1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Kinh tế quốc tế - Chương 2 ppsx

15 217 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 260,52 KB

Nội dung

http://www.ebook.edu.vn 11 CHƯƠNG II: THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ I. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ VÀ CÁC HÌNH THỨC CỦA THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ. 1. Khái niệm, vai trò của thương mại quốc tế 1.1. Khái niệm thương mại quốc tế * Khái niệm: Thương mại quốc tế là sự trao đổi hàng hóa giữa các nước thông qua mua bán, lấy tiền tệ làm môi giới, tuân theo nguyên tắc trao đổi ngang giá nhằm đưa lại lợi ích cho các bên. * Đặc điểm củ a thương mại quốc tế - Hoạt động thương mại quốc tế diễn ra trên thị trường thế giới, thị trường khu vực hoặc thị trường của nước xuất khẩu hay nước nhập khẩu. - Các bên tham gia có quốc tịch khác nhau, có thể là các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tập thể hoặc tư nhân. - Phương tiện thanh toán thương mại quốc tế giữa người mua và người bán là đồng tiền có khả năng chuyển đổi. - Luật pháp áp dụng trong thương mại quốc tế có nhiều nguồn khác nhau, có thể là luật các quốc gia, luật khu vực hoặc các văn bản luật và các điều ước quốc tế. * Các nội dung chủ yếu của thương mại quốc tế: - Xuất nhập khẩu hàng hóa hữu hình. - Xuất nhập khẩu hàng hóa vô hình. - Gia công quốc tế: Gồm gia công cho nước ngoài và thuê nướ c ngoài gia công. - Tái xuất khẩu và chuyển khẩu. - Xuất khẩu tại chỗ. http://www.ebook.edu.vn 12 1.2. Vai trò của thương mại quốc tế Thương mại quốc tế đóng vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế của các nước : - TMQT mở rộng khả năng sản xuất và tiêu dùng của một nước. - Các nước có nền kinh tế quy mô nhỏ có thể và có lợi khi tham gia vào thương mại quốc tế. - Thương mại là động lực thúc đẩy kinh tế tăng trưởng. 2. Các hình thức thương mạ i quốc tế 2.1. Thương mại hàng hóa quốc tế - Hàng hóa trong trao đổi thương mại quốc tế là hàng hóa vật chất, hàng hóa dịch vụ… - Trao đổi quốc tế về hàng hóa vật chất gọi là thương mại hàng hóa quốc tế, ở phạm vi một quốc gia gọi là ngoại thương. - Do có sự cách biệt về địa lý, hàng hóa vật chất có sự di chuyển qua biên giới từ nước xuất khẩu sang nướ c nhập khẩu cùng các nghiệp vụ mua bán hàng hóa có cả dịch vụ kèm theo như vận chuyển, bảo quản, bảo hiểm, thanh toán quốc tế… 2.2. Thương mại dịch vụ quốc tế - Trao đổi quốc tế về hàng hóa dịch vụ gọi là thương mại dịch vụ quốc tế, ở phạm vi một quốc gia gọi là dịch vụ thu ngoại tệ. - Hàng hóa dịch vụ là những hàng hóa t ồn tại dưới dạng phi vật chất, khó định lượng được, không dự trữ được. Quá trình cung cấp diễn ra đồng thời với quá trình tiêu thụ. - Do sự khác biệt về địa lý giữa người cung cấp và người nhận dịch vụ, hàng hóa dịch vụ có thể di chuyển hoặc không di chuyển qua biên giới http://www.ebook.edu.vn 13 2.3. Sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại - Đó là sự trao đổi quốc tế về một số các hàng hoá vô hình như các bí quyết công nghệ, bằng phát minh sáng chế, quyền sở hữu công nghiệp, chỉ dấu địa lý, thương hiệu… - Đây cũng chính là những hợp đồng kinh tế mang tính thời đoạn, hiệu quả kinh tế phụ thuộc vào sự phát huy và mức độ bản quyền củ a công nghệ đó. Tính chất này tạo sự khác biệt giữa hình thức này với tính chất mua bán đứt đoạn của các hình thức thương mại quốc tế khác. 2.4. Mua sắm hàng hóa của chính phủ - Hầu hết các nước trên thế giới, chính phủ và các cơ quan thuộc chính phủ là người mua hàng hóa lớn nhất bao gồm đủ loại từ những hàng hóa cơ bản nhất tới các thiết bị máy móc công nghệ cao. - Là một hoạ t động trong trao đổi hàng hóa hữu hình, nhưng chủ thể tiến hành trao đổi là các chính phủ hoặc được chính phủ ủy quyền. Sự trao đổi hàng hóa đó được gọi là mua sắm hàng hóa của chính phủ. II. CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 1. Chính sách thương mại tự do 1.1. Khái niệm của chính sách thương mại tự do a. Khái niệm: - Khái niệm chính sách thương mại tự do: Là chính sách thương mại thông qua đó nhà nước không hoặc giảm thiểu can thiệ p trực tiếp vào hoạt động ngoại thương, mở cửa thị trường nội địa để cho hàng hóa, dịch vụ, vốn, sức lao động được tự do lưu thông trong và ngoài nước tạo điều kiện cho thương mại quốc tế phát triển trên quy luật tự do cạnh tranh. - Tùy theo mức độ mở cửa thị trường, chính sách thương mại tự do bao gồm : + Chính sách thương mại tự do hoàn toàn: Nhà nướ c mở cửa http://www.ebook.edu.vn 14 hoàn toàn thị trường nội địa, không sử dụng bất kỳ công cụ hoặc biện pháp nào can thiệp vào hoạt động thương mại quốc tế và thị trường thực sự điều tiết hoàn toàn bởi các quy luật thị trường. + Chính sách thương mại tự do có hạn chế: nhà nước không mở cửa hoàn toàn thị trường nội địa, sử dụng công cụ và biện pháp điều tiết ho ạt động thương mại quốc tế có lợi cho nền kinh tế biểu hiện: • Nhà nước thực hiện thương mại tự do mở cửa thị trường nội địa với một số nước trong quan hệ song phương, đa phương • Nhà nước thực hiện TMTD chỉ với một số mặt hàng. • Nhà nước thực hiện các công cụ và biện pháp điều tiết TMQT. b. Đặc điểm chủ yếu của chính sách TMTD: - Nhà nước giảm thiểu sử dụng công cụ và biện pháp kinh tế để can thiệp trực tiếp vào hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu. - Hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu được tiến hành một cách tự do. - Quy luật tự do cạnh tranh điều tiết sự hoạt động của sản xuất, tài chính trong nước. 1.2. Nội dung chính sách thươ ng mại tự do - Về mặt hàng, nhà nước đưa ra danh mục hàng hóa tự do là danh mục các loại hàng hóa có thể nhập khẩu không phải nộp thuế Hải quan hoặc những hàng hóa không thuộc đối tượng phải có giấy phép nhập khẩu. - Về thị trường, Nhà nước mở cửa thị trường nội địa, dành cho các nhà kinh doanh nước ngoài những ưu đãi về tiếp cận thị trường, được tự do kinh doanh trên th ị trường nội địa. - Có những nguyên tắc khác nhau điều chỉnh thương mại quốc tế là nguyên tắc không phân biệt đối xử. http://www.ebook.edu.vn 15 1.3. Ưu và nhược điểm của chính sách thương mại tự do * Ưu điểm: - Mọi trở ngại trong thương mại quốc tế được loại bỏ, tạo điều kiện sự thúc đẩy tự do lưu thông hàng hóa giữa các nước. - Làm cho thị trường nội địa phong phú hàng hóa hơn, người tiêu dùng có thể thỏa mãn nhu cầu của mình một cách tốt nhất. - Tạo điề u kiện cho các nhà sản xuất trong nước vươn ra nước ngoài - Làm suy yếu hoặc xóa bỏ chính sách bảo hộ thương mại của các nước khác, tạo cơ sở cho các nhà kinh doanh nội địa dễ dàng thâm nhập và phát triển thị trường mới. * Nhược điểm: - Thị trường trong nước điều tiết chủ yếu bởi quy luật tự do cạnh tranh nên nền kinh tế dễ rơi vào tình trạng khủng ho ảng, phát triển không ổn định. - Các nhà sản xuất kinh doanh trong nước phát triển không đủ mạnh thì dễ dàng bị phá sản trước sự tấn công của hàng hóa nước ngoài. 1.4. Điều kiện thực hiện chính sách thương mại tự do a. Điều kiện về quốc tế: - Các nước ký kết với nhau những hiệp định thương mại đa phương hoặc song phương, thực hi ện nguyên tắc không phân biệt đối xử trong quan hệ kinh tế thương mại. - Trong quan hệ kinh tế thương mại các nước cần phải đảm bảo công khai, minh bạch. - Các nước áp dụng các biện pháp tạo thuận lợi cho thương mại và xúc tiến thương mại. http://www.ebook.edu.vn 16 b. Điều kiện của nền kinh tế quốc gia: - Nhà nước thực hiện chính sách kinh tế mở cửa - mở cửa hoạt động kinh tế đối ngoại. - Hàng hóa trong nước đủ cạnh tranh được với hàng hóa nước ngoài ở thị trường trong nước và trên thế giới. - Nền kinh tế đủ mạnh, các doanh nghiệp trong nước có khả năng cạnh tranh được với các doanh nghiệp nước ngoài 2. Chính sách bảo h ộ thương mại 2.1. Khái niệm chính sách bảo hộ thương mại a. Khái niệm: - Chính sách bảo hộ thương mại là chính sách thương mại thông qua đó nhà nước sử dụng các biện pháp bảo vệ thị trường nội địa trước sự cạnh tranh dữ dội của hàng hóa nhập khẩu. Đồng thời nhà nước nâng đỡ các nhà kinh doanh trong nước có điều kiện mở rộng kinh doanh ở thị trường n ước ngoài. - Tùy thuộc vào mức độ bảo hộ của nền sản xuất trong nước, chính sách bảo hộ thương mại bao gồm: + Chính sách bảo hộ thương mại hoàn toàn: nhà nước đóng cửa hoàn toàn thị trường nội địa, cấm hẳn không cho phép các nhà sản xuất - kinh doanh kinh doanh nước ngoài kinh doanh trên thị trường nội địa. + Chính sách bảo hộ thương mại có giới hạn: • Nhà nước chỉ bảo hộ thươ ng mại đối với một số mặt hàng, trên một số thị trường khu vực. • Nhà nước thực hiện các công cụ và biện pháp can thiệp vào hoạt động thương mại quốc tế, gây khó khăn cho các nhà kinh doanh nước ngoài. http://www.ebook.edu.vn 17 b. Đặc điểm: - Nhà nước sử dụng các công cụ và biện pháp can thiệp vào quá trình nhập khẩu, giảm sức cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu, bảo vệ thị trường nội địa. - Nhà nước thực hiện các biện pháp nâng đỡ các nhà kinh doanh trong nước có khả năng cạnh tranh được với các nhà kinh doanh nước ngoài và mở rộng xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. 2.2. Nội dung của chính sách bảo hộ thươ ng mại - Về mặt hàng: Giới hạn số lượng hàng xuất nhập khẩu, đưa ra danh mục hàng hóa không cho phép xuất nhập khẩu nhằn ngăn cản sự cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu trên thị trường nội địa. - Về thị trường: nhà nước cho phép hoặc hạn chế các nhà doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh trên thị trường nội địa. - Nguyên tắc điều chỉnh thương mại quốc t ế: Là nguyên tắc có sự phân biệt đối xử giữa các nhà kinh doanh nước ngoài với nhà kinh doanh trong nước. Với mục đích tạo thuận lợi cho các nhà kinh doanh trong nước, gây khó khăn cho các nhà kinh doanh nước ngoài. 2.3.Ưu, nhược điểm của chính sách bảo hộ thương mại * Ưu điểm: - Giảm sức cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu - Bảo hộ các nhà sản xuất kinh doanh trong nước giúp họ tăng cường sức m ạnh trên thị trường nội địa. - Giúp các nhà xuất khẩu tăng sức cạnh tranh thâm nhập thị trường nước ngoài. - Sử dụng hợp lý nguồn ngoại tệ, tạo sự cân bằng cán cân thanh toán quốc tế của quốc gia. http://www.ebook.edu.vn 18 * Nhược điểm: - Kinh tế của đất nước bị cô lập, đi ngược lại với xu thế của thời đại ngày nay là toàn cầu hóa kinh tế thế giới. - Bảo hộ thương mại dẫn tới sự trì trệ và bảo thủ của các nhà kinh doanh nội địa. Thiếu động lực thúc đẩy phát triển và hoàn thiện kinh tế trong nước. - Bảo hộ thương mại làm thiệt thòi cho ngườ i tiêu dùng trong nước. 2.4. Điều kiện thực hiện chính sách bảo hộ thương mại a. Điều kiện về quốc tế: - Quan hệ kinh tế - thương mại với các nước kém thân thiện - Các nước có thực hiện chính sách bảo hộ thương mại gây khó khăn cho việc mở rộng quan hệ thị trường với nước ngoài - Thị trường thế giới biến động mạnh, ảnh h ưởng xấu đến nền sản xuất trong nước. b. Điều kiện nền kinh tế: - Nhà nước thi hành chính sách kinh tế bảo vệ cho nền kinh tế phát triển, cân đối, ổn định. - Nền kinh tế không đủ sức cạnh tranh, các doanh nghiệp trong nước không có khả năng cạnh tranh được với các doanh nghiệp nước ngoài ở thị trường trong nước và thị trường trên thế giới - Hàng hóa trong nước không đủ khả năng cạnh tranh với hàng hóa nước ngoài. III. NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 1. Nguyên tắc tương hỗ ( Reciprocity) - Việc dành cho nhau nhũng ưu đãi và nhân nhượng giữa các bên trong quan hệ kinh tế buôn bán trên cơ sở tương xứng nhau. - Việc áp dụng nguyên tắc này thường bất lợi cho bên yếu hơn và mang tính chất phân biệt. http://www.ebook.edu.vn 19 2. Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (National Treatment – NT) 2.1. Khái niệm và nội dung đãi ngộ quốc gia a. Khái niệm: - Đãi ngộ quốc gia là một quốc gia thực hiện những biện pháp nhằm đảm bảo những sản phẩm nước ngoài và nhà cung cấp những sản phẩm đó được đối xử trên thị trường nội địa không kém ưu đãi hơn những sản phẩm nội địa hay các nhà cung cấp các s ản phẩm đó. - Đãi ngộ quốc gia là nguyên tắc đảm bảo hàng hóa và các nhà kinh doanh nước ngoài vào một nước được đối xử ngang bằng với hàng hóa và các nhà kinh doanh trong nước b. Nội dung: - Chế độ đãi ngộ quốc gia đối với hàng hóa: Bình đẳng về cơ hội cạnh tranh trên thị trường nội địa giữa các nhà sản xuất kinh doanh trong nước cụ thể: + Các nước công nhận các khoản thuế và phí nội địa khác. + Các sản phẩm nhập khẩu không phải chịu bất kỳ các khoản thuế nội địa hay các phí nội địa khác với mức cao hơn mức áp dụng đối với sản phẩm nội địa. + Mọi luật pháp qui định… phải được áp dụng một cách như nhau đối với sản phảm nhập khẩu và sản phẩm trong nước. + Các hạn chế định lượng nộ i địa cũng phải được áp dụng không phân biệt đối xử. - Chế độ đãi ngộ quốc gia đối với các vấn đề sở hữu trí tuệ. Đối xử với các nước công dân nước khác không kém ưu đãi hơn so với công dân của nước mình. - Chế độ đãi ngộ quốc gia đối với thương mại dịch vụ: Là nghĩa vụ bảo đảm cho các nhà cung cấp d ịch vụ nước ngoài và các dịch vụ tương ứng http://www.ebook.edu.vn 20 của họ được đối xử ngang bằng so với nhà cung cấp dịch vụ trong nước mà các dịch vụ mà họ cung cấp. 2.2. Phương thức áp dụng đãi ngộ quốc gia - Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia là nguyên tắc chống phân biệt đối xử trong quan hệ kinh tế thương mại giữa các nước. - Nguyên tắc này được áp dụng trong quan hệ đa phương và song phương trên cơ sở hiệp định th ương mại ký kết giữa các nước. - Một số trường hợp ngoại lệ như: + Nhà nước cố tình dành cho các nhà đầu tư nước ngoài những ưu đãi hơn hẳn so với chế độ đãi ngộ quốc gia nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài + Nhà nước áp dụng các biện pháp tại biên giới đối với sản phẩm nhập khẩu hoặc hạn chế định lượ ng riêng đối với hàng nhập khẩu nhằm bảo hộ một phần sản phẩm và nhà sản xuất trong nước 3. Nguyên tắc tối huệ quốc (Most Favoured National – MFN) 3.1. khái niệm và nội dung đãi ngộ tối huệ quốc a. Khái niệm: Tối huệ quốc là một nước được nước khác cho hưởng những ưu đãi nhất định về kinh tế trong quan hệ với nước đó. b. N ội dung: - Tất cả những ưu đãi và miễn giảm mà một bên tham gia trong các quan hệ kinh tế thương mại quốc tế đã hoặc sẽ dành cho bất kỳ một nước thứ ba nào, thì cũng được dành cho bên tham gia kia được hưởng một cách vô điều kiện. - Nguyên tắc MFN được thực hiện là: + Mỗi thành viên dành cho hàng hóa và những đối tượng khác [...]... vực - Thị trường NICs và ASEAN là những nước giàu tài nguyên, vị trí địa lí buôn bán gần, phong tục tập quán tương đương với Việt Nam nên thuận lợi trong buôn bán 22 http://www.ebook.edu.vn - Trung Quốc thị hiếu tiêu dùng của người Trung Quốc và Việt Nam khá giống nhau nên dễ tiếp cận thị trường thông tin Trung Quốc là một thị trường lớn và có vị trí địa lí gần Việt Nam - Nhật Bản là cường quốc kinh tế, ... các thành viên - Mục đích sử dụng nguyên tắc MFN: Là nhằm chống phân biệt đối xử, tạo điều kiện cạnh tranh giúp các bạn hàng ngang bằng nhau Nhằm thúc đẩy quan hệ buôn bán giữa các nước ngày càng phát triển 3 .2 Phương thức áp dụng nguyên tắc MFN - Áp dụng chế độ tối huệ quốc có điều kiện: Quốc gia đước hưởng tối huệ quốc phải chấp nhận những điều kiện kinh tế và chính trị do chính phủ của quốc gia cho... hiện để điều tiết hoạt động thương mại quốc tế có lợi cho nền kinh tế và nguồn thu của NSNN + Thuế quan là biện pháp bảo hộ sản xuất trong nước b Các biện pháp tài chính - tiền tệ phi thuế quan - Ký quỹ đặt cọc nhập khẩu: Là biện pháp nhà nước nhập khẩu quy định chủ hàng nhập khẩu phải đặt cọc tại ngân hàng thương mại một khoản tiền trước khi cấp giấy phép nhập khẩu - Thuế nội địa: Là khoản thu của chính... Các nước Tây Âu và Bắc Mỹ - Các nước Tây Âu (EU) là trung tâm lớn của thế giới, là thị trường có nhiều thế mạnh về kỹ thuật, công nghệ và vốn đầu tư, là thị trường có nhiều triển vọng đối với nước ta - Các nước Bắc Mỹ quan hệ kinh tế - thương mại giữa nước ta với các nước Bắc Mỹ đã được cải thiện song còn nhiều hạn chế Việt Nam và Mỹ đã tiến hành ký kết hiệp định song phương 2 Những biện pháp cơ bản... hành ký kết hiệp định song phương 2 Những biện pháp cơ bản thực hiện trong thương mại quốc tế của Việt Nam 2. 1 Biện pháp tài chính a Biện pháp thuế quan: - Khái niệm: Thuế quan là loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hóa xuất khẩu hay nhập khẩu của mõi quốc gia Như vậy thuế quan bao gồm thuế nhập khẩu và thuế xuất khẩu - Vai trò của thuế quan: + Thuế quan là công cụ tài chính được nhà nước sử dụng để điều... phải chấp nhận những điều kiện kinh tế và chính trị do chính phủ của quốc gia cho hưởng đòi hỏi - Áp dụng chế độ tối huệ quốc không điều kiện: Là nguyên tắc nước này cho nước khác hưởng chế độ MFN không kèm theo điều kiện ràng buộc nào cả IV THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA QUỐC TẾ CỦA VN 1 Chiến lược hàng hóa quốc tế của việt nam 1.1 Chiến lược mặt hàng a Đối với hàng hóa xuất khẩu Xây dựng chiến lược mặt hàng... vào nguồn lực trong nước phát triển kinh tế hướng về xuất khẩu b Đối với hàng hóa nhập khẩu - Hàng hóa nhập khẩu bao gồm 4 nhóm hàng: + Thiết bị toàn bộ: Là những máy móc thiết bị và nguyên liệu chủ yếu xây dựng công trình hoàn chỉnh về công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, giáo dục, y tế + Thiết bị phụ tùng thay thế + Nguyên vật liệu + Hàng hóa vật phẩm tiêu dùng - Chiến lược mặt hàng nhập khẩu phải... chính phủ đối với hàng hóa và dịch vụ trong khuôn khổ một lãnh thổ hải quan - Sử dụng cơ chế tỷ giá thực chất là việc nhà nước thông qua quản lý tài chính để tác động vào quá trình nhập khẩu như: + Quản lý ngoại hối + Nâng giá hoặc phá giá đồng tiền nội địa + Thông qua cơ chế lạm phát 2. 2 Biện pháp hạn chế số lượng - Vai trò: 24 http://www.ebook.edu.vn + Là công cụ tham gia bảo hộ thị trường nội địa... trường nội địa 2. 4 Biện pháp hỗ trợ xuất khẩu - Nhà nước đảm bảo tín dụng xuất khẩu: Nhà nước thành lập các quỹ bảo hiểm xuất khẩu Quỹ này thực hiện việc đảm bảo chia se mọi rủi ro, mạo hiểm mà các nhà xuất khẩu bán hàng hóa cho nước ngoài với phương thức trả chậm hoặc tín dụng dài hạn - Nhà nước thực hiện tín dụng xuất khẩu - Trợ cấp xuất khẩu: Trợ cấp trực tiếp và trợ cấp gián tiếp - Bán phá giá hàng... cao hiệu quả xuất khẩu hàng hóa thể hiện: - Xuất khẩu sản phẩm thô: Sản phẩm thô là những sản phẩm chưa qua chế biến, hàm lượng lao động và khoa học công nghệ kết tinh trong hàng hóa thấp 21 http://www.ebook.edu.vn - Sản xuất thay thế nhập khẩu (hướng nội): Chiến lược phát triển chủ yếu dựa vào nguồn lực trong nước sản phẩm thỏa mãn nhu cầu thay thế nhập khẩu - Sản xuất hướng về xuất khẩu (hướng ngoại): . mại quốc tế. - Thương mại là động lực thúc đẩy kinh tế tăng trưởng. 2. Các hình thức thương mạ i quốc tế 2. 1. Thương mại hàng hóa quốc tế - Hàng hóa trong trao đổi thương mại quốc tế là. thanh toán quốc tế 2. 2. Thương mại dịch vụ quốc tế - Trao đổi quốc tế về hàng hóa dịch vụ gọi là thương mại dịch vụ quốc tế, ở phạm vi một quốc gia gọi là dịch vụ thu ngoại tệ. - Hàng hóa. mại quốc tế Thương mại quốc tế đóng vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế của các nước : - TMQT mở rộng khả năng sản xuất và tiêu dùng của một nước. - Các nước có nền kinh tế quy

Ngày đăng: 05/08/2014, 17:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN