Cây thuốc vị thuốc Đông y – Dứa bà, dứa cạn & dứa dại DỨA BÀ Cây Dứa bà DỨA BÀ Tên khác: Thùa, Dứa Mỹ. Tên khoa học: Agave americana L., họ Thùa (Agavaceae). Mô tả: Cây thảo to sống nhiều năm, có nhiều đọt. Lá 25-30, hình ngọn giáo, dài 1-1,5m, màu xanh lục, mép lá có răng đen gốc rộng và một viền vàng dọc theo hai mép lá. Chuỳ hoa cao tới 10m, nhánh ngang ngắn, hoa màu vàng lục, hình lục lạc dài 2cm; nhị có chỉ nhị hẹp lồi ra ngoài. Quả nang cao 4cm, dai hay hoá gỗ, chứa nhiều hạt màu đen. Trổ bông sau 8-14 tuổi. Hoa vào hạ, thu. Bộ phận dùng: Lá, rễ. Phân bố: Cây có nguồn gốc ở Bắc và Trung Mỹ nay được trồng ở nhiều nơi trong nước ta. Thu hái: Có thể thu hái 2-3 lứa lá trong 1 năm, mỗi cây có thể thu hoạch được 5-6 năm liền. Thành phần hoá học: Sapogenin steroid chủ yếu là hecogenin và tigogenin. Tỷ lệ hecogenin ở lá dứa Mỹ ở miền Bắc nước ta vào khoảng 0,03%, còn ở Ấn Độ tỷ lệ này là 0,065%. Ngoài ra trong lá có rất nhiều đường khử saccharose, chất nhầy, vitamin C. Công năng: Nhuận phế, hoá đàm, chỉ khái. Công dụng: - Sử dụng chủ yếu làm nguồn nguyên liệu chiết hecogenin để bán tổng hợp các thuốc chống viêm và hormon steroid. - Lá trị ho do hư lao, cầm máu và chứng thở khò khè, chữa sốt, lợi tiểu; rễ chữa đau nhức, thấp khớp. Chữa vết thương, vết loét. Cách dùng, liều lượng: Ngày 2-5g lá khô dưới dạng thuốc sắc để uống, rễ thái mỏng, sao hơi vàng ngâm rượu hay rượu thuốc. Dùng lá giã nát đắp lên vết thương, vết loét. DỪA CẠN Cây Dừa cạn DỪA CẠN Herba Catharanthi Rosei Tên khác: Trường Xuân hoa, hải đằng, dương giác, bông dừa. Tên khoa học: Catharanthus roseus (L.) G. Don = Vinca rosea L., họ Trúc đào (Apocynaceae). Mô tả: Cây thảo cao 0,40-0,80m, phân thành nhiều cành. Lá mọc đối, hình thuôn dài, dài 3-8cm, rộng 1-2,5cm. Hoa mọc đơn độc ở nách lá phía trên, màu hồng hay trắng; đài 5, hợp thành ống ngắn; tràng 5, dạng chén; nhị 5, thọt vào trong ống tràng; nhuỵ gồm 2 lá noãn hợp nhau ở vòi. Quả gồm 2 đại, mỗi cái chứa 12-20 hạt nhỏ, hình trứng, màu nâu nhạt, xếp thành 2 dãy. Mùa hoa tháng 6-9. Bộ phận dùng: Toàn cây. Phân bố: Cây mọc hoang và được trồng làm cảnh khắp nơi trong nước ta. Thu hái: Thu hái quanh năm, rửa sạch thái nhỏ dùng tươi hay phơi khô; rễ thu về rửa sạch, phơi hay sấy khô. Thành phần hoá học: Alcaloid (1%), gồm trên 70 chất khác nhau, chủ yếu là vinblastin, vincaleucoblastin, leucocristin, reserpin, ajmalicin. Công năng: Hoạt huyết, tiêu thũng, giải độc, hạ huyết áp và an thần. Công dụng: Người ta thường dùng Dừa cạn làm thuốc kìm tế bào và được chỉ dẫn trong điều trị bệnh Hodgkin, bệnh bạch cầu lymphô cấp, một số ung thư. Trong dân gian vẫn dùng trị cao huyết áp, trị bệnh đái đường, điều kinh, chữa tiêu hoá kém và chữa lỵ, thông tiểu tiện, chữa bệnh đi tiểu đỏ và ít. Có người dùng trị ung thư máu, ung thư phổi. Cao lỏng Dừa cạn có tác dụng hạ huyết áp, an thần, gây ngủ. Viên Vinca chứa alcaloid toàn phần của thân, lá làm thuốc chữa bệnh cao huyết áp. Rễ Dừa cạn làm nguyên liệu chiết xuất ajmalicin. Vinblastin, vincristin dưới dạng muối sulfat để tiêm chữa ung thư, đặc biệt là bệnh bạch cầu. Cách dùng, liều lượng: Dùng thân và lá Dừa cạn phơi khô 8-20g có thể dùng tới 50g (dạng thuốc sắc, cao lỏng hoặc viên nén từ cao khô). Trong Tân dược người ta chế thành thuốc tiêm. Bài thuốc: 1. Trị bệnh bạch cầu lymphô cấp: Dùng 15g dừa cạn sắc nước uống. Ta đã chiết được vinblastin từ lá Dừa cạn và dưới dạng thuốc tiêm vinblastin sulfat để chữa bệnh này. 2. Trị huyết áp cao: Dùng Dừa cạn 12g, Hy thiêm 9g, Thảo quyết minh 6g và Bạch cúc 6g, sắc uống. DỨA DẠI Cây Dứa dại DỨA DẠI Tên khác: Dứa gai, Dứa gỗ. Tên khoa học: Pandanus tectorius Sol., họ Dứa dại (Pandanaceae). Mô tả: Cây nhỏ, phân nhánh ở ngọn, cao 2-4m, với rất nhiều rễ phụ trong không khí thòng xuống đất. Lá ở ngọn các nhánh, hình dải, dài 1-2m, trên gân chính và 2 bên mép có gai nhọn. Bông mo đực ở ngọn cây, thõng xuống, với những mo màu trắng, rời nhau. Hoa rất thơm, bông mo cái đơn độc, gồm rất nhiều lá noãn. Cụm quả tạo thành một khối hình trứng dài 16-22cm, có cuống màu da cam, gồm những quả hạch có góc, xẻ thành nhiều ô. Ra hoa quả vào mùa hè. Bộ phận dùng: Ngọn non, rễ, quả. Phân bố: Dứa dại thường phân bố trên các bãi ẩm có cát, trong các rú bụi ven biển, dọc bờ ngòi nước mặn; rừng ngập mặn, cũng phân bố trong đất liền, ở vĩ độ thấp, dọc theo các sông, khắp nước ta, từ Hoà Bình, Quảng Ninh, Nam Hà tới Quảng Nam-Đà Nẵng, Khánh Hoà, Bình Thuận, Đồng Nai, Kiên Giang. Thu hái: Rễ thu hái quanh năm; thu các rễ chưa bám đất tốt hơn là rễ ở dưới đất, đem về thái mỏng, phơi hay sấy khô dùng dần. Thu hái quả vào mùa đông dùng tươi hay phơi khô. Thành phần hoá học: Hạt phấn hoa và lá bắc rất thơm, khi chưng cất, người ta thu được nước thơm và hương liệu. Các phần ngoài của hoa (lá bắc) chứa tinh dầu mà 70% là methyl ether của b-phenylethyl alcohol. Hoa nở chứa 0,1-0,3% tinh dầu chứa benzyl benzoate, benzyl salicylate, benzyl acetate, benzyl alcohol, geraniol, linalool, linalyl acetate, bromostyren, guaiaco,l phenylethyl alcohol và aldehyd. Công năng: Lương huyết, lợi tiểu, tiêu độc, trừ đàm, phát hãn (ra mồ hôi). Công dụng: Chữa chứng đái rắt, chữa lòi dom, lợi tiểu, chữa mất ngủ. Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 6-16g dưới dạng thuốc sắc. Bài thuốc: * Chữa đau đầu mất ngủ: Rễ dứa dại 20 – 30g, sao thơm, sắc lấy nước, chia 2 lần uống trong ngày. * Chữa tiểu buốt, đái ít: Rễ dứa 20 – 30g, rễ dứa gai (trái thơm) 20 – 30g, sắc lấy nước chia 2 lần uống trong ngày. * Chữa sỏi thận, tiết niệu: Rễ dứa dai hoặc dứa quả dại 12 – 20g, hạt quả chuối hột 10 – 12g, rễ cỏ tranh 10 – 12g, bông mã đề 8 – 10g, kim tiền thảo (lá đồng tiền hay gọi lá mắt trâu) 15 – 20g, rễ cây lau 10 – 12g, củ cỏ ống 10 – 12g, sắc lấy nước uống làm 2 – 3 lần trong ngày vào trước bữa ăn, mỗi lần khoảng 100 – 150ml. * Trị viêm thận phù thũng: Rễ dứa dại 30 – 60g, thịt lợn nạc 150 – 200g, nấu thành canh ăn ngày một lần, một tuần cần ăn 3 – 4 lần. Kết hợp hằng ngày dùng rau dừa nước khô (du long thái) 30 – 60g, rau má 12 – 16g, bông mã đề 10 – 12g, bồ công anh 12 – 16g, sắc với nước uống vào trước bữa ăn ngày 2 lần, mỗi lần 150ml. * Trị viêm gan, xơ gan cổ trướng: Rễ dứa dại hoặc quả dứa dại 20 – 30g, lá quao nước 20 – 30g, lá cây ô rô 12 – 20g, sắc lấy nước thuốc uống ngày 2 lần, mỗi lần chừng 150ml vào trước bữa ăn. * Chữa chứng viêm tinh hoàn: Lấy hạt quả dứa dại 30 – 60g, lá tử tô 30g, lá quất hồng bì 30g, nấu kỹ lấy nước để còn ấm rửa hằng ngày. * Ăn uống kém sau sinh: Rễ dứa dại 15 – 20g, vỏ cây chòi mòi 7 miếng cỡ 4cm x 6cm, sắc lấy nước uống ngày 2 lần vào trước bữa ăn, mỗi lần khoảng 100ml.\ . C y thuốc vị thuốc Đông y – Dứa bà, dứa cạn & dứa dại DỨA BÀ C y Dứa bà DỨA BÀ Tên khác: Thùa, Dứa Mỹ. Tên khoa học: Agave americana L., họ Thùa (Agavaceae). Mô tả: C y. Bạch cúc 6g, sắc uống. DỨA DẠI C y Dứa dại DỨA DẠI Tên khác: Dứa gai, Dứa gỗ. Tên khoa học: Pandanus tectorius Sol., họ Dứa dại (Pandanaceae). Mô tả: C y nhỏ, phân nhánh ở ngọn,. 8 – 10g, kim tiền thảo (lá đồng tiền hay gọi lá mắt trâu) 15 – 20g, rễ c y lau 10 – 12g, củ cỏ ống 10 – 12g, sắc l y nước uống làm 2 – 3 lần trong ng y vào trước bữa ăn, mỗi lần khoảng 100 –