n tin KỸ THUẬT NUÔI NHÍM *** I/. Giống và đặc điểm giống: Nhím tên khoa học là Hystrise Hogdsoni, họ Hystridae, thuộc loài gặm nhấm Rodentia, hình dạng giống như chuột, lông hình ống tròn, cứng và nhọn, màu nâu trắng hoặc nâu đen trắng trông rất đẹp, b ốn chân thấp, bàn chân có 4-5 ngón… Nhím hoang dã sống trong rừng, ở hang, thường ngủ ngày, ăn đêm, trong đàn chỉ có một con đực trưỡng thành. Chọn giống: Chọn những con to khoẻ, không dịch bệnh, dị tật. Cách phân biệt nhím đực, nhím cái: -Khi nhím còn nhỏ, có thể cho nhím con nằm ngữa, dùng hai ngón tay vạch lỗ sinh dục ra, thấy gai giao cấu lộ rõ là con đực, không thấy gai giao cấu là con cái. -Khi nhím đã trưởng thành, ta có thể quan sát thấy: Nhím đực mỏ dài, đầu nhọn, thân hình thon dài, đuôi dài hơn con cái, tính tình hung dữ, hay xừng lông, đạp chân phành phạch, tấn công đối phương và rất ga lăng, hào hiệp để bảo vệ đàn, không cho bất cứ nhím đực trưởng thành nào xâm phạm lãnh thổ và đàn cái do nó kiểm soát. Nhím cái mỏ ngắn, đầu hơi tròn, thân hình mập và ngắn hơn, duôi ngắn hơn con đực, tính tình hiền lành, chỉ hung dữ lúc đẻ. Hoặc ta cũng có thể cho nhím vào l ồng, để quan sát, nếu thấy dưới háng có hai dịch hoàn và dương vật nhô ra phía trước bụng, cách lỗ hậu môn khoảng 3-5cm thì đó là nhím đực, nếu thấy dưới háng có lỗ sinh dục, cách lỗ hậu môn khoảng 2-3cm và có hai hàng vú (4-6 vú), nỗi rõ, phía dưới bụng thì đó là nhím cái. Thịt nhím nhiều nạc, ít mở, là món ăn đặc sản vừa thơm ngon vừa có giá trị dinh dưỡng cao. Bao tử nhím là loại dược liệu quí dùng để ngâm rượu thuốc chữa bệnh đau bao tử, kích thích ăn uống, tiêu hóa tốt. Lông nhím dùng làm đồ trang sức… Thị trường tiêu thụ thịt nhím và bao tử nhím rất phong phú và đa dạng, hiện còn rất khan hiếm. Thấy được giá trị của nhím, những năm gần đây, nhiều hộ gia đình ở TP HCM và các tỉnh lân cận đã tổ chức chăn nuôi, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nhím dễ nuôi, ít dịch bệnh, hiệu qua kinh tếû cao, yêu cầu về chăm sóc nuôi dưỡng rất đơn giản. II/. Chăm sóc, nuôi dưỡng: 2.1/. Chuồng trại: Chuồng nuôi nhím nên làm n ữa sáng, nữa tối, không cần ánh sáng trực tiếp (ánh sáng tán xạ), tránh mưa tạt, gió lùa và nắng nóng, đảm bảo khô ráo, sạch sẽ và thoáng mát. Nền chuồng và sân chuồng nên tráng bằng bê tông dốc 1-2%, dày 8-10cm để nhím không đào hang chui ra ngoài và dể thoát nước…Xung quanh rào bằng lưới ô vuông hoặc B40, cao 1,2- 1,5m, phía trước có cửa ra vào thuận lợi. Mỗi ô chuồng chỉ cần khoảng 1,5-2 m2 (rộng 1 m, chiều dài 1,5-2 m). Giữa hai ô chuồng nên xây tường hoặc che tôn cao 20-30 cm để nhím không căn chân nhau. Máng uống nhỏ vừa phải (rộng 10-15cm, cao 15-20cm) và xây ở ngoài sân để nhím không ngâm mình, ỉa đái làm mất vệ sinh và ẩm ươt nền chuồng. Hệ thống cống rãnh thoát nước thiết kế ở phía sau, ngoài chuồng. Trong tự nhiên nhím hay ở hang nên ta cũng có thể làm hang nhân tạo cho nhím (bằng tole uốn cong hoặc bằng ống cống phi 40-50cm) và để ở ngoài sân chơi để tiện vệ sinh, nhưng tốt nhất ta không nên làm hang nhân tạo cho nhím, vừa đảm bảo vệ sinh, vừa tạo điều kiện cho nhím dễ thích nghi. 2.2/. Thức ăn và khẩu phần ăn: Thức ăn của nhím phong phú và đa dạng, gồm tất cả các loại rau, củ, quả, rễ cây, mầm cây…. Bình thường nhím trưởng thành ăn 2kg thức ăn/con/ngày, nhưng khi nhím đẻ cần bổ sung thêm thức ăn, nhất là thức ăn tinh giàu đạm, khoáng, sinh tố… để nhím con mau lớn, nhím mẹ đỡ mất sức, vì phải vừa tiết sữa nuôi con, vừa mang thai. Thức ăn cho nhím, nhất là nhím đực, cần bổ sung thêm rể cây, mầm cây các loại như rễ cau, rễ dừa, giá lúa, đậu, đổ… để nhím đực có tính dục hăng hơn. Trong chuồng thương xuyên bổ sung một vài mẩu xương hay đá liếm (loại dùng cho trâu, bò, dê, c ừu…) để nhím mài răng và liếm láp khoáng tự do, rất có lợi cho nhím sinh sản, tiết sữa và nuôi con. Khẩu phần thức ăn cơ bản hàng ngày cho nhím theo từng giai đoạn như sau: Đvt: kg/ con/ ngày. Số TT Loại thức ăn 1-3(tháng tuổi) 4-6(tháng tuổi) 7-9(tháng tuổi) Sinh sản 01 Rau, củ, quả các loại 0.300 0.600 1.200 2.000 02 Cám viên hỗn hợp 0.010 0.020 0.040 0.080 03 Lúa, bắp, đậu các loại 0.010 0.020 0.040 0.080 04 Khô dầu dừa, đậu phộng 0 0.010 0.020 0.040 2.3/. Nước uống: Nhím ăn rau, củ, quả nên ít uống nước, tuy nhiên cũng cần có đủ nước sạch và mát cho nhím uống tự do. Trung bình 0,2-0,3 lít/con/ngày. Nhím thường uống nước vào buổi sáng và buổi trưa. Nhím không thích tắm ướt mình, nếu bị ướt nhím sẽ rùng mình và vung lông liên tục không có lợi cho nhím… 2.4/. Chăm sóc, nuôi dưỡng: Bình thường nhím trưởng thành ăn 2kg thức ăn/con/ngày, nhưng khi nhím đẻ cần bổ sung thêm thức ăn, nhất là thức ăn tinh giàu đạm, khoáng, sinh tố… Nhím sinh trưởng trung bình 1 kg/tháng. Nhím trưỡng thành khi 8-10 tháng, đạt trọng lượng 8- 10 kg thì bắt đầu sinh sản. Khi nhím được 7-8 tháng tu ổi, ta thả nhím đực vào cùng nhím cái để ghép đôi giao phối. Chu kỳ động dục của nhím 25-30 ngày, thời gian động dục của nhím cái 1-2 ngày và cho nhím đực phối giống suốt cả ngày lẫn đêm. Th ời gian mang thai 90-95 ngày thì đẻ, có khi hơn, mỗi lứa đẻ 1-3 con, ít khi đẻ 4 con, thường là 2 con, trọng lượng sơ sinh bình quân 100 gr/con. Nhím thường đẻ vào ban đêm, nhím con mới đẻ ra kêu lít chít như chu ột. Nhím mẹ không chỉ cho con mình đẻ ra bú mà còn có thể cho cả những con khác bú. Nhím mẹ sau khi đẻ 3 ngày là có thể động đực và phối giống cho chu kỳ sinh sản tiếp theo. Để đảm bảo an to àn cho nhím con thì sau khi phối giống nên tách nhím bố ra khỏi đàn con, đề phòng nhím bố cắn chết con. Nhím con mới đẻ trong vòng 1-2 tháng đầu, lông còn mềm và rất hiền, ta có thể bắt lên xem để phân biệt đực cái, đánh dấu theo dõi về sau. Nhím con theo mẹ tăng trọng nhanh, bình quân 1 kg/con/tháng, sau 1 tháng nhím con biết ăn, sau hơn 2 tháng có thể cai sữa, trọng lượng bình quân 3 kg/con. Nhím con sau cai sữa, nếu chăm sóc nuôi dưỡng tốt có thể tăng trọng bình quân 1 kg/con/ tháng. Nếu trong đàn có nhím đực sắp trưởng thành (5-6 tháng) thì phải tách đàn nuôi riêng, nhím đực trưởng thành mà không tách đàn nuôi riêng, thì nhím bố sẽ tấn công cho đến chết mới thôi (đó là qui luật tự nhiên để bảo tồn nòi giống). Tỷ lệ đực/cái ở nhím thường là 1/4-5, có khi hơn, nhưng trong đi ều kiện nhân tạo, để nhím sinh sản tốt tỷ lệ đực/cái thích hợp là 1/1-2. Tuy nhiên, trong trường hợp thiếu đực cũng có thể ghép với tỷ lệ 1/3- 4 hoặc hơn, nhưng phải có biện pháp quản lý giống để tránh đồng huyết. III/. Phòng và trị bệnh: Để phòng bệnh cho nhím, chuồng trại cần phải đảm bảo khô ráo, sạch sẽ và thoáng mát, tránh mưa tạt, gió lùa, nắng nóng và không cần ánh sáng trực tiếp Nhím là động vật hoang dã, mới được thuần hoá, sức đề kháng rất mạnh nên ít dịch bệnh. Tuy nhiên, nhím vẫn bị một số bệnh bị một số bệnh thường gặp như bệnh đường ruột, bệnh ngoài da… -Bệnh ký sinh trùng ngoài da do ve, mò cắn gây n ên ghẻ lở, ta có thể dùng thuốc bôi hoặc nhím tự liếm cũng có thể khỏi. Để phòng bệnh ký sinh trùng ngoài da, ta nên vệ sinh sát trùng chuồng và xung quanh chuồng sạch sẽ, 1-2 lần/tháng. -Bệnh đư ờng ruột do khẩu phần thức ăn ta cung cấp không đầy đủ thành phần và giá trị dinh dưỡng nên nhím có thể bị tiêu chảy, trong trường hợp đó, ta có thể dùng thuốc trị tiêu chảy hoặc bổ sung thêm thức ăn, nước uống đắng, chát như ổi xanh, cà r ốt, rễ cau, rễ dừa Để phòng bệnh tiêu chảy, khẩu phần thức ăn cho nhím phải phong phú và đa dạng, không nên cho nhím ăn các loại thức ăn hôi thối, ẩm mốc. KS . ĐĂNG TỊNH . n tin KỸ THUẬT NUÔI NHÍM *** I/. Giống và đặc điểm giống: Nhím tên khoa học là Hystrise Hogdsoni, họ Hystridae, thuộc loài gặm. cận đã tổ chức chăn nuôi, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nhím dễ nuôi, ít dịch bệnh, hiệu qua kinh tếû cao, yêu cầu về chăm sóc nuôi dưỡng rất đơn giản. II/. Chăm sóc, nuôi dưỡng: 2.1/ mình, nếu bị ướt nhím sẽ rùng mình và vung lông liên tục không có lợi cho nhím 2.4/. Chăm sóc, nuôi dưỡng: Bình thường nhím trưởng thành ăn 2kg thức ăn/con/ngày, nhưng khi nhím đẻ cần bổ