Điều ít biết về thế giới của những tay chơi ép xung Đã từ lâu, ép xung đã trở thành thú chơi tốn kém và công phu nhất trong cộng đồng người dùng máy tính. Khái niệm ép xung đã quá quen thuộc, đưa thành phần chính của máy tính chạy ở tốc độ nhanh hơn chỉ số mặc định bằng cách can thiệp phần cứng. Bài viết chỉ tập trung vào những điều ít ai biết ở thế giới của giới công nghệ. Chắc hẳn, cuộc chơi của dân mê công nghệ cần nhất kinh nghiệm, sự tìm tòi và tích lũy kiến thức phần cứng. Nhưng muốn bắt ép những linh kiện như CPU, GPU, RAM máy tính chạy ở xung nhịp cao hơn nhiều lần con số mặc định, các tay chơi còn phải có thêm một nền tảng tài chính vững chắc, luôn sẵn sàng chi tiêu trong cuộc chiến dài hơi. Nhiều người có thể không tin, nhưng chuyện anh chàng nào đó mua cùng lúc cả 10 mẫu CPU giống nhau, về thử chọn hồi lâu chỉ để chọn ra một vài sản phẩm có khả năng ép xung cao nhất là điều hoàn toàn có thật. Người trong cuộc luôn hiểu rất rõ yếu tố may rủi tồn tại trong thế giới phần cứng. Quy trình cũng tiếp diễn hệt như vậy đối với các thành phần như bo mạch chủ, RAM, card đồ họa Người chơi chấp nhận chịu lỗ nặng khi thanh lý lượng hàng mới mua chỉ để chọn ra vài con át chủ bài mạnh mẽ, phục vụ hệ thống của mình. Nếu khôn khéo hơn, gamer sẽ tìm cách tham khảo kinh nghiệm của người đi trước, biết được dòng CPU nào, stepping bao nhiêu, sản xuất ở tuần thứ mấy có khả năng chịu can thiệp khỏe nhất để rinh thẳng về nhà. Nhưng ngay cả khi các thông tin đã bày sẵn thì cũng chẳng nhiều cửa hàng cho thượng đế thoải mái tìm đúng sản phẩm mình thích như vậy. Chuyện lựa chọn giải pháp tản nhiệt còn tốn kém gấp bội. Để ép xung ở tầm “hardcore” (cực cao), giải pháp tản nhiệt khí thông thường hay tản nhiệt nước đều bất khả thi. Phương án tối thiểu yêu cầu cũng phải dùng đá khô (Dry Ice) với nhiệt độ xuống tới -79 hay mạnh tay hơn là Nitro lỏng với mức nhiệt độ xuống cực thấp (-196 độ C). Để “setup” thành công hệ thống tản nhiệt, không thể thiếu thiết bị phụ trợ bằng nhôm hoặc đồng với nhiệm vụ chứa đá khô, nitro lỏng và tiếp xúc trực tiếp với bề mặt linh kiện cần làm mát. Đa số, mỗi người chơi đều tự đặt hàng gia công món vũ khí này, giá thành tùy theo, nhưng nhẹ nhàng cũng cỡ vài triệu đồng một sản phẩm. Việc tìm mua “hàng lạnh” cũng chẳng phải đơn giản. Tốn bao công sức hỏi han, T.N.M mới tìm được chỗ bán Nitro lỏng tại một cơ sở hóa chất ngoại thành Hà Nội. Đã nhẩm tính trước số tiền phải chi không nhỏ, nhưng đến nơi anh chàng vẫn ngậm ngùi ra về vì cửa tiệm yêu cầu đặt cọc tới vài triệu tiền thuê bình đặc chủng chứa Nitro lỏng. Thậm chí, T.N.M còn phải viết cam kết đền bù cả chục triệu đồng nếu nhỡ may để thất lạc hay hỏng van xả thiết bị. Đã thành thông lệ, mỗi lần dòng CPU mới ra mắt hay thế hệ card đồ họa cao cấp trình làng là một lần các tay chơi sốt sắng chuẩn bị cho cuộc đua xung nhịp mới. Cùng với đấy, quy trình mua nhiều, chọn thử linh kiện lại diễn ra, hành trình tìm kiếm "hàng lạnh" cũng thường xuyên tiêu tốn của người chơi chẳng ít tiền của. Nhưng hơn hết, tất cả đã giúp những tay đua công nghệ thỏa mãn được niềm đam mê có một không hai của mình. . Điều ít biết về thế giới của những tay chơi ép xung Đã từ lâu, ép xung đã trở thành thú chơi tốn kém và công phu nhất trong cộng đồng người dùng máy tính. Khái niệm ép xung đã quá. của máy tính chạy ở tốc độ nhanh hơn chỉ số mặc định bằng cách can thiệp phần cứng. Bài viết chỉ tập trung vào những điều ít ai biết ở thế giới của giới công nghệ. Chắc hẳn, cuộc chơi của. lạnh" cũng thường xuyên tiêu tốn của người chơi chẳng ít tiền của. Nhưng hơn hết, tất cả đã giúp những tay đua công nghệ thỏa mãn được niềm đam mê có một không hai của mình.