Nỗi khổ của gamer khi chạy theo cấu hình game "khủng" Trong thế giới của những game thủ, không gì khổ bằng chuyện chạy theo cấu hình yêu cầu của những siêu phẩm đình đám. Lâu nay, người ngoài thường chỉ cảm thông với nỗi khổ của những tay chơi online, khi đối mặt trước vô vàn điều ngang trái, các kiểu đóng phí tham chiến, mua bán vật phẩm… Trong khi đó, một nửa còn lại của thế giới game, những người chơi offline cũng đau đầu chẳng kém trước cậu chuyện cấu hình phần cứng, tưởng đơn giản mà lại phức tạp vô cùng. Nền tảng đồ họa, âm thanh ấn tượng hơn vẫn được xem như sự khác biệt cơ bản giữa hai thể loại trực tuyến và offline. Muốn cảm nhận những giá trị nghệ thuật ấy, một nền tảng phần cứng mạnh mẽ là điều không thể thiếu với mọi tay chơi tại gia. Chờ ngót năm trời đến ngày StarCraft 2 chính thức ra mắt, Nam Hải nhờ người thân chuyển ngay một bản đĩa “xịn” từ nước ngoài về. Nhưng cài cắm xong xuôi, cậu bạn mới vỡ lẽ cấu hình nhà sản xuất yêu cầu quá cao so với phần cứng máy tính hiện tại. Cố gắng lắm cũng chỉ chơi được ở thiết lập đồ họa thấp mà thỉnh thoảng số khung hình/ giây vẫn tụt thê thảm. Như thành thông lệ, mỗi lần game “sát thủ phần cứng” ra mắt cũng đồng nghĩa một lần những tín đồ ảo lục đục móc ví để lên đời hệ thống, nhẹ nhàng cũng phải cố cho được cấu hình tối thiểu mà nhà phát hành công bố, còn muốn trải nghiệm tuyệt vời nhất, chuyện thay cả dàn máy để đáp ứng yêu cầu cao cấp cũng chẳng hiếm. Cách đây không lâu Square Enix đã công bố cỗ máy PC được "khuyên dùng" khi chơi Final Fantasy XIV. Sẽ chẳng có gì đáng bàn nếu tựa game không hét cấu hình quá ghê gớm và thậm chí còn chua chát ngay cả với các gamer nước ngoài chứ chưa nói tới Việt Nam. CPU Intel Core i7-980X 3.33GHz, 12GB RAM DDR3, VGA Nvidia GeForce GTX480 và ổ cứng trống 80GB – Tính theo giá thị trường, dàn máy cũng xấp xỉ 70 triệu đồng – cái giá mà phải thuộc bậc chịu chơi lắm mới dám đầu tư. Tuy nhiên, câu chuyện chạy theo cấu hình hệ thống không chỉ dừng lại ở giá thành đầu tư. Thậm chí khi rủng tỉnh túi tiền, gamer vẫn luôn khó khăn đủ đường trước khi tận tay trải nghiệm những cảnh game mong ước. Một tựa game có môi trường rộng lớn, đối tượng game và nhân vật cùng xuất hiện với mật độ dày đặc sẽ cần dung lượng bộ nhớ card đồ họa lớn. Sức mạnh GPU dù mạnh mà dung lượng VRAM khiêm tốn cũng chưa chắc cáng đáng nổi số lượng khung hình game. Hay như chuyện CPU quá yếu sẽ khiến card đồ họa không phát huy được hết sức mạnh xử lý, game chỉ chạy nếu phần cứng hỗ trợ thư viện DirectX 11 là những ví dụ cho thấy hiểu được thứ gì cần lên đời, thứ gì không, chẳng phải chuyện đơn giản với nhiều tay chơi. Rắc rối hơn, không phải tựa game nào cũng chạy mượt mà với mọi hệ thống dù chủ nhân đã mạnh tay đầu tư. Mối liên hệ giữa phần mềm và phần cứng luôn phức tạp và tồn tại vô số thiếu sót. Có những trò chơi chạy thả phanh trên hệ thống bo mạch chủ - vi xử lý Intel nhưng lại thường xuyên crash với hệ thống của đối thủ AMD, hay có một vài tựa game được tối ưu cho giải pháp đồ họa của Nvdia hoặc ATI cũng trở thành câu chuyện đáng bàn mỗi lần nâng cấp. Nếu chẳng may tựa game yêu thích lại không ưa nền tảng phần cứng hiện tại, game thủ buộc phải chờ cho đến khi nhà sản xuất tung ra driver mới, các bản hotfix hay path dành riêng cho mình. Còn không, rút ví thay máy mới chỉ là chuyện một sớm một chiều. . Nỗi khổ của gamer khi chạy theo cấu hình game "khủng" Trong thế giới của những game thủ, không gì khổ bằng chuyện chạy theo cấu hình yêu cầu của những siêu phẩm. thông với nỗi khổ của những tay chơi online, khi đối mặt trước vô vàn điều ngang trái, các kiểu đóng phí tham chiến, mua bán vật phẩm… Trong khi đó, một nửa còn lại của thế giới game, những. tư. Thậm chí khi rủng tỉnh túi tiền, gamer vẫn luôn khó khăn đủ đường trước khi tận tay trải nghiệm những cảnh game mong ước. Một tựa game có môi trường rộng lớn, đối tượng game và nhân vật