Chuyện “đơn thuốc”: Nói mãi vẫn không thừa (Kỳ I) pptx

5 185 0
Chuyện “đơn thuốc”: Nói mãi vẫn không thừa (Kỳ I) pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Chuyện “đơn thuốc”: Nói mãi vẫn không thừa (Kỳ I) Xoay quanh "đơn thuốc" thường không ít "chuyện phiền hà", đôi khi ngay cả các bác sĩ cũng giật mình vì đơn thuốc. Qua việc khám bệnh, kê đơn và thực hiện đơn thuốc người ta có thể hiểu được rất nhiều về: - Tính chất bệnh tật, sức khỏe người bệnh. - Trình độ thầy thuốc kê đơn. - Mức độ hiểu biết của người bệnh. - Trình độ tổ chức mạng lưới y tế cơ sở. Ở đây chúng tôi giới hạn về việc thực hiện đơn thuốc chữa bệnh có nhiều vấn đề cần bàn và rút kinh nghiệm: Đơn thuốc không phải là giấy nháp, hóa đơn thanh toán - Chúng tôi thường gặp bên lề trái từng loại thuốc trong đơn thuốc có ghi số tiền là bao nhiêu, cuối cùng là tổng số tiền bệnh nhân mua thuốc phải trả. - Tự ý đánh dấu, ghi chép thêm vào đơn thuốc và đủ các thứ mực, thứ chữ. - Quyển y bạ nhàu nát đôi khi có chữ nguệch ngoạc của trẻ em. Thực hiện đơn thuốc một cách tùy tiện, không theo đúng y lệnh Có thuốc phải uống cùng một lúc với nhau vào lúc đói để thuốc hấp thụ tốt, tăng cường tác dụng của nhau, ví như thuốc lao uống lúc đói vào sáng sớm mới ngủ dậy là tốt nhất, nhưng có người lại tự động chia làm nhiều lần, uống sau khi ăn cơm. Có thuốc phải uống sau khi ăn để tránh kích thích dạ dày gây viêm loét dạ dày, thủng dạ dày, xuất huyết dạ dày như aspirin, các thuốc cortisone lại được uống vào lúc đói. Có thuốc phải nuốt chửng (aspirin pH8, thuốc giải phóng chậm như volmax chữa hen suyễn ), để tránh tai biến thuốc, kéo dài tác dụng thuốc lại bị nhai, hoặc bẻ gãy trước khi nuốt. Có thuốc phải chia đều thời gian dùng thuốc (nếu không có chỉ định phải uống cùng một lúc với nhau), nếu uống cùng một lúc 2-3 thuốc sẽ hạn chế tác dụng của thuốc với nhau hoặc tăng cường độc tính với cơ thể. Uống thuốc tốt nhất là với nước đun sôi để nguội, lượng nước vừa đủ theo quy định của sản phẩm lại uống với bất cứ nước gì (nước chè, cà phê, nước ngọt ), thậm chí lại nuốt chửng không uống nước, như vậy thuốc không được hòa tan hết, hạn chế ngấm qua niêm mạc ruột, hoặc nguy hiểm hơn thuốc mắc ở thực quản gây viêm loét, thủng thực quản, sau này có bao nhiêu tác hại xảy ra? Ví dụ thuốc osafix chữa loãng xương, đề phòng gãy xương phải uống vào buổi sáng lúc đói, với một cốc nước 200ml, 1 giờ sau mới được ăn và không được nằm ít nhất 30 phút sau khi uống, người bệnh phải ngồi thẳng người trong thời gian đó. Không tôn trọng đơn thuốc, tùy tiện tẩy xóa và thay thế tên thuốc "Người bán thuốc" bán nhầm thuốc khác, hoặc tự động bán thêm thuốc mà trong đơn không có chỉ định. Một số người bán thuốc là các dược tá sơ cấp, không đủ trình độ chuyên môn, lại ít biết ngoại ngữ, các tên thuốc lại là chữ nước ngoài, nếu không được các dược sĩ cao cấp phụ trách cửa hàng duyệt lại, dễ đưa đến bán nhầm thuốc khác (chữ "tác" đánh chữ "tộ"), có trường hợp bán thêm thuốc để thu được nhiều lợi nhuận hoặc tự ý thay thuốc. "Người bán thuốc" kê đơn mồm theo yêu cầu của người bệnh. Hiện tượng này khá phổ biến ở các cơ sở: trạm y tế xã, phường. Người bệnh đến cơ sở y tế trình bày sốt, ho, đau họng Người bán thuốc bảo ngay là sốt do virut, viêm phế quản, viêm họng rồi bán cho vài vỉ "amô", "ampi", "xê pha" uống 2-3 ngày, nếu mệt mỏi: "truyền đạm", "truyền nước hoa quả". Với cách kê đơn như vậy rất nguy hiểm vì dùng kháng sinh không có chỉ định, không đủ liều lượng sẽ dẫn đến bệnh không khỏi, nguy hiểm nữa là tạo ra nhiều chủng vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh. Tình trạng kháng thuốc ở nước ta rất phổ biến hiện nay. Một chuyên gia y tế nước ngoài công tác ở Việt Nam đã phát biểu, với tình trạng dùng thuốc tùy tiện như thế này chẳng bao lâu nước ta sẽ quay trở lại thời kỳ chưa có thuốc kháng sinh (!!!). Bệnh nhân không gầy yếu, không thiếu chất đạm, nếu truyền đạm vào cơ thể, cơ thể sẽ bị "bội thực chất đạm" (?!). Bệnh nhân không bị mất nước, lại truyền 1/2 lít nước ngọt hay muối đẳng trương, cơ thể nhận một khối nước lớn và nếu bệnh nhân bị suy tim, suy hô hấp (viêm phế quản mạn, hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)) dễ bị phù phổi cấp, trụy tim mạch và tử vong. Vả lại, hiện nay trên thị trường không có "nước hoa quả" truyền tĩnh mạch, (chỉ có nước hoa quả uống), thực ra "nước hoa quả truyền tĩnh mạch" là dung dịch đường hay muối đẳng trương pha thêm vài ống vitamin C, B1 gọi là “nước hoa quả” nghe rất hấp dẫn người bệnh, thu được nhiều tiền của bệnh nhân (tiền dịch truyền, bộ dây truyền, công truyền dịch). Cũng đã có một số trường hợp do truyền dịch không đúng chỉ định đã gây ra tử vong, vì thế Bộ Y tế gần đây ra chỉ thị cấm truyền dịch ở nhà. . Chuyện “đơn thuốc”: Nói mãi vẫn không thừa (Kỳ I) Xoay quanh "đơn thuốc" thường không ít " ;chuyện phiền hà", đôi khi ngay cả các. thuốc mà trong đơn không có chỉ định. Một số người bán thuốc là các dược tá sơ cấp, không đủ trình độ chuyên môn, lại ít biết ngoại ngữ, các tên thuốc lại là chữ nước ngoài, nếu không được các. quả". Với cách kê đơn như vậy rất nguy hiểm vì dùng kháng sinh không có chỉ định, không đủ liều lượng sẽ dẫn đến bệnh không khỏi, nguy hiểm nữa là tạo ra nhiều chủng vi khuẩn kháng thuốc

Ngày đăng: 02/08/2014, 18:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan