Thuốc chữa viêm mũi mủ Viêm mũi mủ là tình trạng niêm mạc mũi sung huyết đỏ, tiết ra nhiều chất nhờn, chất nhờn đặc và lẫn với mủ vàng xanh đôi khi có mùi thối. Viêm mũi mủ thường do rất nhiều nguyên nhân gây ra do đó cần xác định chính xác nguyên nhân thì việc điều trị mới có hiệu quả. Người ta thường chia viêm mũi mủ ra làm hai loại là viêm mũi mủ cấp và viêm mũi mủ mạn tính và điều trị với các nguyên tắc khác nhau. Viêm mũi mủ cấp tính thông thường Trong trường hợp này cần phối hợp điều trị toàn thân và tại chỗ. Toàn thân: Kháng sinh toàn thân thường bằng đường uống, một số ít trường hợp phải dùng kháng sinh tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp nếu độc tính của vi khuẩn cao hoặc bệnh nhân có những bệnh lý về dạ dày, ruột gây cản trở hấp thu của kháng sinh. Hiện tại thầy thuốc tai mũi họng thường dùng kháng sinh đối với những trường hợp viêm mũi mủ dựa trên 3 nguyên tắc: - Dùng kháng sinh theo kinh nghiệm của bản thân người thầy thuốc (nhóm bệnh nhân được dùng bằng phương pháp này chiếm đại đa số với 65% các trường hợp). - Dùng kháng sinh theo kết quả điều tra của một số công trình khoa học gần nhất về tỷ lệ các loại vi khuẩn hay gây bệnh trong viêm mũi mủ để lựa chọn nhóm kháng sinh diệt được đại đa số các vi khuẩn gây bệnh hay gặp. - Dùng kháng sinh dựa vào kết quả nuôi cấy mủ trong mũi của bản thân bệnh thân và làm kháng sinh đồ để xác định loại kháng sinh đáp ứng nhất với vi khuẩn bệnh nhân đang mắc phải. Đây là phương pháp tốt nhất, tuy nhiên lại rất tốn kém về tiền bạc và thời gian nên ít được thầy thuốc sử dụng mà chỉ làm khi đã điều trị theo hai cách trên thất bại. Kháng viêm, giảm phù nề dùng corticoid liều duy trì và ngắn ngày, các thuốc kháng viêm chứa enzym ức chế quá trình viêm như alphachymotrypsine, amitase Hạ sốt, giảm đau nhức mũi bằng các thuốc có chứa paracetamol. Tại chỗ: Thuốc được sử dụng là nhóm thuốc co mạch, chống sung huyết mũi như xylomethazolin, oxymethazolin, naftazolin 0,05-0,1%. Thuốc kháng sinh tại mũi: nemydexan, polydexa Thuốc thường được sử dụng từ 7-10 ngày và chỉ được sử dụng khi có chỉ định của thầy thuốc tránh tình trạng quen thuốc, nghiện thuốc hoặc một số tác dụng phụ của thuốc nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng, ví dụ như khi dùng nhóm thuốc chứa naftazolin cho trẻ dưới 2 tuổi. Bên cạnh những viêm mũi mủ cấp thông thường, chúng ta còn gặp một số trường hợp viêm mũi mủ đặc hiệu như viêm mũi mủ do lậu, viêm mũi mủ vàng chanh Jannin, viêm mũi bạch hầu, viêm mũi giang mai, viêm mũi trong bệnh thương hàn và viêm mũi trong bệnh viêm màng não. Những trường hợp này thường được cách ly và điều trị tại bệnh viện chuyên ngành với một số kháng sinh tiêm toàn thân cũng như làm thuốc tại mũi bằng kháng sinh phù hợp với từng loại vi khuẩn. Viêm mũi mủ mạn tính Nếu chảy mũi mủ kéo dài trên hai tuần được gọi là viêm mũi mạn tính. Viêm mũi mạn tính thường ít khi tồn tại độc lập mà thường phối hợp với viêm xoang. Viêm mũi mủ mạn tính chủ yếu được điều trị bằng các phương pháp điều trị tại chỗ như làm thuốc mũi bằng nước lã đun sôi để nguội lẫn với natriclorua và borat-natri. Xông hơi nước nóng lẫn thuốc bằng một số loại thuốc bốc hơi như bạc hà, cồn ơcalyptut Phun hơi thuốc dưới tác động của một luồng khí mạnh kéo nước hoặc dầu trở thành những hạt nhỏ li ti chui sâu vào trong hốc mũi và thấm đều vào niêm mạc Khí dung mũi xoang đưa thuốc vào mũi xoang với dung dịch thuốc trong không khí bằng các kháng sinh dạng dung dịch, kháng viêm, co mạch, giảm xuất tiết với liều 5ml hỗn dịch các thuốc trên làm trong 10 phút và làm hai hoặc ba lần trong ngày. Kháng sinh chỉ nên dùng khi có đợt cấp của viêm mũi mủ mạn tính. Nếu viêm mũi mủ lâu ngày không được điều trị sẽ dẫn đến tình trạng niêm mạc mũi phản ứng quá phát hoặc ngược lại gây teo hệ thống niêm mạc mũi rất khó điều trị bằng thuốc thông thường mà thường phải can thiệp bằng phẫu thuật. . Thuốc chữa viêm mũi mủ Viêm mũi mủ là tình trạng niêm mạc mũi sung huyết đỏ, tiết ra nhiều chất nhờn, chất nhờn đặc và lẫn với mủ vàng xanh đôi khi có mùi thối. Viêm mũi mủ thường. nhóm thuốc chứa naftazolin cho trẻ dưới 2 tuổi. Bên cạnh những viêm mũi mủ cấp thông thường, chúng ta còn gặp một số trường hợp viêm mũi mủ đặc hiệu như viêm mũi mủ do lậu, viêm mũi mủ vàng. có hiệu quả. Người ta thường chia viêm mũi mủ ra làm hai loại là viêm mũi mủ cấp và viêm mũi mủ mạn tính và điều trị với các nguyên tắc khác nhau. Viêm mũi mủ cấp tính thông thường Trong trường