (thủng đoạn thực quản ngực). Mạch nhanh, khó thở, nhiệt độ cao 38-390C. - Viêm màng phổi - Viêm màng tim. - Viêm thanh thực quản - Hẹp thực quản. 2.5. Điều trị: Điều trị viêm thực quản khác nhau tuỳ theo nguyên nhân. Riêng đối với loại viêm do nguyên nhân uống phải axit, kiềm mạnh tiến triển thường nặng nên cần phải: - Rửa miệng, thực quản, dạ dày để loại trừ tác nhân (axit, kiềm) gây bỏng (dùng sond dạ dày bôi trơn bằng dầu thực vật hay Vaselin). + Nếu bỏng kiềm mạnh thì dùng dung dịch axit lactic loãng hoặc với nước limonat. + Nếu bỏng do axit thì dùng dung dịch Bicarbonat 2%, cho bệnh nhân uống sữa. Cần phóng bế quanh thận khi ngộ độc axit axetic vì axit gây tan máu. - Viêm dạ dày do bỏng nặng cần mở thông dạ dày để nuôi dưỡng. - Thuốc chống co thắt: + Atropin 1/2mg x 1 ống cho 3 lần trong ngày, tiêm dưới da + Papaverin 0,01 x 3 lần/24 giờ, mỗi lần 1 ống tiêm bắp. - Truyền huyết thanh: + HTN 5% 300-600ml nhỏ giọt tĩnh mạch 40 giọt/1 phút/24 giờ. + HTM 0,9% 300ml nhỏ giọt tĩnh mạch 40 giọt/1 phút/24 giờ. + HTN 30% 300ml nhỏ giọt tĩnh mạch 40 giọt/1 phút/24 giờ. - Dùng kháng sinh khi có viêm thực quản cấp: + Gentamyxin 80mg x 2 ống/24 giờ, tiêm bắp. - 15 ngày sau phải nong thực quản. - Thuốc mới: + Losec: 20mg x 1 viên uống vào sáng sớm + Topaal: 2 viên x 3 lần/ngày, uống sau bữa ăn và 1 viên vào tối. + Lanzor: 30mg (H.m. Roussel) 1 viên x 4 tuần. + Quamatel (Famotidin) 20, 40mg : 20mg x 2 viên, 1 viên sáng 1 viên tối. + Cimetidin 3. Ung thư thực quản: 3.1. Khái niệm chung: - Ung thư thực quản là bệnh thường gặp, tỷ lệ mắc bệnh thay đổi tuỳ theo mỗi nước. Bệnh khá phổ biến ở một số nước như: Chilê, Nhật, Pháp , ở Mỹ khoảng 4% số dân chết vì bệnh ung thư thực quản và khoảng 2,5% số bệnh nhân nằm viện là do ung thư thực quản. Bệnh viện Việt - Đức theo dõi 12 năm (1955-1966) trong 12404 bệnh nhân ung thư nằm điều trị thì có 252 trường hợp ung thư thực quản, tỷ lệ là 1,88%. [...]... thư thực quản là 1 bệnh rất nặng, khoảng 10-20% số bệnh nhân được mổ sống thêm được 5 năm - Yếu tố thuận lợi dẫn đến ung thư thực quản: + Nghiện rượu, thuốc lá + Các bệnh mãn tính ống tiêu hoá + Ăn thức ăn quá nóng, quá lạnh trong một thời gian dài + Sau bỏng hoặc chấn thương thực quản + Sau bệnh túi thừa thực quản, co thắt thực quản + Sau nhiễm trùng mạn: lao, giang mai thực quản - Giải phẫu bệnh. .. thư: hay gặp ở đoạn dưới 1/3 thực quản (40%) Nơi di căn của ung thư thực quản: hạch cổ, trung thất, động mạch chủ, khí quản, thần kinh quặt ngược + Giai đoạn phát triển: ung thư thực quản được chia làm 4 giai đoạn: h Giai đoạn 1: ung thư còn ở niêm mạc thực quản h Giai đoạn 2: ung thư ăn sâu vào lớp cơ của thành thực quản có di căn tới hạch ở gần h Giai đoạn 3: ung thư lan ra ngoài thực quản có di... - Máu lắng tăng cao - Hồng cầu giảm, huyết sắc tố giảm - Bạch cầu tăng, công thức bạch cầu chuyển trái d X-quang thực quản: - Có hình khuyết ở bờ ngoài thực quản, bờ vùng khuyết nham nhở, khúc khuỷu - Thành thực quản cứng đờ, lòng thực quản hẹp hình phễu, mất các sóng nhu động e Soi thực quản và sinh thiết: - Hình ảnh soi thấy có hình xâm nhiễm, xung huyết niêm mạc, loét, xước, dễ chảy máu - Mảnh sinh... khoa: - Phẫu thuật Thorek: cắt hết thực quản, sau tái tạo thực quản bằng 1 đoạn ruột đặt trước hoặc sau xương ức ở giai đoạn 2 của thủ thuật - Thủ thuật cắt hết thực quản đồng thời tái tạo thực quản trong lồng ngực bằng 1 bộ phận giả tạo khác loại (A.A Vinsonhepxki, Moore G.A., V.P Mennicova) Triển vọng nối trong lồng ngực khi ung thư thực quản ở thấp ... quặt ngược) b Toàn thân: - Mệt mỏi, kém ăn, khát nước, nôn máu - Sút cân - Da xanh nhợt Về sau tuỳ theo di căn của ung thư thực quản tới các cơ quan lân cận có thể có: - Dấu hiệu thanh- khí quản: giọng khàn, ho như ếch kêu - Các dấu hiệu phổi- phế quản: sốt, ho, khạc đờm lẫn máu, mủ - Các dấu hiệu màng phổi: đau ngực, sốt, ho khan - Biểu hiện hẹp tâm vị: cảm giác khó thở ngột ngạt, cảm giác chèn ép sau... thắt thực quản: + Papaverin: 0,10 x 1 ống tiêm bắp/24 giờ + Atropin: 1/2mg x 1 ống tiêm dưới da/24 giờ + Nâng đỡ cơ thể: tiêm Vitamin B1, Vitamin C nhất là Vitamin C liều cao, không dùng Vitamin B12, truyền máu tươi cùng nhóm 300-600ml nhỏ giọt tĩnh mạch 40 giọt/1 phút, tuần cho 1-2 lần b Điều trị bảo tồn: - Hoá trị liệu - Quang tuyến trị liệu c Ngoại khoa: - Phẫu thuật Thorek: cắt hết thực quản, ... đoạn 2: ung thư ăn sâu vào lớp cơ của thành thực quản có di căn tới hạch ở gần h Giai đoạn 3: ung thư lan ra ngoài thực quản có di căn tới các tổ chức xung quanh h Giai đoạn 4: di căn tới các cơ quan dễ gây tử vong 3.2 Triệu chứng: a Tại chỗ: Bệnh diễn ra từ từ với các triệu chứng sau: - Cảm giác nặng và tức ở ngực - Cảm giác vướng ở trong cổ họng - Khó nuốt: lúc đầu khó nuốt nhưng không đau, về sau . CÁC BỆNH THỰC QUẢN THƯỜNG GẶP 1. Bệnh tâm vị không giãn (Achalasie): 1.1. Nguyên nhân: - Chấn thương tâm thần. - Bỏng nhiệt, hoá chất. - Viêm niêm mạc thực quản, loét thực quản, . thực quản thường bệnh xảy ra song song với một bệnh khác, nên thường chú ý bệnh chính mà bỏ qua bệnh viêm thực quản. + Nguyên nhân: - Sau dị tật thực quản (túi thừa, thực quản ngắn, thoát. X-quang thực quản: - Có hình khuyết ở bờ ngoài thực quản, bờ vùng khuyết nham nhở, khúc khuỷu. - Thành thực quản cứng đờ, lòng thực quản hẹp hình phễu, mất các sóng nhu động. e. Soi thực quản

Ngày đăng: 06/08/2014, 01:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan