1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Đông Y Châm Cứu - PHÉP DƯỠNG SINH ppt

9 425 6

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 128,45 KB

Nội dung

Đông Y Châm Cứu Phần thứ tư PHÉP DƯỠNG SINH Người thầy thuốc trước hết phải biết gương mẫu thực hiện phép dưỡng sinh, lấy kết quả của luyện tập dinh dưỡng ở chính bản thân mình làm hình ảnh chứng minh, đồng thời phải giúp người bệnh nhận ra những nguyên nhân đưa đến bệnh tật cho họ, phải hướng dẫn cách phòng ngừa, để sau khi khỏi bệnh, người bệnh có thể tự mình giữ gìn, không để bệnh tái phát. Dương Kế Châu, danh y đời Minh ở Trung Quốc, tác giả bộ sách Châm cứu đại thành là một trong những thầy thuốc rất coi trọng dưỡng sinh cả về mặt thể chất và tinh thần, chúng tôi xin lược trích những nét chính yếu, ông đã viết để cung tham khảo như sau: VỀ PHẾ Phế là cái hoa che đậy ngũ tạng, tiếng nói từ đó mà ra, da dẻ dựa vào đó mà cái ẩm được tràn khắp, Người ta chỉ vì nội thương thất tình, ngoại cảm lục dâm ( trong thì bảy loại tình cảm day dứt gây hại, ngoài thì nhiễm sáu thứ khí trời quá mạch gây bệnh) mà sinh thở ra hít vào không định, phế kim do đó mà không sạch. Cho nên muốn kinh sạch sẽ, trước hết phải giữ cho nhịp thở đều, như vậy thì động mà nạn chẳng sinh, tâm hoả tự yên. Một là, phải an tâm xuống; hai là, thả lỏng cơ bắp trong thân mình; ba là, luôn nghĩ rằng khí ra vào ở tất cả lỗ chân lông, không trở ngại, chú ý làm cho hơi thở nhè nhẹ, đó là cách thở đúng. Thở bắt đầu từ tâm, tâm tĩnh thì khí đều, từng hơi thở đều quay về gốc, đó là mẹ của kim đan (kim đan là thuốc trường sinh) Mùa thu nên kiêng ăn các loại quả họ dưa (dưa, bí, mướp) Mùa thu thấy ấm chân, mát đầu, đó là lúc khí được thanh túc (sạch sẽ nghiêm chỉnh), và cơ thể được thu liễm (được gom vào). Từ ngày hạ chí trở đi, âm khí vượng dần, chiếu mỏng, áo mỏng nên dần dần bồi thêm. Mật pháp dặn rằng: Đi, ở, nằm, ngồi thường ngậm miệng; thở ra hít vào cho điều hoà nhịp; ít nói, cam tân ngọc dịch (nước miếng) xuống họng đều đều, không lúc nào phổi không nhuận (ẩm ướt), làm cho tà hoà giáng xuống mà phế kim được mát VỀ TỲ Tỳ ở giữa ngũ tạng, gửi vượng trong bốn mùa (tứ quý - đoạn cuối của bốn mùa), chứa ngũ vị mà nuôi lớn, năm thần nhân đó mà lộ rõ ra ngoài, tứ chi, bách hài (trăm đốt xương và tay chân) dựa vào đó mà vận động. Người ta chỉ do ăn uống không điều độ, làm mệt mỏi quá sức thì tỳ khí bị thương (bị hại); tỳ vị cùng bị thương thì ăn uống không tiêu hoá, miệng không biết mùi vị, tứ chi mệt mỏi, bụng trên đầy chướng, làm mửa, làm ỉa,làm tích ở ruột, những điều đó sách Nội Kinh đều chép đủ, nên tìm học để biết Đã không đói mà ăn mạnh thì tỳ mệt, không khát mà uống mạnh thì dạ chướng. Ăn quá no thì khí mạch không thông, làm cho tâm bí tắc, ăn quá ít thì thân gầy, tâm bâng khuâng, ý nghĩ không vững chắc. Ăn vật tanh trọc thì tâm thức hôn mê, muốn ngồi tưởng nhớ (niệm) cũng không yên; ăn vật không phù hợp thì tứ đại ly phả (nôn, mửa, ỉa, đái, dữ dội) mà động đến bệnh cũ, đều không phải là vệ sinh. Nêu một câu để làm ví dụ: Ăn tất phải có giờ, uống tất phải có mức, không no không đói là được. Người ăn uống như vậy, không chỉ tỳ vị thuần sạch mà ngũ tạng, lục phủ cũng điều hoà. Kinh nói rằng: Tỳ thổ vượng có thể sinh ra vạn vật, suy thì sinh ra bách bệnh. Ngày xưa Đông Pha (Tô Đông Pha, nhà tư tưởng, nhà thơ lớn của Trung Quốc) điều tỳ thổ, ăn uống không quá một chén rượu, một miếng thịt, có người mời ép ăn uống, ông thưa tránh rằng: - Một là, an phận để dưỡng phúc; - hai là, khoan vị để dưỡng khí; - ba là, giảm phí để dưỡng của. Người muốn giữ vệ sinh thì dưỡng ở trong, người không muốn giữ vệ sinh thì dưỡng ở ngoài. Người dưỡng ở trong thì tạng phủ yên ổn, điều thuận huyết mạch. Người dưỡng ở ngoài thì rất chăm nếm thứ ngon, hết mức ăn uống cho sướng miệng, tuy cơ thể có béo đẫy, nhưng khí thì khốc liệt gặm hết tạng phủ trong. VỀ TÂM Tâm là chủ soái của toàn thân, đầu đường sinh tử. Tâm sống thì mọi thứ muốn sống, mà thần không nhập khí (thần không biến vào hơi thở). Tâm tĩnh thì mọi thứ muốn tĩnh, mà thần với khí hoà hợp nhau (bao bọc nhau). Nội Kinh nói rằng: Tháng hạ, thân người ta phát dương khí ra ngoài, dấu âm khí ở trong, là lúc thoát tinh thần, tránh lưu thông (giao hợp nam nữ) làm tiết tinh khí, Ba tháng mùa hạ nói chung, khí thiên địa giao nhau, vạn vật hoá thực (lớn mạnh), đêm nằm dậy sớm, không ngán ban ngày, làm cho khí không giận dữ, khả năng biến thành tài năng. Đó là ứng với khí mùa hạ, phải dưỡng thành cái đạo như thế. Làm ngược lại thì tổn thương tâm, đến mùa thu dễ sinh khái ngược (một loại sốt dai dẳng), cho nên, người ta thường ngồi yên tĩnh, điều nhịp thở ở tim, ăn nóng, tránh lạnh, thường buông mi che mắt, đem ánh sáng chiếu vào trong, giáng tâm hoả xuống đan điền (nghĩ như nhìn thấy đan điền), làm cho thần và khí hoà hợp nhau. Thái Huyền Dưỡng Sơ viết: Tâm tạng ở sâu, đúng là cái gốc của sự nhanh nhạy, thần không ngoài chỗ đó, tâm bị lôi kéo ở việc thì hoả động ở trong. Tâm hoả ở mùa hạ bảo làm chính vượng, mạch vốn hồng, đại. Nếu như mạch hoãn là thương thử, đến đêm không nên ăn nhiều, ngủ không nên quạt, vì dễ bị gió độc. VỀ CAN Can lấy mắt làm huyệt, người ta ngủ thì huyết quy về can, mắt nhờ đó mà có thể nhìn thấy. Thường khi ngủ có cái hoả nghi ngờ không có tên (vô dan hoặc phức phi hoà) nó xen kẽ, không thể chùng giãn ra để mà ngủ, cũng vẫn phải đi ngủ. Nếu như đảm hư hàn mà không ngủ thì tinh thần mệt mỏi, chí lại không an. Can thực nhiệt mà ngủ quá nhiều thì tuệ kính sinh bụi (mắt mờ), thiện căn chôn đi mắt (tính tình biến thành hung ác). Tất cả đều do không điều can, đảm; nằm sấp mà ngủ là ma đạo. Nay nêu ra mấy điều cần thiết: - không cáu giận, không ngủ ngày. Ngủ là hình, không ngủ là thần. Tinh của cái ngủ cũng là cái linh của thần. Người ta ít ngủ thì về già tính tình và tri thức sáng sủa, sạch sẽ, không những thần khí tươi mát, sảng khoái mà giấc mộng cũng yên. Nếu như tham ngủ thì máu chảy về tim, nguyên thần dời chỗ ở, không chỉ che bịt mất tính trời, thần cũng theo cảnh mà hôn mê. Nội kinh nói: Ba tháng mùa xuân, đó là phát trần(?), trời đất bắt đầu sinh, vạn vật đã tưới tốt, đêm nằm, ngày dậy, rộng bước ở sân (đi bách bộ, đi dạo), xoã tóc (ngày xưa búi tóc phải mở ra cho thoáng), thả lỏng thân hình, đã làm cho chí sinh. Đó là ứng với khí mùa xuân. Đó là đạo dưỡng sinh. Ngược lại là thương can (hại gan) VỀ THẬN Người ta bẩm (được nhận tính trời) khí của Trời Đất (năng lượng vũ trụ) mà có sự sống. Cái tinh của Thái cực ngụ ở đó. Như ta vững vàng, đầy đủ, và lớn mạnh giữa trời và đất. Con người lấy tinh để dụ dỗ, lấy vật để lôi kéo, lấy cái hữu hạn đó để làm trời thật, theo cái không cùng để phóng túng lòng dục, tiêu hao ngày càng quá lắm. Trong không có chủ thì một bầy tà thừa, mà bách bệnh hoành hành. Như một cái động mở bốn cửa để nạp đầy thêm, mấy nỗi mà không đưa đến hại ? Thường làm chủ được thân mình thì doanh vệ đi khắp vòng quanh, tà không thể tự nhập. Cái phong, hàn, thử, thấp kia, ví như ta có thành vững chắc, nó chỉ như kẻ cướp ở ngoài. Tuy gót chân chúng luôn đến nhòm ngó, nhưng nghiệt thay ! Làm sao mà chúng đạt được mong muốn bừa bãi ? Nếu đi gọi thầy thuốc án mạch, theo phương làm tễ, liệu bỗng chốc mà thu được công hiệu làm cho trở lại như cũ mà không bị hư hỏng hay không ? Nếu để kẻ cướp đến mới năn cản, làm sao bằng như không có kẻ cướp để không phải ngăn cản ? Bệnh đến mà phải chữa, làm sao bằng không có bệnh để mà phải chữa ? cũng như việc cầu kim thạch hiếm quý mà thường mắc cái bệnh bất túc, làm sao được như cầu cái tinh của thân ta mà ta hằng tự có thừa ? Tiên Thánh nói: Trời Đật đại quý là châu ngọc, thân người đại quý là Tinh, Thần, Nội Kinh nói: Người con trai, con gái mà đại dục thì con gì ?. Thật thà mà nói, có thể lấy cái lý để hạn chế dục, để giao ngự tình. Tuy sắc đẹp ở ngay trước mặt, chẳng qua cũng vui mắt, thoả chí mà thôi. Làm sao có thể phóng túng cái tình để chôn cái tinh ? Cho nên nói: dầu hết thì đèn tắt, tuỷ kiệt thì người không còn, thêm dầu thì đèn cháy to, bổ tuỷ thì người mạnh. Lại nói, tháng đông trời bế, khí huyết tàng, dương ẩn ở trong, vùng tâm và cách nhiều nhiệt, nhất thiết tránh ra mồ hôi để tiết dương khí (không dùng phép phát hãn), như thế nó là bế tàng. Khi nước đóng băng, đất rạn nứt, không nhiều dương, đi nằm sớm, dậy muộn, tất phải đợi mặt trời sáng (ban ngày sáng rõ), làm cho chí như ẩn náu, như có ý riêng tư, đã bỏ lạnh sẽ được nóng, không tiết bì phu (không để lộ da ra lạnh), làm cho cấp thiết đoạt lấy khí, đó là ứng với khí mùa đông. Đó là đạo dưỡng tàng, ngược lại thì hại thận, đến mùa xuân thì nuy quyết (liệt bại). VỀ NHÂM, ĐỐC Thân người ta có Nhâm, Đốc, bởi vì thiên, địa có Tý, Ngọ. Nhâm, Đốc ở thân người ta là lấy lưng, bụng mà nói. Tý, Ngọ của trời đất là lấy Nam, Bắc mà nói. Có thể chia ra, có thể hợp lại, phân ra để thấy âm dương không lẫn lộn, hợp lại để xét bàn không có khoảng cách. Một mà là hai. Hai mà là một. Người ta hiểu rõ về Nhâm, Đốc, có thể giữ được thân. Cũng như Vua sáng suốt có thể chăm dân để yên nước. Dân chết thì nước mất, Nhâm suy thì thân tàn. Đã là thượng nhân, triết sĩ hẳn phải theo lời dặn ngày xưa, đạo dẫn các kinh (lấy ý dẫn khí đi theo các kinh mạch), điều dưỡng thành thục thì nhà Tiên có thể chắc nền móng (khí huyết lưu thông là nền móng của tuổi thọ), rồi sau đó quét trừ vọng niệm (ý nghĩ tự nảy sinh lung tung, không đầu đuôi, không định sẵn), lấy tĩnh định (ngồi im giữ được sự vắng lặng trong tâm thức) làm cơ bản mà thu cái nhìn về gần (hoặc như nhìn thấy tại Ấn đường, hoặc như nhìn thấy tại đầu chót mũi là cái nhìn về gần), nghe lại gần, chứa ánh sáng mờ mờ (trước mắt thấy như một vầng nửa sáng nửa tối), điều hơi thở êm êm, nắm vững chắc bên trong (luôn lưu ý vùng đan điền, không dời ý đi nơi khác), chú ý tới cái huyền, khoảnh khắc như lửa phát trong nước, hoa nở trong tuyết, hai cái thận như được đun sôi lên, bàng quang như lửa nóng, Nhâm, Đốc như cái xe lăn (hoả xa luân), tứ chi tự như núi đá. Khoảng chừng như uống một ngụm nước,, thiên cơ tự động nhè nhẹ mà xoay, im lặng mà nâng, hơi có ý định một tý, thì kim, thuỷ tự nhiên trộn lẫn (phế khí trộn với thận khí), thuỷ hoả tự nhiên thăng giáng (tâm khí và thận khí thăng giáng ký tế cho nhau Đây là nội dung mà các nhà luyện khí công lấy làm cơ bản nhất). VỀ TINH THẦN Ông không chỉ nhắc nhở về dưỡng sinh theo tạng phủ, kinh mạch, mà còn nhắc nhở về dưỡng sinh tinh thần, ông nói: Nhưng nếu không trừ lục hại, không giữ được thập thiểu (những lời khuyên về đạo đức, tác phong) thì tuy luyện tập dưỡng sinh kinh mạch, tạng phủ, có thể giảm bớt được bệnh tật, nhưng cuối cùng là đạo lớn thì mệt mỏi. Ông giải thích về lục hại và thập thiểu: Như thế nào là lục hại (sáu cái có hại) ? - Nhất viết = Bạc danh lợi (coi nhẹ cái danh và cái lợi) - Nhị viết = Cấm thanh sắc (cấm sa đà vào lời hát khéo và sắc đẹp) - Tam viết = Liêm hoá tài (giữ trong sạch về tiền và của). - Tứ viết = Tổn hư vị (giảm bớt thức ăn nhiều béo bổ) - Ngũ viết + Bình hư vọng (dẹp những mong muốn hão huyền). - Lục viết = Trừ tật đố (bỏ hẳn thói ghen ghét đi) Ông nói: Sáu cái đó mà còn vướng một là chưa hợp vệ sinh. Tuy lòng cầu mong diệu lý, miệng niệm chân kinh, mồm nhai anh hoa (đồ ăn tinh tuý), thở hít cảnh tượng, cũng không thể bổ thêm cái đã mất Như thế nào là thập thiểu (mười cái nên giữ ở mức độ ít) - Nhân viết = Thiểu tư (ít lo nghĩ) - Nhị viết = Thiểu niệm (ít tự nhắc nhở thầm điều gì đó), - Tam viết = Thiểu tiếu (ít cười cợt) - Tứ viết = Thiểu ngôn (ít lời) - Ngũ viết = Thiểu ẩm (ít uống rượu) - Lục viết = Thiểu nộ (ít cáu giận), - Thất viết = Thiểu lạc (ít vui mừng), - Bát viết = Thiểu sầu (ít buồn rầu), - Cửu viết = Thiểu hảo (ít ham thích), - Thập viết = Thiểu cơ (ít quá đói), Bởi vì: Phàm nghĩ nhiều thì thần tán, (tư tưởng phân tán) Nhắc nhở nhiều thì tâm lao (tim bị mệt) Cười nhiều thì phế phủ phiên (phổi bị nghiêng lệch) Nói nhiều thì khí huyết hư hao Uống rượu nhiều thì thương thần (hại thần), tổn thọ Cáu nhiều thì tấu lý bôn phù (lỗ chân lông nổi chạy) Vui nhiều thì tâm thần tà đăng (tâm thần lệch lạc) Rầu rĩ nhiều thì đầu diện tiêu khô (đầu mặt bơ phờ) Hám nhiều thì chí khí hội tán (chí khí tan vỡ) Đói nhiều thì trí lự trầm mê (mất khẳ năng suy nghĩ) Ông nói: Đây là những thứ tìm người để sống, nó rất búa rìu, tính chất ăn người ta mạnh như lang sói. Người vệ sinh phải tránh cái đó! . Đông Y Châm Cứu Phần thứ tư PHÉP DƯỠNG SINH Người th y thuốc trước hết phải biết gương mẫu thực hiện phép dưỡng sinh, l y kết quả của luyện tập dinh dưỡng ở chính. tránh rằng: - Một là, an phận để dưỡng phúc; - hai là, khoan vị để dưỡng khí; - ba là, giảm phí để dưỡng của. Người muốn giữ vệ sinh thì dưỡng ở trong, người không muốn giữ vệ sinh thì dưỡng ở. lục phủ cũng điều hoà. Kinh nói rằng: Tỳ thổ vượng có thể sinh ra vạn vật, suy thì sinh ra bách bệnh. Ng y xưa Đông Pha (Tô Đông Pha, nhà tư tưởng, nhà thơ lớn của Trung Quốc) điều tỳ thổ,

Ngày đăng: 02/08/2014, 16:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN