Cây thuốc vị thuốc Đông y - HẮC CHI MA Cây vừng HẮC CHI MA (黑芝麻) Semen Sesami Tên khác: Hạt vừng đen, Mè Đen, Vừng Đen. Tên khoa học: Sesamum indicum L., họ Vừng (Pedaliaceae). Mô tả: Cây thảo có lông mềm, cao 60-100cm. Lá mọc đối, đơn, nguyên, có cuống, hình bầu dục, thon hẹp ở hai đầu. Hoa trắng, mọc đơn độc ở nách, có cuống ngắn. Quả nang kép dài, có lông mềm, có 4 ô mở từ gốc lên. Hạt nhiều, thuôn, vàng nâu hay đen, hơi bị ép dẹp, hầu như nhẵn, có nội nhũ. Hoa tháng 5-9, quả tháng 7-9. Bộ phận dùng: Hạt già phơi khô của cây Vừng (Sesamum indicum L.). Phân bố: Cây được trồng ở nhiều địa phương để lấy hạt làm thực phẩm. Thu hái: Thu hái cây vào tháng 6-8. Cắt toàn cây, phơi khô, đập lấy hạt rồi lại phơi khô. Khi dùng, đồ thật kỹ, phơi khô sao vàng. Ngoài ra còn ép lấy dầu vừng. Tác dụng dược lý: + Dầu Mè bôi lên niêm mạc có tác dụng làm giảm kích thích, chống viêm. + Có tác dụng giảm lượng cholesterol máu, phòng trị xơ cứng động mạch. + Dầu mè đen có tác dụng nhuận trường. + Là thức ăn nhiều chất dinh dưỡng đối với cơ thể. Thành phần hoá học: Hạt vừng chứa 40-55% dầu béo màu vàng, 5-8% nước, 20- 22% protein, 5% tro (trong đó có 1,7 mg đồng) 1% canxi oxalat, 6,3-8,8% chất không có nitơ có các chất: sesamin, sesamolin, sesamol, pedaliin planteose, sesamose. Dầu Vừng chứa khoảng 12-16% acid đặc và 75-80% acid loãng, 0,9- 1,7% phần không xà phòng hóa; khoảng 1% lexitin. Trong dầu có chất sesamin với tỷ lệ chừng 0,25-1% và chất sesamol là một phenol, chừng 0,1%. Công năng: Tư bổ can thận, ích tinh huyết, nhuận tràng, thông sữa. Công dụng: Chữa can thận yếu, váng đầu hoa mắt, tê bại chân tay, đại tiện táo kết, sữa xuống không đều. + Trị đạm niệu: dùng 500g Mè đen, Hạch đào nhân 500g, tán bột mịn, mỗi lần uống 20g với nước ấm và ăn 7 quả táo, ngày 3 lần, uống hết thuốc là 1 liệu trình. Đã trị nhiều ca viêm thận mạn, thận hư nhiễm mỡ, thường là hết đạm niệu sau 1 liệu trình (Mã chiêm Thúc, Chi ma đào nhân trị đạm niệu, Báo Trung y Hà bắc 1985,6:21). + Trị các bệnh cao huyết áp, xơ cứng động mạch, suy nhược thần kinh: có triệu chứng can thận âm hư như đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, ù tai, huyết hư, chân tay tê dại, âm hư hiếp thống, tiện táo, dùng bài: Tang chi ma: Tang diệp 1 cân ( tán bột mịn), Mè đen 4 lạng (chưng chín giã nát), dùng nước làm hoàn, mỗi lần uống 6 - 12g. + Trị táo bón do khí hư: Mè đen sao tán bột 1 - 2 muỗng canh, trứng gà 1 quả, trộn đều, đỏ nước sôi thành hồ, thêm ít đường mật trộn vào uống. Trị chứng thận hư. + Trị cao huyết áp: Mè đen, Hà thủ ô, Ngưu tất lượng bằng nhau, tán nhỏ, dùng mật viên, ngày uống 10g x 3 lần. + Thuốc lợi sữa: Mè đen sao qua, giã nhỏ cho thêm ít muối ăn hàng ngày cho lợi sữa, Có thuốc gia Hoàng kỳ, Đương qui, Đảng sâm, Xuyên sơn giáp, Vương bất lưu hành. + Trị trẻ con Xích bạch lỵ: Dầu mè 5 - 10g tùy theo tuổi, hòa với mật ong uống. Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 4 - 12g, dạng thuốc sắc, hoàn, tán. Kiêng kỵ: Trường hợp tiêu chảy không nên dùng. . C y thuốc vị thuốc Đông y - HẮC CHI MA C y vừng HẮC CHI MA (黑芝麻) Semen Sesami Tên khác: Hạt vừng đen, Mè Đen, Vừng Đen phương để l y hạt làm thực phẩm. Thu hái: Thu hái c y vào tháng 6-8 . Cắt toàn c y, phơi khô, đập l y hạt rồi lại phơi khô. Khi dùng, đồ thật kỹ, phơi khô sao vàng. Ngoài ra còn ép l y dầu vừng thuôn, vàng nâu hay đen, hơi bị ép dẹp, hầu như nhẵn, có nội nhũ. Hoa tháng 5-9 , quả tháng 7-9 . Bộ phận dùng: Hạt già phơi khô của c y Vừng (Sesamum indicum L.). Phân bố: C y được trồng ở