CÁC THỦ THUẬT VÀ KỸ THUẬT CHẨN ĐOÁN BỆNH HÔ HẤP – PHẦN 2 ppsx

24 456 0
CÁC THỦ THUẬT VÀ KỸ THUẬT CHẨN ĐOÁN BỆNH HÔ HẤP – PHẦN 2 ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CÁC THỦ THUẬT VÀ KỸ THUẬT CHẨN ĐOÁN BỆNH HÔ HẤP – PHẦN 2 1.4. Siêu âm: Chỉ định khi nghi ngờ tràn dịch màng phổi, phân biệt dày dính màng phổi với tràn dịch màng phổi. Xác định số lượng và vị trí dịch màng phổi. 1.5. Hình ảnh X quang phổi bình thường: + Đậm độ cơ bản: hình ảnh X quang phổi có 4 đậm độ cơ bản. - Đậm độ khí: nhu mô phổi, tràn khí màng phổi, khí thũng phổi. - Đậm độ nước: bóng tim, mạch máu, viêm phổi, u phổi, tràn dịch màng phổi. - Đậm độ mỡ: tổ chức dưới da, tổn thương viêm. - Đậm độ kim loại: xương, mảnh kim khí. + Cấu trúc bình thường của lồng ngực: trên phim chuẩn có thể nhìn thấy: xương sườn, xương đòn, xương cột sống, xương bả vai, phần mềm thành ngực. Sụn sườn chỉ nhìn thấy khi bị vôi hoá. Phần mềm lồng ngực làm tăng thêm đậm độ của phổi, nhất là ở người béo lùn. Sườn cổ VII nhìn thấy ở 1,5%, một bên hoặc hai bên; 1,2% sườn I không phát triển đầy đủ; 21% có chỗ khuyết ở 1-2 xương sườn. + Hình ảnh trung thất (từ trên xuống dưới): - Bờ phải cuả trung thất gồm: tĩnh mạch cánh tay đầu, tĩnh mạch chủ trên, động mạch chủ lên, nhĩ phải. - Bờ trái của trung thất gồm: động mạch dưới đòn trái, tĩnh mạch cánh tay đầu, thân động mạch phổi, nhĩ trái, thất trái. + Bóng tim: - Bờ tim: cung nhĩ phải và thất trái có hình thấu kính, 19% cung dưới trái đi thẳng. - Cung tim: 87,5% cung dưới phải nằm ngoài bờ phải cột sống < 2cm, 7% cách xa bờ phải nhiều hơn cung dưới trái, 4-5% nằm chồng lên cột sống. 60% nhìn thấy bóng mờ dọc bờ tim trái, 1/3 trường hợp bóng mờ này là mỡ, 5% nhìn thấy cung dưới phải hai bờ do nhĩ trái to nằm lệch sang phải. + Quai động mạch chủ: 95% người dưới 30 tuổi có bề rộng quai động mạch chủ < 30mm (từ bờ trái khí quản đến bờ trái quai động mạch chủ); tuổi 30-40: 91%; tuổi > 40: 69%. Chiều cao động mạch chủ lên là khoảng cách giữa hai đường kẻ vuông góc cột sống: đường một là đường tiếp tuyến quai động mạch chủ ngang, đường 2 là đường đi qua điểm quai động mạch chủ đi ra từ bờ tim phải. Chiều cao động mạch chủ lên thường so sánh với chiều dài bờ tim phải: là khoảng cách giữa 2 đường: một trùng với đường (2) nêu trên, một đi qua giao điểm của bờ trái tim và cơ hoành vuông góc với cột sống. Người dưới 30 tuổi: tỷ lệ chiều dài quai động mạch chủ /chiều dài bờ tim phải lớn hơn 1, tuổi 30-40: 26% có tỷ lệ lớn hơn 1, tuổi trên 40: 27% có tỷ lệ lớn hơn 1. Khoảng cách quai động mạch chủ và xương đòn là khoảng cách giữa 2 đường tiếp tuyến với bờ trên xương đòn và đầu dưới xương đòn, 10% trường hợp quai động mạch chủ lên cao hơn mức này. Khoảng cách giữa đỉnh cán xương ức tới đỉnh quai động mạch chủ lớn hơn 1cm, nếu nhỏ hơn là do quai động mạch chủ dài. + Khí quản, phế quản gốc: Khí quản nằm chính giữa cột sống, đường kính trung bình 12 mm, tính từ bờ ngoài là 20 mm. 2% khí quản lệch phải hoặc lệch trái không phải bệnh lý. Chiều rộng khí quản đều đặn, bờ trái có vết máng động mạch chủ. Chỗ phân chia ra 2 phế quản gốc ngang đốt sống ngực V. Góc giữa 2 phế quản gốc từ 45 o - 70 o , có thể tới 50-100 o . Phế quản gốc phải dốc hơn bên trái, phế quản gốc trái ra sau hơn. Đường kính ngang của khí quản ở nam lớn hơn nữ 2 mm. Kích thước tăng theo chiều cao. + Tĩnh mạch Azygos nằm ở bờ phải khí quản và thùy trên phải, nhìn thấy ở 8,6% trường hợp, hình tròn hoặc oval. Rãnh tĩnh mạch Azygos nhìn thấy ở 0,5%. Kích thước tĩnh mạch Azygos tăng khi thở ra. + Phổi, rốn phổi: - 7,3% có dày dính màng phổi vùng đỉnh, 72% đậm độ 2 phổi bằng nhau, tăng sáng cục bộ một bên phổi gặp ở 25%, vùng đỉnh phổi (nhất là bên trái) thường tối hơn vùng còn lại, tăng sáng lan toả một bên phổi gặp ở 2%. - Rốn phổi phải có hình cánh chim mà đường phân giác là rãnh liên thùy nhỏ; cực trên của rốn phổi phải là tĩnh mạch thùy trên phải ở ngoài động mạch phổi, cực dưới là động mạch phổi xuống, đường kính 10-15mm. Rốn phổi trái cao hơn rốn phổi phải và có hình dấu phẩy, đầu trên trong to; cực dưới là là nhánh trái của động mạch phổi đè lên phế quản gốc trái, động mạch phổi thùy dưới; cực trên rốn phổi trái là động mạch và tĩnh mạch thùy trên trái chồng lên nhau khó phân biệt. Động mạch phổi phải phân chia trong trung thất, bên trái phân chia trong phổi. Rốn phổi trái cao hơn rốn phổi phải 0,75-2,25 cm ở 80% trường hợp, < 0,75 cm là 11%, 2,25-3 cm là 6%, 3% là ngang nhau. Không thấy rốn phổi phải cao hơn trái ở người bình thường. Rốn phổi thường nhìn rõ ở ngoài trung thất, ít khi bị cung giữa trái hoặc bờ phải trung thất che lấp. Đậm độ rốn phổi 2 bên bằng nhau. + Mạch máu phổi: Mạng lưới mạch máu phân bố đều 2 phế trường, nhỏ dần khi ra ngoại vi phổi và biến mất khi cách bờ ngoài phổi từ 1-2 cm. Số lượng mạch máu đối xứng 2 bên. Động mạch phổi toả từ rốn phổi, các nhánh tĩnh mạch phổi quy tụ vào một vùng ở dưới rốn phổi từ 3-4 cm. Ở tư thế đứng, tỷ lệ khẩu kính mạch máu trên - dưới là 1/2 theo sơ đồ West. Tĩnh mạch phổi trông thấy ở phía dưới 2 phổi và đi ngang. Bên phải, trông rõ tĩnh mạch phổi ở 40% trường hợp, không rõ ở 12 %. Bên trái, trông thấy ở 15%, không thấy ở 49% các trường hợp. + Vòm hoành: Vòm hoành phải ngang mức gian sườn V trước, cao hơn vòm hoành trái 2 cm. 9% vòm hoành trái ngang vòm hoành phải. Dưới vòm hoành trái là túi hơi dạ dày. Khoảng cách từ vòm hoành đến túi hơi dạ dày thường < 1 cm, nếu > 1,5 cm: có thể là tràn dịch màng phổi. 88% bề dày cơ hoành trái < 1 cm, 11 % = 1 - 2 cm. + Rãnh liên thùy: rãnh nhỏ bên phải nhìn thấy ở 44% (ngắn hơn 1/2: 22%, >1/2: 15%, thấp hơn: 3%). Rãnh giữa phân thùy 6 và phân thùy nền thùy dưới trông thấy ở 3%. Rãnh lớn thấy ở <5% các trường hợp. Nguyên tắc đọc phim: đọc theo chuỗi, nắm vững thông số X quang bình thường và hình ảnh cạm bẫy, hình ảnh giả, hai người đọc, đọc cái mình thấy chứ không đọc cái mình muốn tìm. 1.6. Chụp cắt lớp vi tính (computed tomography-CT): Kỹ thuật dựa trên sự đâm xuyên của tia X qua một cấu trúc giải phẫu theo lớp cắt ngang đã được lựa chọn trước, tỷ trọng của mô mà tia X đi qua trước khi đến detector sẽ qui định mức độ suy yếu của chùm tia X. Tín hiệu về tỷ trọng của mô nhận được từ detector sẽ được máy tính xử lý chuyển đổi thành hình ảnh X quang. Bề dày của lớp cắt thường từ 1-10 mm. Lớp cắt càng dày càng có nhiều tỷ trọng của cấu trúc lân cận lẫn vào tỷ trọng trung bình của cấu trúc được quan tâm. Lớp cắt càng mỏng thì hình ảnh quan tâm càng rõ. Tổn thương được phát hiện phụ thuộc vào sự chênh lệch tỷ trọng giữa mô bệnh và mô bình thường xung quanh. Lớp cắt dày thích hợp cho việc phát hiện các bệnh lý của nhu mô phổi. Tỷ trọng của phổi thấp trong khi tỷ trọng của phần lớn các loại tổn thương nhu mô đều cao (chênh lệch tỷ trọng lớn). Trên lớp cắt 10 mm có thể phát hiện được tổn thương có đường kính 1 mm. Bề dày lớp cắt 10 mm thường dùng để phân biệt hình ảnh tiết diện ngang của mạch máu với tổn thương dạng nốt. Lớp cắt mỏng hơn thường lợi cho việc xác định tổn thương ở trung thất, nơi mà sự chênh lệch tỷ trọng giữa tổn thương và tổ chức lân cận ít hơn (ví dụ, phát hiện hạch trung thất). Khoảng cách giữa các lớp cắt phụ thuộc vào kích thước của tổn thương trên X quang. Thời gian quét: chuyển động của hô hấp, làm giảm chất lượng hình ảnh CT. Mỗi lớp cắt cần thời gian của 1 nhịp thở. Thường chụp vào cuối thở vào hoặc cuối thở ra. Trường cắt: chất lượng hình ảnh bị ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố tạo hình ảnh (pixels). Tốt nhất mỗi pixel nên nhỏ hơn khoảng cách tối thiểu, dưới 0,6-1 mm. Kích thước pixel lớn hơn làm mất đi sự phân giải không gian. Nhưng kích thước pixel nhỏ quá cũng không cần thiết vì làm tăng khối lượng xử lý của máy tính. Sự lựa chọn trường cắt dựa vào đường kính lồng ngực của bệnh nhân. Làm tăng tương phản (cản quang). Các thuốc cản quang dùng đường tĩnh mạch hay dùng trong CT, đặc biệt khi xem xét cấu trúc mạch máu rốn phổi-trung thất. Chụp động: chụp nhiều lớp cắt trong thời gian ngắn để xác định bản chất mạch của tổn thương (thành động-tĩnh mạch, giãn mạch) hoặc kiểm tra phình quai động mạch chủ. Đơn vị Hounsfields: từ -1000H tới + 1000 H; khí: -1000; khối lượng (vỏ xương): + 1000; mỡ : - 100; nước: 0. Liều tia. 1,2 rad với phổi, 3,1 rad với da ( chụp thường qui 20 rad với phổi, 40 rad với da). 2. Một số hình ảnh cơ bản của CT lồng ngực. Hình 6.14: Lớp cắt ngang qua hõm trên ức. 1. Khí quản. 2. Thực quản. 3. Tĩnh mạch cổ. 4. Động mạch cảnh. 5. Động mạch dưới đòn. Hình 6.15. Lớp cắt ngang qua cán xương ức. 1. Động mạch cánh tay đầu. 2. Tĩnh mạch cánh tay đầu. 3. Khí quản. 4. Động mạch cảnh trái. 5. Động mạch dưới đòn trái. 6. Thực quản Hình 6.16. Lớp cắt ngang quai động mạch chủ. 1. Tĩnh mạch chủ trên. 2. Khí quản. 3. Quai động mạch chủ lên 4. Thực quản. [...]... thông (tidal volume) Đo các thể tích phổi chủ yếu dựa vào máy hô hấp kế, các thể tích và dung tích chia ra: Các thể tích động: là các thể tích chuyển động khi thở Các thể tích tĩnh: là các thể tích không chuyển động khi thở + Các thể tích động: - Thể tích lưu thông: là thể tích khí thở vào hoặc thở ra bình thường (thở tĩnh) - Thể tích dự trữ hít vào: là thể tích khí có thể hít vào được sau khi hít vào... với quá trình trao đổi khí thông qua các chỉ tiêu thông khí, khuếch tán khí và cơ học hô hấp Các thăm dò chức năng hô hấp bao gồm: đo thông khí phổi và cơ học hô hấp, đo khuếch tán khí, đo các thành phần khí máu + Chỉ định đo chức năng phổi như sau: - Xác định thể và mức độ rối loạn chức năng phổi - Xác định sớm rối loạn chức năng phổi - Xác định nguyên nhân của ho, khó thở và những triệu chứng khác... trên và để phân biệt với những trường hợp bị tắc nghẽn đường thở ngoại vi Đường cong lưu lượng-thể tích có giá trị chẩn đoán sớm tắc nghẽn đường thở nhỏ Dựa vào đường cong lưu lượng thể tích để sơ bộ phân biệt bệnh nhân bị rối loạn thông khí tắc nghẽn hay tắc nghẽn thông khí hạn chế 3.1 .2 Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị các chỉ tiêu thông khí phổi: + Các chỉ tiêu thông khí phổi bị ảnh hưởng của các. .. mạch chủ lên 2 Tĩnh mạch chủ trên 3 Tĩnh mạch phổi trước 4 Thực quản 5 Quai động mạch chủ xuống 7 Nhĩ trái Hình 6 .20 Lớp cắt ngang qua 2 thất 1 Thất phải 2 Nhĩ phải 3 Thất trái 4 Quai động mạch chủ xuống 5 Màng ngoài tim 6 Vách liên thất 3.Thăm dò thông khí phổi và các hội chứng rối loạn chức năng hô hấp Thăm dò chức năng hô hấp là phương pháp khách quan xác định khả năng của hệ thống hô hấp đối với... tĩnh và động - Cân nặng ít ảnh hưởng hơn so với chiều cao trừ khi có béo bệu - Giới tính: giá trị của các chỉ tiêu thông khí của nam giới cao hơn nữ - Yếu tố môi trường ảnh hưởng giá trị đo thông khí phổi - Ảnh hưởng hút thuốc, kể cả những người hút thuốc không có triệu chứng các chỉ tiêu thông khí phổi giảm hơn người không hút thuốc (FEV1, VC,FEV1/VC đều giảm) + Kết quả đo còn bị ảnh hưởng bởi kỹ thuật. .. trung ương 3.1 Các chỉ tiêu thông khí phổi và các yếu tố ảnh hưởng: 3.1.1 Các chỉ tiêu thông khí phổi: Hình 6 .21 Các thể tích phổi ( biểu diễn bằng cột bên trái ) và phế dung đồ TLC : dung tích toàn phổi (total lung capiacity) VC : dung tích sống (vital capacity) FVC (forced vital capacity) dung tích sống thở mạnh RV : thể tích cặn (residual volume) IC : dung tích thở vào (inspiratory capacity) ERV... Chủng tộc: người châu Âu có VC và TLC cao hơn nhóm người khác từ 1015% (người cùng chiều cao, giới ) người Trung Quốc có các giá trị trung bình ở giữa người da trắng và da đen - Giới: các số đo thông khí phổi ở nam giới cao hơn nữ giới có cùng độ tuổi, chiều cao, cân nặng - Tuổi: trẻ con đến thanh niên số đo các thể tích, lưu lượng tăng dần và đạt cao nhất từ 18 -20 tuổi, sau 25 tuổi giảm dần, tuổi càng... hiện sớm bệnh đường thở nhỏ - Đường cong lưu lượng thể tích: Đường cong lưu lượng thể tích (flow-volume curve) là đồ thị biểu diễn mối liên quan giữa lưu lượng và thể tích khí từ dung tích toàn phổi tới thể tích cặn Các máy hô hấp kế thế hệ mới tự động vẽ đồ thị đường cong lưu lượng-thể tích khi đo thông khí phổi cho bệnh nhân Đường cong lưu lượng-thể tích là một chỉ tiêu quan trọng để chẩn đoán tắc... thì coi là giảm Đối với PEF, FEF25,50,75% dưới 60% Số lý thuyết là số lý tưởng của một chỉ tiêu thông khí của một người cụ thể Số lý thuyết của một chỉ tiêu thông khí đối với một người cụ thể được tính bằng phương trình tương quan hoặc toán đồ 3 .2 Các hội chứng rối loạn thông khí phổi: Khi đo thông khí phổi dựa vào một số chỉ tiêu cơ bản sẽ có 4 loại kết quả như sau: + Thông khí phổi bình thường: VC,... vị trí còn lại 25 % thể tích của FVC; viết tắt MEF25% Các lưu lượng này giảm rõ trong rối loạn thông khí tắc nghẽn, cả ở giai đoạn sớm nhưng nhược điểm biến thiên cao giữa các lần đo (có thể biến thiên đến 30% ở bệnh nhân rối loạn thông khí tắc nghẽn) Lưu lượng đỉnh (peak expiratory flow rate; viết tắt PEF hoặc PEFR): Là lưu lượng thở ra tối đa đạt được khi đo FVC PEF giảm trong một số bệnh gây tắc nghẽn . CÁC THỦ THUẬT VÀ KỸ THUẬT CHẨN ĐOÁN BỆNH HÔ HẤP – PHẦN 2 1.4. Siêu âm: Chỉ định khi nghi ngờ tràn dịch màng phổi, phân. thông qua các chỉ tiêu thông khí, khuếch tán khí và cơ học hô hấp. Các thăm dò chức năng hô hấp bao gồm: đo thông khí phổi và cơ học hô hấp, đo khuếch tán khí, đo các thành phần khí máu. + Chỉ. thông khí phổi và các hội chứng rối loạn chức năng hô hấp. Thăm dò chức năng hô hấp là phương pháp khách quan xác định khả năng của hệ thống hô hấp đối với quá trình trao đổi khí thông qua các

Ngày đăng: 05/08/2014, 20:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan