1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

12 người lập ra nhật bản Chương KẾT pdf

3 223 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 80,3 KB

Nội dung

Chương kết Trong tình trạng xã hội kinh tế đang được toàn cầu hóa và "mềm hóa[1]," tính sáng tạo của người Nhật đã được bàn luận rất nhiều. Từ xưa, người Nhật học hỏi, gạn lọc, tiếp thu rồi sử dụng kỹ thuật và chế độ, tư tưởng và học vấn của Trung Quốc và của Tây Âu. Nhờ vậy, Nhật Bản đã trở thành một cường quốc kinh tế, một nước tiên tiến về giáo dục, thậm chí một nước kỹ thuật hàng đầu về chế tạo đại trà theo quy cách. Nhưng bước vào thời đại "mềm hóa," thì việc bắt chước người khác không thôi là chưa đủ. Người Nhật vốn ít có những phát minh, sáng chế có tình cách mạng, liệu có thể qua nổi thời đại đại cạnh tranh sắp tới không. Người Nhật quả đã nhiệt tâm tiếp thu văn hóa ngoại lai. Từ cổ xưa, là kỹ thuật hay chế độ một khi Nhật Bản đã học được rồi, thì chỉ bốn mươi năm sau thôi, Nhật Bản đã làm được còn hơn cả "nước thầy." Kỹ thuật đúc đồng học từ Trung Quốc thời Nara (thế kỷ VIII), kỹ thuật đúc súng học từ người Bồ Ðào Nha thời Chiến quốc (thế kỷ XV, XVI), kỹ thuật chế sợi và dệt vải thời Minh Trị (thế kỷ XIX), tất cả đều như vậy. Nói Nhật Bản chỉ cần 40 năm để vượt hơn nước thầy, không phải chỉ đúng trong trường hợp đồ điện gia dụng hay xe ôtô thời hậu chiến. Người Nhật mặt khác cũng đã phát huy tính sáng tạo độc đáo. Sách này chọn 12 người trong đó có cả nhân vật hư cấu, cả người ngoại quốc. Kể cả nhưng người đó, h đã ảnh hưởng tới người Nhật, rồi từ ảnh hưởng của họ, người Nhật đã tạo ra một nền văn hóa có một không hai trên thế giới này. Chẳng hạn, quan niệm tôn giáo do Thái tử Shotoku đưa ra là một sáng tạo độc đáo. Trong lúc chủ nghĩa nguyên lý của đạo Cơ đốc và đạo Islam đang bộc hưng khiến cho sự đối lập tôn giáo có thể sẽ trở nên kịch liệt, không chừng tư tưởng tôn giáo mà người Nhật kế thừa từ Thái tử Shotoku có thể có giá trị thực dụng trên toàn thế giới. Cấu tạo quyền lực hai tầng do Minamoto Yoritomo nghĩ ra, chế độ tách rời quyền hạn và quyền uy, cũng là những cơ chế không thấy có ở nơi khác trên thế giới. Hơn thế nữa, với cơ chế này, chế độ mạc phủ mạc tướng, tức là "quan chế ngoài luật lệnh," đã có thể tồn tại được gần bảy trăm năm, là điều đáng kinh ngạc. Nghĩa là, người Nhật có bản năng khẳng định về mặt luân lý để duy trì cái gì họ thấy là tiện dùng. Tâm học Thạch môn là một triết lý độc đáo đáng hãnh diện với thế giới. Ý tưởng độc đáo này đã ăn sâu vào tâm khảm người Nhật cho tới ngày nay như thế nào, thật là điều đáng nể. Kể từ thời Minh Trị trở đi, nói là học hỏi kỹ thuật và cơ chế của nước ngoài, thực ra người Nhật đã thêm vào đó cách giải thích và mục tiêu riêng của mình. Chẳng hạn, Shibusawa Ei’ichi, sau khi xuất ngoại học hỏi được hiểu biết mới trở về, quả đã lập ra ngân hàng, gây dựng công ty, nhưng thực ra ông dạy và quảng bá "chủ nghĩa góp vốn," "chế độ phe phen" của giới doanh nghiệp, tức là những thứ không có ở Âu - Mỹ. Ikeda Hayato cũng thế. Tuy ông dùng những từ kinh tế quen thuộc trên thế giới như GNP, như kế hoạch kinh tế, nhưng đến khi thực hành thì ông làm khác hẳn. Nghĩa là tuy ông xen kẽ vào lý luận của mình những ngôn từ của học vấn Âu - Mỹ, nhưng thực chất ông đã thực hành một chủ nghĩa kinh tế Nhật Bản độc đáo. Những kỹ thuật Matsushita Konosuke áp dụng, đều đã phát sinh ra ở Âu - Mỹ. Những phát minh sáng chế của ông đều là kỹ thuật ứng dụng, mang tính cải thiện, cải cách. Nhưng, đường lối kinh doanh kiểu Nhật Bản của ông là hoàn toàn độc đáo. Với ông, kỹ thuật điện hay điện tử thật ra chỉ là những trang trí sân khấu để cho ông hoàn thành lý luận về kinh doanh kiểu Nhật Bản. Tưởng không cần nói rằng 12 người nói tới trong sách này, chỉ là một phần nhỏ trong nhiều người đã lập ra nước Nhật. Bởi người Nhật sống trên một tầng thổ nhưỡng văn hóa dầy đặc, do vô số tiền nhân vun đắp thành. Cái sự nghiệp đáng nói của các bậc tiền nhân dân tộc Nhật Bản là không để mất cái đã có trong quá trình tiếp thu cái mới. Phật giáo lan rộng ra nhưng người ta vẫn tiếp tục thờ Thần đạo. Mạc phủ mạc tướng được lập ra, nhưng quan thái tể vẫn không bị phế đi. Cơ chế và kỹ thuật Âu - Mỹ được truyền bá rộng rãi, nhưng tinh thần học Thạch Môn vẫn còn. Nói cách khác, ở Nhật Bản, "quá khứ" là một hiện thực vĩ đại. Thành công cũng như thất bại ngày nay của Nhật Bản đều dính dáng tới "quá khứ" cả. Ngày nay, Nhật Bản lại đang bước vào thời đại cải cách lớn. Nhật Bản tuy không vứt bỏ hẳn "quá khứ" đi, nhưng đã khéo léo cắt bỏ đi những gì không cần thiết của "quá khứ." Ví dụ, Minamoto Yoritomo khi mở ra mạc phủ ở Kamakura, đã cắt bỏ nền văn hóa quý tộc thời Heian đi. Oda Nobunaga đã thực hiện cơ chế "chợ vui tổ buôn vui" và sự "phân tách binh nông" để cắt bỏ nền văn hóa của cơ chế mạc phủ Ashikaga. Qua sự xác lập cơ chế chỉ đạo của quan liêu (công chức) đỗ đạt, Okubo Toshimichi đã phủ nhận không những chế độ và quyền lực, mà luôn cả văn hóa của giai cấp samurai nữa. Từ năm 1877 trở đi, người ta không thấy quần áo, mái tóc, thậm chí ngôn từ samurai được phục hồi nữa. Nghĩa là Nhật Bản thời Minh Trị đã hoàn tất, một cách không đổ máu, sự nghiệp mà cả cách mạng Pháp lẫn cách mạng Nga đều không làm xong. Một sự kiện tương tự đã xẩy ra sau cuộc chiến tranh Thái bình dương. Người Nhật Bản thời hậu chiến, dưới sự chỉ đạo của MacArthur, đã xóa bỏ hẳn văn hóa quân nhân. Người Nhật ngày nay, không những đã trở nên tiêu cực đối với vấn đề quân bị, quân sự, mà còn không coi quân nhân là loại người có văn hóa, đã phủ nhận toàn b những đức tính quân nhân như dũng cảm, quả cảm. Người Nhật ngày nay phải đương đầu, không chỉ là sự cải cách chế độ hay tổ chức, sự sửa đổi sổ sách tài chính và thủ tục văn thư. Cái phải làm bây giờ là, cải cách nền "văn hóa quan liêu" từ thời Minh Trị, xây dựng một nền "văn hóa dân sự." Nghĩa là, chính người Nhật phải vượt qua được "Mười hai người lập ra nước Nhật" này. Giữ cái gì lại, bỏ cái gì đi? Sự lựa chọn này sẽ quyết định tương lai của Nhật Bản và của người Nhật vậy. [1] "Mềm hóa" là từ dịch thẳng từ Nhật ngữ. Nó không có từ Anh ngữ tương đương. Mềm ở đây là nói tới phần mềm (software) của máy vi tính. Như vậy nghĩa đen của "mềm hóa" là "software hóa." Nhưng, thật ra, nó có nghĩa rộng hơn. Nó trỏ sự trở nên quan trọng của khía cạnh "mềm" của sự vật và sự việc. . chính người Nhật phải vượt qua được "Mười hai người lập ra nước Nhật& quot; này. Giữ cái gì lại, bỏ cái gì đi? Sự lựa chọn này sẽ quyết định tương lai của Nhật Bản và của người Nhật vậy doanh kiểu Nhật Bản. Tưởng không cần nói rằng 12 người nói tới trong sách này, chỉ là một phần nhỏ trong nhiều người đã lập ra nước Nhật. Bởi người Nhật sống trên một tầng thổ nhưỡng văn hóa. Người Nhật mặt khác cũng đã phát huy tính sáng tạo độc đáo. Sách này chọn 12 người trong đó có cả nhân vật hư cấu, cả người ngoại quốc. Kể cả nhưng người đó, h đã ảnh hưởng tới người Nhật,

Ngày đăng: 02/08/2014, 16:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w