Giải quyết mâu thuẫn đúng cách 68 Điểm In bài viết Ý kiến khác nhau trong công việc là điều hết sức bình thường và cần thiết để có những thay đổi, sáng tạo, để giải quyết vấn đề cũng như cải thiện hiệu quả công việc. Nhưng hiểu rõ những tác dụng tích cực của sự khác biệt ý kiến trong công việc không làm cho việc giải quyết những mâu thuẫn dễ dàng hơn. Mâu thuẫn với đồng nghiệp có thể làm bạn rất khó chịu, và nếu bạn không biết cách giải quyết, kết quả sẽ là những bất đồng gay gắt và ảnh hưởng đến công việc của cả hai bên. Tin tốt là bạn vẫn có thể tránh những cuộc đấu đá không cần thiết và chuyển từ tình huống tiêu cực sang tích cực, và đem lại kết quả tốt đẹp cho cả hai bên, chỉ cần bạn chịu khó thực hiện những hướng dẫn sau. Chuẩn bị kỹ Hãy chuẩn bị cho một cuộc nói chuyện thẳng thắn. Bạn cần phải biết vai trò của mình, và hãy cố gắng hiểu kỹ hơn đồng nghiệp của mình. Trước khi nói chuyện với họ, bạn hãy "hiểu rõ bản chất thực của mâu thuẫn". Có ba loại mâu thuẫn thường gặp: 1. Công việc: bất đồng về công việc đang thực hiện 2. Mối quan hệ: mâu thuẫn xuất phát từ mối quan hệ giữa bạn và người kia 3. Quan điểm: hai người có cách nhìn nhận vấn đề khác nhau Hiểu rõ điều này có thể giúp bạn có cách bắt đầu câu chuyện rõ ràng hơn. Đầu tiên, hãy nói cho đồng nghiệp của bạn biết bản chất mâu thuẫn hai bên đang gặp phải và hỏi thử anh ấy có thấy vấn đề giống bạn không. Dù cho tính chất của mâu thuẫn như thế nào, đừng đem cảm xúc cá nhân vào câu chuyện. Mâu thuẫn sẽ dễ dàng được giải quyết bằng những cái nhìn khách quan thay vì cảm xúc cá nhân. Ngoài ra, hãy chuẩn bị đủ thời gian cho buổi nói chuyện này để bạn có thể tìm được giải pháp. Hãy nói chuyện trực tiếp, ở một nơi riêng tư nếu có thể, đừng dùng email hay điện thoại chỉ vì bạn cảm thấy ngại, vì email hay điện thoại sẽ hạn chế những hiệu quả của một cuộc trao đổi nghiêm túc. Xác định mối quan tâm chung Để bắt đầu một cuộc nói chuyện khó khăn một cách đúng đắn, điều quan trọng là bạn và đồng nghiệp của mình phải xác định những gì cả hai đang có cùng quan điểm. Có thể đó là mục tiêu chung của cả nhóm, hay những quy định cả hai cùng đồng ý. Hãy thử bắt đầu "Cả hai chúng ta đều muốn có một kế hoạch tốt để giúp công ty phát triển lên một nấc mới." hoặc "Chúng ta đã từng có chung quan điểm về quyết định này." Hãy nhớ rằng, đây phải là mục tiêu chung mà cả bạn lẫn người đồng nghiệp kia thật sự quan tâm, chứ không phải là điều bạn cho rằng anh ấy cũng quan tâm. Điều này sẽ cho người kia thấy rằng bạn thật sự muốn điều tốt cho cả hai bên, chứ không phải là bạn chỉ quan tâm đến bản thân bạn. Hãy biết lắng nghe Cho dù bạn nghĩ rằng bạn đã hiểu quan điểm của đồng nghiệp mình, bạn nên lắng nghe những gì anh ấy nói. Bạn có thể đặt những câu hỏi giúp bạn hiểu thêm về cách nhìn nhận vấn đề của anh ấy và xác định rõ hơn liệu bạn đang gặp bất đồng về quan điểm, về trách nhiệm công việc hay về lợi ích mỗi bên. Như vậy, bạn sẽ không phải "đoán xem điều gì xảy ra" mà phải chủ động lắng nghe. Đừng giả vờ nghe mà phải lắng nghe và hiểu những gì anh ấy nói. Lắng nghe một cách chủ động và cởi mở khi đồng nghiệp của bạn giải thích có thể giúp bạn hiểu thêm về những thông tin quan trọng đem lại giải pháp cho bất đồng bạn đang gặp phải. Hoặc bạn có thể giúp anh ấy một vài lời khuyên mà anh ấy đang cần. Một không khí cởi mở, thân thiện sẽ giải quyết vấn đề tích cực hơn. Về phía bạn, hãy mở lòng để chia sẻ vấn đề của bạn. Đừng chỉ trích hay đổ lỗi cho người khác, hãy cho anh ấy biết mục tiêu của bạn. Nếu anh ấy có những câu hỏi thẳng thắn, hãy cho anh ấy cơ hội để nói hết những gì làm anh ấy hiểu nhầm. Đưa ra giải pháp Khi mọi thứ đã được làm rõ, hãy đưa ra giải pháp. Sử dụng những thông tin bạn có được trong buổi nói chuyện đó để đưa ra một giải pháp mới tốt nhất cho cả hai bên. Đừng để trong lòng những ý kiến gây tranh cãi. Nếu đồng nghiệp của bạn không đồng ý với giải pháp bạn đề xuất, hãy cố gắng kéo anh ấy vào quá trình giải quyết vấn đề rốt ráo và có lợi cho cả hai bên. Nếu tình hình trở nên tệ hơn Cho dù bạn đã có chuẩn bị chu đáo, vẫn có khả năng cuộc nói chuyện sẽ trở nên tồi tệ hơn. Những cuộc trao đổi sẽ trở thành cuộc đấu khẩu nếu một trong hai bên đưa vào những cảm xúc cá nhân. Nếu bạn bắt đầu cảm thấy không khí nóng lên, hãy tìm cách đưa câu chuyện trở về những mối quan tâm chung. Hãy tập trung vào mối quan hệ trong tương lai. Bạn có thể không giải quyết được mâu thuẫn dựa trên những vấn đề của quá khứ, nhưng bàn về những mối quan tâm trong tương lai, bạn có thể hòa giải bất đồng. Nếu đồng nghiệp của bạn trở nên quá khích, tốt nhất bạn nên tạm ngưng buổi nói chuyện. Bạn có thể ra khỏi phòng hoặc tạm thời ngưng tranh cãi để quan sát tình hình xung quanh. Cách này sẽ giúp bạn biết cần phải làm gì tiếp theo. Bạn có thể thử thay đổi cách nói chuyện: dùng bảng, dùng giấy để thảo luận, thậm chí có thể đề nghị tiếp tục câu chuyện trong lúc ăn tối. Bạn sẽ tạm thời ngăn sự quá khích của anh ấy, cũng như tránh làm tăng sự mâu thuẫn giữa hai người. Nếu tất cả những cách này đều không hiệu quả, hãy rút lui và tìm một người thứ ba để giải quyết. Tóm lại, bạn cần phải nhớ: Điều cần làm: • Tập trung vào những mục tiêu chung • Hiểu được bản chất của sự bất đồng trước khi nói chuyện • Hãy trò chuyện cởi mở để tìm giải pháp Điều không nên làm: • Cho rằng bạn đã hiểu hết quan điểm của đồng nghiệp • Cố gắng giải quyết mâu thuẫn bằng email • Cố ngăn không cho đồng nghiệp mình nói rõ suy nghĩ của họ Hãy không ngừng gia tăng giá trị bản thân 1497 Điểm In bài viết “Cách tốt nhất để được tăng lương và thăng tiến trong sự nghiệp là nâng cao những giá trị bản thân mà bạn có thể đóng góp cho công ty.” Cách hay nhất của việc gia tăng giá trị bản thân là Chào các bạn, Tôi là Chris Harvey, Tổng Giám Đốc của VietnamWorks.com. Hôm nay tôi xin chia sẻ với các bạn một câu nói của một trong những diễn giả hàng đầu ở Mỹ mà tôi hâm mộ, Bryan Tracy: “Cách tốt nhất để được tăng lương và thăng tiến trong sự nghiệp là nâng cao những giá trị bản thân mà bạn có thể đóng góp cho công ty.” Cách hay nhất của việc gia tăng giá trị bản thân là nâng cao kiến thức. Đây là câu chuyện của tôi. Một vài năm sau khi tốt nghiệp Đại học Virginia, Hoa Kỳ, tôi vào làm việc tại một công ty tài chính ở Washington DC dưới cương vị một nhà phân tích tài chính. Trong thời gian này, tôi đã nghiệm ra rằng: nếu tôi muốn được thăng tiến và có mức lương cao hơn, tôi cần phải phát triển các kỹ năng và kiến thức kinh doanh của mình. Và tôi đã quay trở lại trường Đại học Virginia để theo học khóa MBA tại Trường Kinh doanh Darden. Những kiến thức kinh doanh mà tôi thu thập được chính là chiếc chìa khóa vàng giúp tôi “mở cửa” những công ty tiếng tăm ở Mỹ: AOL, Yahoo, Lendingtree nơi tôi đảm trách nhiều vị trí quan trọng từ chuyên gia đến quản lý cấp cao. Từ khi có bằng MBA, tôi đã được gặp và làm việc với rất nhiều người thành công. Những kinh nghiệm đó đã giúp tôi phát hiện ra một điểm chung: những người thành công luôn luôn học hỏi và phát triển bản thân để gia tăng giá trị của họ. Như Bryan Tracy đã nói: “Học vấn, kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm là những nguồn đầu tư vào năng lực của bạn và tạo nên giá trị của bạn. Chính giá trị của bạn sẽ quyết định vị trí & mức thu nhập mà bạn sẽ nhận được.” Để không bị tụt hậu trong thị trường nhân lực cạnh tranh khốc liệt ngày nay, các bạn cần không ngừng phát triển kỹ năng và kiến thức phù hợp với mục tiêu sự nghiệp của mình, để luôn có thể nắm bắt mọi cơ hội thăng tiến. Và các bạn hãy luôn luôn nhớ rằng – gia tăng giá trị bản thân, và mức lương và vị trí của bạn sẽ tăng theo. Bạn không nhất thiết phải theo học 2 năm MBA để nâng cao kiến thức, bạn có thể tìm các khóa học để rèn luyện và phát triển các kỹ năng ngôn ngữ, kỹ năng “mềm” và mở rộng kiến thức trong các ngành nghề chuyên môn như tài chính, quảng cáo, quản lý điều hành… Hãy luôn mở rộng phạm vi trách nhiệm của mình và nắm bắt mọi cơ hội để có thể học hỏi những điều mới trong công việc. 5 chữ E cho 1 sự nghiệp vững tiến 236 Điểm In bài viết Bạn sắp bước qua cột mốc 5 năm trong sự nghiệp và đã đạt được những bước tiến đáng kể nhưng dường như mọi thứ đang dần chậm lại. Là một người năng động, thích học hỏi những điều mới mẻ, bạn không bao giờ muốn dậm chân tại chỗ. Bạn cần một giải pháp để thoát khỏi tình trạng bão hòa này. Hãy mang theo 5 chữ E sau đến công sở mỗi ngày, đây chính là động lực cho những thành công mới. 1. Enthusiastic – Nhiệt tình Một khi bạn đã chán nản với công việc hiện tại, làm sao để tìm thấy sự nhiệt tình trong công việc? Đây chính là lý do tại sao bạn phải chủ động tạo ra sự nhiệt tình để đánh bật sự chán nản. Hãy bắt đầu bằng cách tự nói với bản thân rằng “Mình sẽ hào hứng làm tốt công việc này”. Nếu bạn nghĩ “Công việc này thật chán”, bạn sẽ cảm thấy mất hết sinh khí và không còn hứng thú làm việc. Khi bạn thích những gì đang làm, sự nhiệt tình sẽ đến tự nhiên và thành công cũng vậy. Hãy “tấn công” công việc với sự nhiệt huyết và không lãng phí giây phút nào để thành công. 2. Efficient – Hiệu suất cao Một khi làm việc với sự nhiệt tình, bạn sẽ tìm được cách hoàn thành công việc tốt nhất trong thời gian ngắn nhất. Đó chính là làm việc hiệu quả. Làm việc với hiệu quả cao cũng giúp bạn thể hiện năng lực của mình. Khi không ngừng phấn đấu để trở thành người làm việc hiệu quả nhất, sớm hay muộn thăng tiến là đều tất yếu với bạn. Hãy sử dụng tối đa năng lực của mình để thành công 3. Excellent – Xuất sắc Đây là chữ E làm bạn áp lực nhất, nhưng chính áp lực lại thúc đẩy bạn cố gắng hơn. Bạn không được hài lòng với kết quả tốt, hãy phấn đấu đạt kết quả xuất sắc trong tất cả những gì bạn làm. Đây chính là chìa khóa mở cửa thành công. 4. Early – Đến sớm Bạn có bao giờ nghĩ rằng đi làm sớm sẽ giúp bạn thăng tiến? Chính thói quen nhỏ này sẽ góp phần vào thành công của bạn. Đối với những công ty không quá khắt khe về thời gian làm việc, nhân viên thường đến trễ về sớm mà không biết rằng họ đang lãng phì cả thời gian của bản thân lẫn công ty. Buổi sáng chính là lúc cơ thể bạn tràn đầy năng lượng, vậy hãy bắt đầu một ngày làm việc mới thật sớm để tận dụng hiệu quả nguồn năng lượng này. Giải quyết dứt điểm những việc khó nhất vào buổi sáng sẽ làm bạn hưng phấn hơn và ngày làm việc sẽ không còn chán nản như bạn nghĩ. 5. Easy – Dễ chịu Bạn có muốn làm việc với một người hay than phiền, cằn nhằn về những chuyện nhỏ nhặt? Hãy làm việc một cách dễ chịu. Dễ chịu ở đây không có nghĩa là làm qua loa cho xong việc, không quan tâm đến kết quả đạt được mà hãy cởi mở, thân thiện với đồng nghiệp và làm việc với một tinh thần lạc quan. Khi bạn dễ chịu với đồng nghiệp, họ cũng sẽ vui vẻ với bạn. Môi trường làm việc thân thiện giúp tinh thần thoải mái, năng suất làm việc cao hơn và kết quả công việc tốt hơn. Bạn không cần phải lên một kế hoạch quá phức tạp và khó khăn để thăng tiến. Năm thái độ lạc quan trên sẽ mang lại kết quả khả quan cho sự nghiệp đang hồi bão hòa của bạn. Bạn có biết tinh thần lạc quan nào khác giúp bạn làm việc trôi chảy hơn không? Hãy chia sẻ với chúng tôi tại VietnamWorks Facebook nhận được Quà tặng thành công do Vinabook.com tài trợ. Vì chỉ có ba phần quà nên hãy nhanh tay lên bạn nhé! . thú làm việc. Khi bạn thích những gì đang làm, sự nhiệt tình sẽ đến tự nhiên và thành công cũng vậy. Hãy “tấn công công việc với sự nhiệt huyết và không lãng phí giây phút nào để thành công. 2 làm việc với sự nhiệt tình, bạn sẽ tìm được cách hoàn thành công việc tốt nhất trong thời gian ngắn nhất. Đó chính là làm việc hiệu quả. Làm việc với hiệu quả cao cũng giúp bạn thể hiện năng. chính là động lực cho những thành công mới. 1. Enthusiastic – Nhiệt tình Một khi bạn đã chán nản với công việc hiện tại, làm sao để tìm thấy sự nhiệt tình trong công việc? Đây chính là lý do tại