Thuốc chữa bệnh nhược cơ Nhược cơ là một bệnh tự miễn mắc phải, liên quan đến tổn thương khớp nối thần kinh - cơ. Là một bệnh hiếm gặp nhưng có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu tổn thương vùng hầu họng hoặc các cơ hô hấp. Ở lứa tuổi từ 20 - 40, bệnh gặp chủ yếu ở nữ. Sau 40 tuổi, tỷ lệ giữa nam và nữ gần ngang nhau. Bệnh ít khi xuất hiện ở tuổi trên 60 hoặc dưới 10 tuổi. Một số trường hợp nhược cơ có tính chất gia đình. Trên bệnh nhân bị bệnh nhược cơ, có sự giảm về số lượng các bộ phận tiếp nhận (Recepteurs) các chất dẫn truyền xung động thần kinh (Acetyl cholin), dẫn đến sự cạn kiệt dần sự dẫn truyền xung động thần kinh - cơ, cuối cùng đưa đến yếu cơ khi vận động. Kháng thể kháng Recepteurs tiếp nhận Acetyl cholin xuất hiện ở 90% các bệnh nhân bị nhược cơ. Những bất thường của tuyến ức chiếm 80%, bao gồm tăng sản tuyến ức và u tuyến ức. Trong một số trường hợp, bệnh phối hợp với các bệnh tự miễn khác như Basedow, thiếu máu do thiếu vitamin B12, Lupus ban đỏ hệ thống, viêm đa khớp dạng thấp, viêm đa cơ Điều trị: Phối hợp giữa điều trị triệu chứng và điều trị nguyên nhân. Phác đồ điều trị phụ thuộc vào giai đoạn tiến triển của bệnh. Giai đoạn I: Thuốc kháng cholinergic đơn thuần; phối hợp với corticoid trong trường hợp không hiệu quả với kháng cholinergic. Giai đoạn II: Thuốc kháng cholinergic đơn thuần; phối hợp với corticoid hoặc thuốc làm giảm phản ứng miễn dịch nếu kém hiệu quả sau 4 - 6 tháng (nếu dưới 40 tuổi, thường phối hợp với corticoid; sau 40 tuổi, chọn thuốc làm giảm phản ứng miễn dịch vì tránh biến chứng loãng xương do corticoid gây ra). Cắt bỏ tuyến ức được chỉ định sau một năm điều trị, ở người lớn dưới 40 tuổi. Giai đoạn III: Thay huyết tương hoặc truyền globulin tĩnh mạch là rất cần thiết trong giai đoạn cấp; Giai đoạn sau phối hợp giữa corticoid và thuốc ức chế miễn dịch. Cắt bỏ tuyến ức chỉ được tiến hành vào mùa rét, sau khi thay huyết tương hoặc truyền globulin. Giai đoạn IV: Điều trị các thuốc miễn dịch thường kém hiệu quả. Đặt nội khí quản thở máy, ăn qua ống thông dạ dày kéo dài. Điều trị triệu chứng: Thuốc kháng cholinergic: thuốc có tác dụng ức chế sự phân hủy của acetyl-cholin bởi men cholinesterase và tăng độ tập trung của acetyl-cholin ở khớp nối thần kinh - cơ. Thuốc được sử dụng ở tất cả các thể hoặc các giai đoạn của bệnh và chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng nhưng hiệu quả của thuốc giảm dần theo thời gian điều trị. Cần uống thuốc trước bữa ăn từ 30 phút - 1 giờ. Thuốc tiêm được chỉ định ở giai đoạn cấp hoặc khi bệnh nhân có rối loạn nuốt. Liều lượng hằng ngày thay đổi tùy thuộc từng bệnh nhân, thông thường chỉ định từ liều thấp rồi tăng dần tới liều hiệu quả. Sự quá liều có thể dẫn đến thiếu sót vận động tăng lên và suy hô hấp. Hiện tượng này còn được gọi là cơn cholinergic, cần được phát hiện và sử trí sớm để tránh những hậu quả đáng tiếc. Những triệu chứng của quá liều thuốc kháng cholinergic: vã mồ hôi, tăng tiết nước bọt và dịch phế quản, buồn nôn, chậm nhịp tim, tiêu chảy, đau bụng, co đồng tử, máy cơ, chuột rút. Để giảm tác dụng không mong muốn của thuốc kháng cholinergic, người ta có thể sử dụng atropin nhưng nguy cơ che khuất triệu chứng của quá liều thuốc kháng cholinergic. Các thuốc kháng cholinergic hay được sử dụng là: Neostigmin (prostigmin): ống 0,5mg tiêm dưới da, bắp hoặc tĩnh mạch; pyridostigmin (mestinon ambenomium (mytelase). Điều trị nguyên nhân: Cắt bỏ tuyến ức Chỉ định: - Thể toàn thân, ở người lớn dưới 40 tuổi; - Thể toàn thân ở người trên 40 tuổi và không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác; - Thể phối hợp với u tuyến ức: Để có kết quả khả quan, cắt bỏ tuyến ức cần phải xem xét trong khoảng thời gian từ 12 - 18 tháng của bệnh. Sự can thiệp có thể dẫn đến một đợt bệnh, do đó cần phải tiến hành vào mùa rét, với điều trị trước phẫu thuật khả quan. Bệnh sẽ được cải thiện sau phẫu thuật khoảng 12 -18 tháng. Trong trường hợp u tuyến ức có xâm lấn, cần tiến hành điều trị tia xạ hoặc hóa chất chống ung thư phối hợp. Corticoid: Chỉ định trong trường hợp tác dụng kém với thuốc kháng cholinergic và không đỡ sau cắt bỏ tuyến ức. Khởi đầu dùng liều thấp 20mg/ngày vì tránh nguy cơ nặng lên tạm thời lúc đầu điều trị. Tăng liều dần tới liều tấn công 1mg/kg/ngày trong vòng 10 ngày, duy trì ở liều tấn công trong vòng 4 tuần, sau đó giảm liều dần và duy trì ở liều thấp có hiệu quả trong nhiều tháng. Bổ sung vitamin, kali và canxi, thuốc bảo vệ dạ dày. Ngoài ra, bệnh nhân cần hạn chế ăn muối. Hiệu quả điều trị sẽ đạt được sau 2 - 4 tuần, và hiệu quả tối ưu sau 6 tháng đến một năm. Thuốc làm giảm phản ứng miễn dịch Chỉ định trong trường hợp tác dụng kém với thuốc kháng cholinergic và không đỡ sau cắt bỏ tuyến ức. Các thuốc hay được sử dụng là azothioprin (imurel), cyclophosphamid (andoxan). Bệnh sẽ đỡ sau nhiều tuần. Thay huyết tương: Thay huyết tương với mục đích làm giảm kháng thể kháng Recepteurs Acetyl cholin. Chỉ định đối với thể toàn thân cấp tính, trước khi cắt bỏ tuyến ức. Hiệu quả của phương pháp này rất nhanh, bệnh sẽ đỡ ngay sau lần đầu hoặc lần hai. Globulin Thuốc được truyền qua đường tĩnh mạch xen kẽ với phương pháp thay huyết tương. Tiến triển của bệnh thay đổi tùy từng trường hợp, mức độ nặng nhẹ phụ thuộc vào vị trí và mức độ tổn thương. Thể nhẹ nhất là khi tổn thương ở mắt, tuy nhiên lại đáp ứng chậm với thuốc. Những bệnh nhân nhược cơ có u tuyến ức thường có những cơn nhược cơ nặng. Trong trường hợp có tổn thương các cơ nuốt và cơ hô hấp, tiên lượng rất nặng, cần thiết phải đặt nội khí quản thở máy. . nhi n lại đáp ứng chậm với thuốc. Những bệnh nh n nhược cơ có u tuy n ức thường có những c n nhược cơ n ng. Trong trường hợp có t n thương các cơ nuốt và cơ hô hấp, ti n lượng rất n ng, c n. Thuốc chữa bệnh nhược cơ Nhược cơ là một bệnh tự mi n mắc phải, li n quan đ n t n thương khớp n i th n kinh - cơ. Là một bệnh hiếm gặp nhưng có thể nguy hiểm đ n tính mạng n u t n thương. d n đ n sự c n kiệt d n sự d n truy n xung động th n kinh - cơ, cuối cùng đưa đ n yếu cơ khi v n động. Kháng thể kháng Recepteurs tiếp nh n Acetyl cholin xuất hi n ở 90% các bệnh nh n bị nhược