Thuốc điều trị viêm cầu thận sau nhiễm liên cầu Viêm cầu thận sau nhiễm liên cầu là bệnh cầu thận cấp tính nguyên phát, thường xảy ra sau khi nhiễm liên cầu beta tan huyết nhóm A ở họng hoặc ở da từ 1-4 tuần. Bệnh xảy ra phổ biến ở trẻ em nhưng người lớn cũng có thể mắc. Bệnh khởi phát đột ngột với các biểu hiện như phù từ mức độ nhẹ đến trung bình, đái ít (< 500ml/24 giờ), đái máu đại thể hoặc vi thể, tăng huyết áp, protein niệu < 3g/24 giờ, xuất hiện hồng cầu niệu, trụ hồng cầu và trụ hạt, bổ thể giảm, ASLO tăng. Nếu không được điều trị kịp thời dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như suy thận cấp, phù phổi cấp, phù não hoặc chảy máu não, suy tim trái hoặc suy tim toàn bộ. Bên cạnh việc nghỉ ngơi tuyệt đối tại giường, ăn nhẹ, hạn chế muối và giảm đạm, thì vấn đề dùng thuốc điều trị trong viêm cầu thận sau nhiễm liên cầu là hết sức quan trọng. Kháng sinh Nếu có nhiễm khuẩn thì phải đặt ra vấn đề dùng kháng sinh. Lựa chọn hàng đầu được nhắc đến là sử dụng penicillin dạng uống hoặc dạng tiêm trong vòng 7-10 ngày. Nếu thất bại, có thể sử dụng liệu pháp kháng sinh phối hợp giữa penicillin và một thuốc ức chế enzym b - lactamase (augmentin) hoặc một cephalosporin thế hệ thứ 2 (zinnat) thậm chí thế hệ thứ 3 (cefixim). Điều trị triệu chứng - Điều trị phù: ăn hạn chế muối, tùy theo mức độ phù mà có thể sử dụng thuốc lợi tiểu cho hợp lý, tuy nhiên thuốc lợi tiểu hay được sử dụng nhất là một sulfamid lợi niệu. Thuốc được hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa, khoảng 60-70% liều dùng được thải ra ngoài sau 4 giờ, chủ yếu đào thải qua thận. Cơ chế tác dụng của thuốc là thải muối và nước do ức chế tái hấp thu natri ở nhánh lên quai Henle và ở phần pha loãng. Tác dụng của thuốc phụ thuộc liều dùng và đường dùng. Nếu tiêm tĩnh mạch thì tác dụng xuất hiện sau 3 - 4 phút, nhưng nếu dùng đường uống thì sau 30 phút thuốc mới bắt đầu có tác dụng. Thuốc chống chỉ định trong suy gan nặng, suy thận cấp do tắc nghẽn, phù ở phụ nữ có thai. Tác dụng phụ: giảm huyết áp, giảm kali máu, mất nước ngoài tế bào, tăng acid uric máu, độc cho thần kinh thính giác. - Điều trị tăng huyết áp: Tùy từng trường hợp có thể sử dụng một số thuốc sau để điều trị. + Nhóm thuốc ức chế men chuyển: có một số biệt dược như renitec (viên 5, 10, 15mg), coversyl (viên 4mg ), lopril (viên 25mg), zestril (viên 10, 20mg), nhóm này dùng tốt nhất trong trường hợp đái tháo đường/THA. Tác dụng phụ: gây ho, tăng kali máu, không dùng trong hẹp khít van động mạch chủ, động mạch thận. + Nhóm thuốc chẹn thụ thể angiotensin II như: losartan, telmisartan + Nhóm chẹn beta giao cảm: propranolol, atenolol, pindolol + Nhóm chẹn kênh canxi: có một số thuốc hay dùng như nifedipin (viên 10, 20, 30mg); amlor viên 5mg; plendil viên 5mg; madiplot viên 10, 20mg. Nhóm thuốc này có ưu điểm: hạ huyết áp tốt, tác dụng kéo dài. Tuy nhiên có nhược điểm là chẹn canxi nên làm nhịp tim nhanh, bốc hỏa ở mặt. + Thuốc giãn mạch ngoại biên: dihydralazin Tuy nhiên trong viêm cầu thận sau nhiễm liên cầu có thể sử dụng một hay hai loại thuốc hạ huyết áp kết hợp, thường hay dùng thuốc hạ huyết áp nhóm chẹn canxi kết hợp với thuốc hạ huyết áp nhóm ức chế thần kinh trung ương. Ngoài ra nếu có tăng kali máu thì hạn chế đưa kali vào cơ thể qua đường ăn uống, có thể sử dụng dung dịch natribicarbonat hoặc calcium tiêm tĩnh mạch để trao đổi ion. Khi có suy thận cấp nặng, kali máu > 6,5 mmol/l thì có chỉ định lọc máu cấp. Trên 90% trẻ em có viêm cầu thận cấp sau nhiễm liên cầu khỏi hoàn toàn với điều trị bảo tồn, ở một số bệnh nhân có hồng cầu niệu vi thể, protein niệu nhẹ có thể tồn tại vài tuần đến vài tháng nhưng sẽ khỏi. Ở người lớn bệnh thường nặng hơn, với khoảng 60% các trường hợp có thể hồi phục hoàn toàn, một số tiến triển thành viêm cầu thận tiến triển nhanh, số còn lại chuyển thành viêm cầu thận mạn. Do đó sau điều trị viêm cầu thận sau nhiễm liên cầu, bệnh nhân cần được theo dõi thường xuyên, trong 6 tháng đầu mỗi tháng kiểm tra một lần, sau đó cứ 3 tháng kiểm tra một lần, sau 2 năm mà protein niệu âm tính coi như khỏi hoàn toàn. . Thuốc điều trị viêm cầu thận sau nhiễm liên cầu Viêm cầu thận sau nhiễm liên cầu là bệnh cầu thận cấp tính nguyên phát, thường xảy ra sau khi nhiễm liên cầu beta tan huyết. hoàn toàn, một số tiến triển thành viêm cầu thận tiến triển nhanh, số còn lại chuyển thành viêm cầu thận mạn. Do đó sau điều trị viêm cầu thận sau nhiễm liên cầu, bệnh nhân cần được theo dõi. nhẹ, hạn chế muối và giảm đạm, thì vấn đề dùng thuốc điều trị trong viêm cầu thận sau nhiễm liên cầu là hết sức quan trọng. Kháng sinh Nếu có nhiễm khuẩn thì phải đặt ra vấn đề dùng kháng sinh.