1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tình khúc ca dao doc

8 162 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 80,75 KB

Nội dung

Tình khúc ca dao Người Việt Nam chúng ta ai cũng có niềm tự hào: dân tộc chúng ta có hơn bốn ngàn năm văn hiến. Văn chương Việt Nam thật là phong phú, thi văn được phát xuất và phổ biến trong mọi tầng lớp xã hội. Những thi sĩ, văn sĩ thì mô phỏng theo văn thơ chữ Hán, mà sáng tác ra một số thi ca bằng chữ nôm. Những người bình dân đã đem tư tưởng, tâm tình của mình ra mà diễn tả bằng những câu văn vần, rồi truyền miệng với nhau. Đó chính là hình thức đầu tiên của Tục ngữ và Ca dao. Trải qua năm tháng, các câu đó được thêm bớt, sửa chữa, gọt dũa để rồi tới ngày nay, chúng ta đã có một kho tàng vô cùng quí giá trong nền văn học bình dân. Ca dao tục ngữ diễn tả nhiều khiá cạnh khác nhau của xã hội, bao gồm các đề tài hài hước, châm biếm, gia đình và trữ tình. Nhưng nhất là về trữ tình, đã được các thanh niên nam nữ thời xưa, dùng để tỏ tình, thổ lộ tình yêu thầm kín của mình với người mình yêu. Người viết bài này không dám có hoài bảo tham khảo về Ca dao Tục ngữ. Trong phạm vi hạn hẹp của bài báo, người viết chỉ muốn cống hiến bạn đọc, một câu truyện tình thật thơ mộng của một đôi trai gái thời xưa, vừa lãng mạn, vừa chân thành, vừa mơ mộng, vừa thực tế. Họ đã dùng ca dao, tục ngữ để đối thọai trong lúc tâm tình với nhau. Vào một buổi đẹp trời kia, có một chàng trai từ thôn Đông xuống thôn Đoài chơi, tình cờ chàng thấy một bóng hồng thấp thoáng bên bờ ao. Người đâu mà xinh đẹp lạ thường, chàng vừa hồi hộp vừa vui mừng, bèn đến gần làm quen. Để ca tụng nhan sắc mặn mà của nàng, chàng mở lời thật khéo léo: Trúc xinh, trúc mọc bờ ao, Em xinh, em đứng chỗ nào cũng xinh. Trúc xinh, trúc mọc đầu đình, Em xinh, em đứng một mình cũng xinh. Nàng nghe xong, trong lòng tuy cảm thấy vui mừng, nhưng giả đò quay đi làm ngơ như không hay biết gì. Chàng thong thả tiến đến gần và tiếp: Nước trong ai chẳng muốn rửa chân, Người xinh ai không muốn đến gần mà xem. Nghe xong, nàng mỉm cười, mắt chớp nhẹ hỏi chàng: Bắc thang lên hái hoa vàng Vì sao thiếp đưọc găp chàng nơi đây!? Qua cách nói chuyện khéo léo, duyên dáng của nàng, chàng bắt đầu cảm thấy, càng nói càng yêu, càng nhìn càng mến, nên chàng lại tiếp: Hoa thơm trồng cạnh bờ rào, Gió Nam, gió Bắc, gió nào cũng thơm. Thấy chàng đẹp trai ăn nói lại hoạt bát, nên nàng cũng có cảm tình với chàng, nhưng muốn chàng phải chú ý đến mình nhiều hơn nàng thỏ thẻ nói: Thân em như thể trái chanh, Lắt léo trên cành, nhiều kẻ ước mơ. Chàng nghe xong hốt hoảng, sợ đã có chàng trai nào lọt được vào mắt nhung của nàng nên vội hỏi: Bây giờ mận mới hỏi đào, Vườn hồng đã có nơi nào hay chưa!? Hỏi xong chàng lại lo sợ, lỡ nàng lại cho biết một sự thật phũ phàng như: Hoa thơm thơm nức cả rừng, Ong chưa dám lượn, bướm đừng xôn xao. Hoặc nàng lại thích: Một mình ấm lạnh cho xong, Hai nơi thêm nực, hai lòng thêm lo… Nhưng may mắn thay, nàng cười thật duyên, nhìn chàng đắm đuối và trả lời: Mận hỏi thì đào xin thưa, Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào. Được lời như cởi tấm lòng, tim chàng như muốn nhảy múa trong lồng ngực, chàng thầm nghĩ, thật là cơ hội ngàn vàng nên chàng không thể bỏ qua, chàng tiếp liền: Bao giờ cho gạo bén sàng, Cho trăng bén gió, cho nàng bén anh!? Thấy nàng im lặng chưa nói gì, nên chàng tấn công thêm: Anh là trai út ở nhà, Anh đang kén vợ đường xa quê người, Thấy em đẹp nói đẹp cười, Đẹp duyên đẹp nết lại tươi răng ngà. Lối tỏ tình của chàng vừa tế nhị, vừa kín đáo, nên nàng hết sức cảm động, muốn tỏ cho chàng biết nàng cũng đã có cảm tình với chàng, nàng khéo léo tiếp rằng: Vì dây thiên lý ngang trời Để cho tài tử gặp người giai nhân. Nhưng rồi nàng lại lo sợ, biết đâu chàng đã có gia đình, hoặc tim chàng đã có người làm chủ, nên nàng vội hỏi chàng: Anh đã có vợ con chưa!? Mà anh ăn nói gió đưa ngọt ngào!? Để cho nàng được yên lòng rằng, tim chàng vẫn còn khỏang trống để đợi nàng, nên chàng nhìn nàng thật đắm đuối và nói với nàng rằng: Mẹ em khéo đẻ em ra Đẻ em mười bốn, đẻ ta hôm rằm. Em ơi đừng sợ bị lầm, Mười bốn hãy đợi trăng rằm tròn gương. Thế là đôi trai tài gái sắc, yêu nhau vì nết trong nhau vì tài, họ đã bắt đầu cảm thấy, gần thì yêu, xa thì nhớ, nên chàng mới cầm tay nàng nói rằng: Mình về, mình nhớ ta chăng, Ta về ta nhớ, hàm răng mình cười. Nàng cũng âu yếm nhìn chàng mà nói rằng: Ước gì sông hẹp một gang Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi. Và: Uớc gì anh hóa ra hoa, Để em nâng lấy rồi mà cài khăn. Tình yêu càng ngày càng đậm đà, bệnh tương tư của chàng càng ngày càng nặng thêm, nên chàng đã tâm sự với nàng: Lá này gọi lá soan đào, Tương tư gọi nó thế nào hở em!? Lá khoai anh ngỡ lá sen, Bóng trăng anh ngỡ bóng đèn anh khêu. Và một khi đã quá yêu, chàng thường lo lắng vẩn vơ: Xin đừng ra dạ Bắc Nam, Nhất nhật bất kiến như tam thu hề. Nàng thấy chàng lo lắng bèn trấn an: Đôi ta như ruợu với men Đang say ngây ngất ai gièm cho xa. Tình yêu càng đậm đà, nỗi nhớ nhung càng chồng chất, nhiều lúc chàng nghĩ: Dù ai cho bạc cho vàng Chẳng bằng trông thấy mặt nàng hôm nay. Và nàng thì cũng mơ ước: Dù ai cho nhẫn đeo tay Chẳng bằng trông thấy chàng ngay bây giờ. Tình yêu đã đến lúc chín mùi, chàng cần phải cưới nàng, không thể kéo dài thêm được nữa, nên một hôm chàng dọ ý nàng: Đôi ta như cúc với khuy, Nhu kim với chỉ may đi cho rồi. Nàng cũng muốn tỏ cho chàng biết là nàng cũng mong muốn như thế: Đôi ta như vợ với chồng Chỉ hiềm một nỗi tơ hồng chưa se. Nói là nói vậy, nhưng nàng vẫn còn một chút lo ngại cho tương lai: Nghe anh được lúc bây giờ Mai sau trứng nước con thơ ai nhìn!? Chàng muốn tỏ cho nàng biết, chàng là người chung thủy, nên chàng tiếp: Yêu em tâm trí hao mòn Yêu em đến thác vẫn còn yêu em. Chàng cũng muốn nàng phải hứa với chàng những lời gắn bó, vì thế nàng đã thề với chàng rằng: Phải chi miếu ở gần sông Em thề một tiếng kẻo lòng anh nghi. Trăm năm ghi tạc chữ đồng, Dù ai thêu phựơng vẽ rồng mặc ai. Hai người đã quá yêu nhau đã quá hiểu nhau, nhưng nàng lại lo sợ gia đình chàng không chấp thuận vì vấn đề giai cấp, môn đăng hộ đối, nên nàng mới nói với chàng: Thiếu chi hoa lý hoa lài, Mà anh lại chuộng hoa khoai trái mùa. Chàng vội vàng ngắt lời: Thương nhau bất luận giầu nghèo. Dù cho lên ải xuống đèo cũng cam. Và để nàng thêm an tâm chàng tiếp: Tình thương quán cũng như nhà, Lều tranh có nghĩa hơn tòa ngói cao. Nàng nghe chàng nói cũng tạm yên lòng, nên âu yếm nhìn chàng nói rằng: Anh về thưa với mẹ thầy, Có cho làm rể bên này hay không!? Sau đó hai người về thưa với cha mẹ, hai bên đều được cha mẹ đồng ý, tác hợp nên họ sung sướng nói vói nhau: Một thuyền một bến một giây, Ngọt bùi ta hửơng đắng cay chịu cùng. Và sau đó chẳng bao lâu thì hai người đã nên vợ nên chồng, họ sống thật hạnh phúc bên nhau. Tối tối người ta thấy chàng và nàng: Sáng trăng trải chiếu đôi hàng, Bên anh đọc sách bên nàng quay tơ./. . Tình khúc ca dao Người Việt Nam chúng ta ai cũng có niềm tự hào: dân tộc chúng ta có hơn bốn. thi ca bằng chữ nôm. Những người bình dân đã đem tư tưởng, tâm tình của mình ra mà diễn tả bằng những câu văn vần, rồi truyền miệng với nhau. Đó chính là hình thức đầu tiên của Tục ngữ và Ca dao. . nền văn học bình dân. Ca dao tục ngữ diễn tả nhiều khiá cạnh khác nhau của xã hội, bao gồm các đề tài hài hước, châm biếm, gia đình và trữ tình. Nhưng nhất là về trữ tình, đã được các thanh

Ngày đăng: 02/08/2014, 13:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w