1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Cây thuốc vị thuốc Đông y - RAU SAM doc

6 371 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 194,98 KB

Nội dung

Cây thuốc vị thuốc Đông y - RAU SAM Cây Rau sam RAU SAM Herba portulaxae Oleracere Tên khác: Mã xỉ hiện (馬齒莧), phjắc bỉa, slổm ca (Tày). Tên khoa học: Portulaca oleracca Lin, họ Rau sam (Portulacaceae). Mô tả: Rau sam có thân mọng nước, có nhiều cành nhẵn, màu đỏ nhạt, dài 10 - 30cm. Lá hình bầu dục, không cuống. Quả nang hình cầu, chứa nhiều hạt đen bóng. Rau Sam mọc hoang ở các nơi ẩm ướt. Rau sam có hoa màu vàng, 5 phần như thông thường và đường kính tới 0,6 cm. Các hoa bắt đầu xuất hiện vào cuối mùa xuân và kéo dài cho tới giữa mùa thu. Hoa mọc đơn tại phần tâm của các cụm lá và chỉ tồn tại trong vài giờ vào những buổi sáng nhiều nắng. Hạt rau sam được bao bọc trong các quả dạng quả đậu nhỏ, chúng sẽ mở ra khi hạt đã phát triển thành thục. Rau sam có rễ cái với các rễ thứ cấp dạng sợi và nó có thể chịu đựng được các loại đất sét rắn, nghèo dinh dưỡng cũng như chịu hạn tốt. Bộ phận dùng: Phần trên mặt đất. Phân bố: Cây mọc hoang ở những nơi ẩm ướt trong nước ta và nhiều nước khác. Thu hái: Rau Sam phơi khô làm thuốc thường được thu hái từ nguồn hoang dã vào mùa hè và mùa thu. Rau tươi có thể tìm thấy quanh năm ở những nơi ẩm mát. Chọn loại đỏ, to, lấy toàn cây (bỏ rễ) dạng tươi, hoặc khô. Tác dụng dược lý: Nghiên cứu khoa học cho thấy rau Sam có tác dụng ngăn chặn sự phát triễn của vi trùng lỵ và thương hàn. Dịch chiết rau Sam bằng cồn etylic có hiệu quả rõ rệt đối với trực khuẩn Coli, kiết lỵ và thương hàn. Những nhà khoa học Mỹ và Úc còn cho biết trong rau Sam có nhiều acid béo Omega-3 có tác dụng rất tốt trong việc ngăn ngừa bệnh tim mạch và tăng cường sức miển dịch của cơ thể. Thành phần hoá học: Vitamin A,C, B1, B2, PP, E. tanin, saponin và men ureaza. Công năng: Thanh nhiệt giải độc, lương huyết, lợi tiểu, giảm đau. Công dụng: Dùng chữa lỵ trực trùng, giun kim, giun đũa. Dùng ngoài chữa chàm, mụn nhọt lở loét. Cách dùng, liều lượng: Ngày uống 250g tươi (tương đương 50g khô). Dạng thuốc sắc. Trẻ em từ 6 tháng trở lên, uống với liều 50g tươi. Dùng ngoài giã đắp lên mụn nhọt. Bài thuốc: Trẻ em đi lỵ: Rau sam tươi giã nát, vắt nước cốt đun sôi. Có thể cho ít mật dễ uống. Phụ nữ bị bạch đới: 30ml nước cốt rau sam + 2 lòng đỏ trứng gà đánh đều đun sôi để uống. Sốt phát ban, nổi mẩn: Nước cốt rau sam uống sống, bã xoa lên người. Lậu nhiệt đái rắt, đái buốt đỏ sẻn: Nước rau sam sống giã uống. Ngộ độc thuốc: Rau sam tươi giã lấy nước uống, bã đắp vào rốn. Kiết lỵ ra máu: Rau sam 200g, thái nhỏ, nấu với 100g gạo nếp thành cháo (không cho muối) ăn lúc đói. Lỵ cấp và mạn: 1kg rau sam nấu với 3 lít nước lọc còn 1 lít. Người lớn uống 3 lần/ngày, mỗi lần 700ml (dùng trong bệnh viện). Hậu sản tiểu tiện không thông: Rau sam tươi 100g, giã vắt lấy nước 30ml đun sôi hoặc cách thủy. Thêm 10g mật ong để uống. Hậu sản ra huyết: Rau sam tươi 200g hoặc khô 60g. Sắc uống chia 2 lần/ngày. Tẩy giun móc: Rau sam tươi 300g giã vắt lấy nước nấu lên thêm ít muối hoặc đường. Ngày uống 2 lần khi đói, liền 3 ngày là 1 liệu trình. Uống 1-3 liệu trình. Môi, miệng lở loét: Nước cốt rau sam hoặc rau sam sắc đặc bôi. Đau răng: Nước cốt tươi hoặc sắc đặc ngậm súc miệng. Bỏng: Rau sam khô tán bột trộn mật ong bôi lên. Mụn nhọt lâu ngày không khỏi: Rau sam tươi giã đắp lên. Nấm tóc, nấm chân, chốc đầu: Rau sam nấu thành cao bôi lên chỗ tổn thương hoặc rau sam khô đốt thành than để rắc lên. Ho gà (ho bách nhật): Rau sam 100g, đun sôi với 200ml nước thêm 30g đường phèn đun tiếp còn 100ml chia uống 3 ngày, mỗi ngày 3 lần. Uống 3 ngày bệnh giảm 50%. Uống tiếp 3 ngày thì có thể đỡ nhiều và khỏe. Ho ra máu: Uống nước cốt (vắt tươi) hoặc nấu đặc uống, hằng ngày ăn rau sam nấu nhiều kiểu (sống, luộc, xào, canh) cho đến khi khỏi. Nếu do lao phải kết hợp thuốc chống lao theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa lao. Ngứa âm đạo: Rau sam tươi hoặc khô sắc nước ngâm rửa. Trĩ: Rau sam tươi nấu ăn, nước để xông và ngâm. Làm hằng ngày trong 1 tháng. Chữa càng sớm càng chóng khỏi. Côn trùng, rắn rết cắn: Giã rau sam lấy nước cốt uống ngay và bã đắp lên chỗ bị cắn (kể cả trường hợp đụng phải sâu róm, giời leo, ong muỗi đốt ). Rau sam chỉ dùng để sơ cứu và hỗ trợ, sau đó cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện. Ung thư (K): Trung Quốc đã dùng rau sam trong điều trị nhiều loại ung thư (K). K thực quản: Rau sam tươi 30g nấu chín nhừ, một ít bột đậu nành nấu cháo, thêm mật ong. Ăn hằng ngày. K đại tràng: Rau sam 20g, bại tương thảo 20g, khổ sâm 20g, thổ phục linh 20g, bạch thược 20g, kê nội kim 20g, hoàng liên 8g, hồng đằng 12g, tam lăng 10g, huyền hồ 10g, xuyên hậu phác 10g, xạ hương 4g, cam thảo 6g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang. K trực tràng: Rau sam 10g, hoa mào gà 30g, sắc uống ngày 1 thang. Bạch cầu cấp: Rau sam 30g, a giao 16g, bạch chỉ 12g, hà thủ ô 16g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang. Ngoài ra rau sam còn được ghi dùng chữa một số bệnh ở mắt, viêm gan vàng da (+ rau má), lao phổi (+ tỏi) Y học cổ truyền Ấn Độ dùng rau sam để chữa gầy còm, bệnh ở gan, tụy, thận. Lá dùng chữa sốt nhức đầu. Hạt chữa kiết lỵ. Chú ý: Vì rau Sam hoạt huyết và tính hàn nên không sử dụng cho người có thai. Với những bệnh nhân có thể tạng hư hàn, hay đi tiêu lõng, khi sử dụng rau Sam cần được phối hợp tốt với những vị thuốc cay, ấm để không làm trệ tỳ. Ngoài ra do hàm lượng nitrate và oxalate có trong rau Sam nên cần thận trọng khi dùng với người có tiền sử về sạn thận. . C y thuốc vị thuốc Đông y - RAU SAM C y Rau sam RAU SAM Herba portulaxae Oleracere Tên khác: Mã xỉ hiện (馬齒莧), phjắc bỉa, slổm ca (T y) . Tên khoa học: Portulaca oleracca Lin, họ Rau. thang. Ngoài ra rau sam còn được ghi dùng chữa một số bệnh ở mắt, viêm gan vàng da (+ rau má), lao phổi (+ tỏi) Y học cổ truyền Ấn Độ dùng rau sam để chữa g y còm, bệnh ở gan, t y, thận. Lá dùng. huyết: Rau sam tươi 200g hoặc khô 60g. Sắc uống chia 2 lần/ng y. T y giun móc: Rau sam tươi 300g giã vắt l y nước nấu lên thêm ít muối hoặc đường. Ng y uống 2 lần khi đói, liền 3 ng y là 1 liệu

Ngày đăng: 02/08/2014, 17:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN