Step 1: Vào "Select" menu (phía trên cùng), chọn "Color range ", vào "Select" box, chọn shadow (xem minh họa dưới). Lệnh (command) này chỉ lựa phần shadow của ảnh. Step 2: Vào "Select" menu một lần nũa, chọn "Feather " Mục đích của command "feather" (command này chỉ active chỉ sau khi một vùng nào đó được chọn) là tạo thành một vùng chuyển (transiotional area) giữa vùng được chọn và vùng còn lại. Tùy theo effect mà ta dùng trên vùng chọn nhiều hay ít mà ta cho nó số pixels thích hợp trong "Feather Radius" box (Cho nhiều pixels nếu efect gây ảnh hưởng "lớn" trên ảnh). Thường thì ảnh High Resolution cao hơn ảnh Low Resolution khoãng 100 pixels. Trong ảnh này ta ap dụng 58 pixels. Kế tiếp bấm OK. Step 3: Control-J để copy phần được chọn lên layer mới. Nếu bạn "tắt con mắt" ở layer background thì bạn sẽ thấy vùng chọn (đã được "feather") trên layer 1. Step 4: Đổi mode từ "nomal" sang "screen". Ảnh sau khi vùng tối đươc nâng lên (vùng sáng không bị ảnh hưởng) 1. Hình high resolution hay low resolution. Thường thì hình high resolution thì set khoãng 100 pixels hơn hình low resolution. Ví dụ nếu hình low set 58 px thì hình high set 158 px. 2. Nếu cái effect (hay filter) mà ta áp dụng lên vùng lựa làm cho vùng này thay đổi quá khác biệt so với vùng còn lại của ảnh, thì cần phải set nhiều pixel để vùng đươc effect chuyển qua vùng còn lại nhìn tự nhiên hơn. Nếu set thấp quá thì sự thay đổi nhìn sẽ "đột ngột" hơn. Trong PS, không có những con số thần diệu (magic numbers), vì nó tùy thược vào camera, ống kính, sở thích của người chụp ảnh. Kinh nghiệm của hafoto Khoãng 40-60 pixel: Cho nhũng effect "trung bình" (Hình high thì thêm 100 px). Nếu bác làm quen, thì sự nhận định về số pixels sẽ càng ngày càng chính xác hơn Chúc bác happy 2. Lựa Eyedropper trên Tool Bar: đây là tool dùng để chọn màu, PS mặc định là "point sample", có nghĩa là nếu bạn dùng tool này click lên một vùng nào đó của ảnh thì nó sẽ cho ta biết màu được lựa. Vì "point sample" chỉ lựa 1 pixel đại diện cho vùng đó nên thường là không chính xác, nên ta cần phải đổi qua "3 by 3 Average" (xem ảnh dưới). Với sự thay đổi này, Eyedropper sẽ lựa 9 pixels (3 nhân 3 là 9) đại diện cho vùng được lựa. có 3 slider điều khiển mức độ sharpen: 1. Radius: Cạnh (edge) được xem là cơ bản để sharpen, nên ngay tại cạnh bạn có thể quyết định bao nhiêu pixels để áp dụng lệnh này. Vì vậy, với nhũng hình có đương nét "mỏng" và "smooth" nên set ít pixel, và ngược lại với đương nét "thick" thì set nhiều pixel. Thường thì setting từ 1 đến 4 pixel là "an toàn" 2. Amount: Quyết định bao nhiêu phần trăm "cạnh" được sharpen. Thương thì setting tư 50 đến 150% là "an toàn" 3. Threshold: Cái này quyết định độ "intense" của "surface". Nói một cách khác phần "bằng phẳng" (không phải edge) nhìn mềm mại (soft) hay đanh (strong hard). Thường thì setting từ 3 đến 20 là thông dụng Mối tương quan giữa radius, amount, và threshold. Nếu radius đươc set thấp (1 px), thì bạn có thẻ set amount cao (150%) và ngược lại: Nếu radius đươc set cao (4 px) thì bạn có thể set amount thấp (50%) Threshold: Tùy theo bạn thich ảnh cao hay thấp intension: set thấp (3) thì nhìn sắc, set cao (20) thì nhìn "mềm". Căn cứ vào nhu cầu của ảnh mà set cho thích hợp (ví dụ như ảnh có edge mạnh hay mềm mại, ảnh nhìn soft hay high contrast). Vì những thông số trên tùy thuợc vào máy ảnh, ống kính, và kỹ thuật lấy nét nên bạn cần phải bỏ thời giờ thử nghiệm coi thông số nào tốt nhất cho máy của mình (There are no magic numbers) Killing Tips cho Unsharp Mask: Tip 1: Nếu sau khi áp dụng Unsharp Mask, mà nhìn chưa đủ "sharp" thì click Control-F (áp dụng filter thêm một lần nữa). Áp dụng filter 2 lần với low-setting hay hơn là 1 lần với high-setting. (Cái này kỳ hén) Tip 2: Nếu hình bị sharp hơi quá trớn (ở cái edge nó bị halo effect) thì vào Edit -> Fade, đổi mode thành Luminosity. Ảnh dưới ta thấy chủ đề nhìn "nhợt nhạt", quần Jean chưa có "xanh blue" lắm, cỏ chưa có xanh "zdì"(hay "rì") lắm, mây thì chưa kịch tính (dramatic) lắm Tải về hình thực hành Step 1: Control-J để copy ảnh lên layer mới Step 2: Đổi mode của layer trên từ "Normal" thành "Color Burn", IPB Image Bây giờ thì bầu trời nhìn "khá" hơn, nhưng mà màu sắc thì nhìn "bết bền bệt". Không sao, vì mình chỉ dùng layer trên (layer 1) như là một cái "mask" (mặt nạ) để che phần mây phía dưới. Step 3: Để biến layer này thành cái mask, giữ phím Alt và bấm vào nút "Add layer mask" trên layer panel (được khoanh đỏ). Bây giờ, hình sẽ trở lại bình thường, và trên layer 1 bạn sẽ thấy một hình chữ nhật màu đen, điều này có nghĩa là layer này đóng vai trò như là một cái mask.Tại thời điểm này, thì layer 1 chưa có mask layer backgrounk (nói một cách khác là layer 1 chưa che đậy layer background). Step 4: Để bắt đầu dùng phần mây của layer 1 che đậy (masking) phần mây của layer background, bấm phím "D" để set foreground màu trắng, rồi chọn một cái soft edge brush trên Tool Panel, với mode "normal, opacity để 100% . Step 5: Để che (mask) layer background, bắt đầu di cái brushd để lấy phần mây của của layer 1 đắp lên (hay "đè" lên) phần mây của layer background) Còn đây là phần mây được dùng để "đè" lên phần mây của ảnh "gốc" (tắt con mắt của layer background) IPB Image Tương tự như vậy, Để làm cho cỏ xanh hơn thì chọn Mode: Color Dodge, Opacity: 50%. Để làm cho quần Jean xanh hơn và tóc "đỏ" hơn thì chọn Mode: Overlay, Opacity: 50%. Những layers phía dưới được đổi tên thành May, Co, QuanToc để tiện theo dõi. IPB Image Nếu bạn thấy cỏ xanh quá thì có thể giảm Opacity xuống còn 30% hay 40%. Chú thích:: Sư thật thì những layer trên (May, Co, QuanToc) không "che" layer gốc mà chính xác hơn là chúng "tương tác" với layer background bằng những mode khác nhau (Color Burn, Color Dodge, Overlay) ở những mức độ khác nhau (tùy theo Opacity). Blending Mode cho phép những pixels của layer trên "tương tác" với những pixels của layer dưới tùy theo Mode mà mình chọn (ngoại trừ Mode Normal). Trong kỹ thuật phòng tối kinh điển thì người ta dùng Dodge để nâng vùng highlight lên và Burn để làm phần shadow tối thêm, kết quả là ảnh tăng thêm độ tương phản (contrast). Vì vậy trong ví dụ trên, khi dùng Color Burn thì toàn bộ ảnh bị "burn" tối đi, nhưng vì ta chỉ cần phần mây nên "masking technique" đươc dùng để loại bỏ những phần còn lại. Ngược lại với Color Burn là Color Dodge. Riêng Mode Overlay, thì ảnh hưởng đồng thời tới highlight và shadow nên toàn bộ ảnh được tăng contrast. Ngoài ra ta còn có thể dùng Opacity để điều khiển mức độ tác dụng của "Blending Modes". Ta có thẻ liên kết nhiều layers với những mode khác nhau để tạo hiệu quả đặc biệt (phần này sẽ nói thêm trong những tips kế tiếp) Vì mỗi mode trong menu có những tác dụng khác nhau, và vì khuôn khổ bài viết có hạn, tôi chỉ đề cập đến những mode liên quan đến bài viết, tuy nhiên các bạn có thể thử nghiệm (experiment) để tự khám phá thêm. Chúc bác vui vẻ 2. Paint with Softlight Brush: Kỹ thuật sau đây dễ gấp 10 lần kỹ thuật trên về mặt hiệu quả nhưng em phải trình bày kỹ thuật đó (masking with blending modes) trước là vì: 1. Nếu kỹ thuật này được viết trước thì chả ai thèm đọc kỹ thuật trước 2. Kỹ thuất trước được coi như tiêu chuẩn (standard), kỹ thuật này được coi là "tà đạo" (underground). 3. Kỹ thuất trước được dùng để minh họa cho khái niệm về layers, masking, blending modes Kỹ thuật này dùng để "kiếm tiền" nhanh hơn. Ảnh sau đây, ta thấy background rất là màu sắc (đỏ, xanh lá cây, xanh da trời, vàng), nhưng nhìn "chết" (dull). Step 1: Control-J để copy ảnh lên layer mới. Ta sẽ tô màu trên layer copy này, vì nếu ta có quá tay tô nhiều quá hay làm sai ta chỉ có việc delete layer này mà không ảnh hưởng đến layer dưới. Step 2: Bấm lên "Set Foreground Layer", di cái vòng tròn để lựa màu mà bạn muốn tô. Step 3: Lựa "soft edge brush" trên Tool Panel, set mode Soft Light, Opacity 30% trên Option Bar. IPB Image Step 4: Rồi bây giờ là phần "đã" nhất. Với cái tường màu đỏ thì bạn chọn Foreground Color đậm đỏ sáng hơn 1 tí (bằng cách di cái vòng tròn nhỏ vào vùng đỏ tươi), rồi tô "hồn nhiên" lên cái tường đỏ. Tương tụ như vậy với màu vàng, green, blue Lưu ý, tô vừa vừa thôi nhe coi chưng màu lòe loẹt quá giống như GO BEYOND THE REAL WORLD (tựa đề của tip này) Ảnh dưới ta thấy chủ đề đã nổi bật, tuy nhiên để làm nỏi bật những bóng đèn màu trên trần nhà, ta cần phải làm tối đi những phần sáng không liên quan đến ảnh. Tải về hình thực hành Step 1: Vào Select -> Color Range. Mở menu Select box, chọn "Shadow", sau khi bấm OK, bạn sẽ thấy nhưng đương "kiến bò" (marching ants) chọn lấy vùng shadows. tep 2: Chọn feather khoãng 12 px (luôn luôn feather sau khi chọn) Giữ phím Control, đồng thời bấm phím "H" để giấu đi vùng chọn (ta chỉ giấu đi để không bị vướng mắt, và để dễ làm việc, chứ vùng chọn vẫn còn đó) Step 3: Vào Image -> Adjustment -> Brightness/Contrast: Giãm Brightness xuống còn -70. IPB Image. Giữ phím Control, bẫm phím "H" cho vùng chọn hiện trở lại. Giữ phím Control, bấm phím "D" để bỏ vùng chọn. Về cơ bản là hoàn tất, tuy nhiên, chủ đề chính hơi bị tối đi và ta vẫn còn thấy cái bàn ăn phía sau cô gái. Để làm sáng lại chủ đề, chọn History Brush (Opacity: 70), vẽ lại vùng bị ám tối (bên trong đương xanh lá cây). Để xóa đi cái bàn. Bấm phím "D" để set foreground màu đen (xem ảnh dưới), chon Soft Edge Brush, rồi bôi đen đi IPB Image Một số ảnh ta cần lựa shadows bằng Magic Wand Tool. Ví dụ như ảnh phía dưới, ta chỉ muốn chọn vùng shadows ở background, và để yên vùng shadows trên chủ đề. Tải về hình thực hành Step 1: Chọn Magic Wand trên Tool Panel. Trên Option Bar, bấm nút "Add to selcetion", Tolerance = 32, "check" cái Contiguos box. Step 2: Bấm lên vùng "hoa thị" phía trên trước, ta sẽ có 1 vùng chọn, để lựa tiếp phần còn lại, bấm lên cái "hoa thị" phía dưới. IPB Image Step 3: Vào Select -> Feathers: cho feather 12 Control-H để giấu đi vùng chọn Vào Image -> Adjustments -> Brightness/Contrasts: Giảm Brightness xuống 50 Control-H cho vùng chọn hiện lại Control-D để bỏ vùng chọn Tip 6: Black & White, Duotone, Infrared, and Cross-Processing. 1. Black & White: Khi chuyển từ màu sang B&W, điều quan trọng nhất là control từng channel red, green, blue một để đạt được kết quả tốt nhất. Vì mỗi ảnh có mức độ Red, Green, và Blue khác nhau nên không có (hay chưa có) filter nào tự động chuyển B&W một cách "magic" được. Hơn nữa, chuyển B&W bằng cách "eyeing" (canh) củng là một thú vui). Để control từng channel Red, Green, Blue một một cách hiệu quả nên nhớ những tips sau: Red channel làm cho skintone sáng hơn và mềm mại (soft), Green channel ảnh hưởng đến độ tương phản (contrast), và Blue channel thì chứa nhiều "noise" Nguyên tắc chung là tạo nên 2 Channel Mixer Conversions: 1 cái "lo" về skintone, 1 cái "lo" về contrast, cả 2 đều set Blue channel thấp, rồi dùng masking technique "gom" tất cả thành 1 version. Ảnh sau được dùng để convert thành B&W: Tải về hình thực hành Step 1: Trên layer palette, bấm nút "Create new fill or adjustment layer", chọn Channel Mixer. Step 2: Check box Monochrome, set Red = 30, Green = 110. Step 3: Chết man, hình bị cháy , đừng có hoãng, chưa xong mà. Tắt con mắt của Channel Mixer 1 đi, để background layer (hình màu) lộ trở lại. Step 4:Lập lại step 1 và 2, nhưng set Red = 0, Green = 100, Blue = 0 (nhớ check Monochrome). Step 5: Bật con mắt của Channel Mixer 1 lên, và click lên layer này cho nó active. Nếu bạn làm đúng thì kết quả sẽ giống như hình dưới: Step 6: Step này dzui nhất vì ta sẽ xóa đi mấy cái "cháy". Chuẩn bị chưa. Bấm phím "D" để set foreground/background về mặc định (just do it). Bấm phím "X" để set foreground màu đen. Chọn "soft edge brush", set Opacity khoãng 50 (trên Option Bar, chư không phải Opacity của layer. Rồi vẽ "hồn nhiên" lên chỗ "cháy" Sau khi tô lên chỗ "cháy", ta thấy cái mũi và một phần trán và má còn hơi cháy. Giảm Opacity xuống còn 20, tô tiếp cho nó đi luôn. Thực ra những vùng này là 70 (hồi nãy 50, giờ cộng 20 là 70) Ảnh sau khi hoàn tất. (Step này linh động, tùy theo sở thích của bạn) Thường thì có 2 trường hợp nên làm B&W: 1.Sau khi retouch đã đời và hài lòng với version màu thì làm luôn B&W, vì có 1 số hình đẹp cả 2 versions màu và B&W. 2. Thương thì ảnh màu luôn có một hay hai màu chiếm ưu thế (dominate), nếu màu mè "loạn xị", hoặc bị "color cast", hoặc "sai" màu (do set color temperature, white balance sai), thì tốt nhất là chuyển B&W để "phi tang tang chứng" 2. Duotone: Là sự pha trộn màu giữa đen và một màu khác (trắng đen là dạng đặc biệt của duotone khi đen pha với trắng). Sepia là dạng kinh điển nhất khi đen pha với nâu đỏ. Có it nhất là 5 cách làm duotone trong PS. Cách "tiêu chuẩn" do PS đề ra là chuyển ảnh RGB thành grayscale, rồi bắt đầu chọn màu pha với đen (có tỉ màu trong PS). Theo kinh nghiệm của tác giả (hafoto) thì cách này không cho kết quả ổn định (consistency) (he he he, hafoto dám chê PS), nên đã tự động "mò" ra phương pháp khác dễ hơn, cho màu consistent hơn, và có thể làm "action" được. Phương pháp Sepia của hafoto (nghe oai wá) Ảnh đươc dùng làm sepia: Tải về hình thực hành Nếu bạn dùng phương pháp chuyển B&W trên thì bỏ (skip) step 1 và 2. Step 1: Image -> Adjustmemts -> Desaturate để loại bỏ màu hết. Step 2: Control-L để mở "Levels" lên. Chỉnh input levels theo thứ tự: 10, 1.00, 245 (mục đích để tăng contrast đúng theo style sepia) IPB Image Step 3: Image -> Adjustments -> Color Balance Set Yellow = -45, Red = 50 IPB Image That's it, ảnh sau khi chuyển thành Sepia IPB Image 3. Infrared: Đặc điểm của Infrared film là: 1. Green thì sáng và Blue thì tối. 2. Ảnh bi hạt (grainy) và rực (glow) (loại film này high-speed và long-exposure). Với nhưng đặc điểm này ta sẽ dùng Channel Mixer và Diffused Glow filter để tái tạo lại ("nhái") Infrared effect. Ảnh sau được dùng để tạo effect: Tải về hình thực hành Step 1: Trên Layer Panel, bấm nút "Create new fill or adjustment layer", check box Monochrom, set Red = 90, Green = 150, và Blue = -150. tep 2: Để làm cho ảnh "hạt" và "rực" (grainy and glow), ta dùng Diffused Glow filter. Trong PS, filter chỉ áp dụng cho một layer nên ta phải tạo một "bản sao" để làm việc (ta vẫn muốn giữ Channel Mixer layer vì sau khi áp dụng filter, ta có thể thay đổi Green và Blue nếu cần). Step này cần 4 ngón tay Shift-Control-Alt-N (cùng lúc) đẻ tạo blank layer (layer trống) Shift-Control-Alt-E (cùng lúc) để "nhập" layer gốc và layer mask lại tep 3: Vào Filter-Distort-Diffuse Glow, ta sẽ thấy 3 cái slider điều khiển mức độ diffuse glow: Graininess slider: điều khiển mức độ hạt (set 6) Glow Amount: điều khiển mức độ rực (set 1) Clear Amount: Điều khiển mức đọ chi tiết (set 18) Những setting trên có tính cách sở thích cá nhân, bạn có thể set cách khác tùy ý. IPB Image tep 4: Nếu cần thì làm thêm step này cho "phong phú" Control-J: để tạo layer mới. Filter-Blur-Gaussian Blur: set 10 pixels Đổi mode trên Layer Panel thành soft light để rực hơn nữa, và thêm contrast. 4. Cross-Processing: Đây là kỹ thuật mà người ta dùng chemical để tráng film 35mm dùng cho slide film. Đây là một style rất là "unique" với đặc điểm là highlight bị "cháy" (blown-out), màu đen thì cực đậm (rich black), tone màu nói chung bị "shift" và trở nên high-saturated, và tương phản mạnh. Kỹ thuật này rất thich hợp cho quảng cáo báo chí, với khung cảnh là những thành phố công nghiệp, hay urban setting (New York, Chicago, Los Angeles, Saigon (đặc biệt đường Nguyễn Huệ ). Những người chụp film phải suy nghĩ cẩn thận trước khi để film của mình cross- processing, vì kỹ thuật này là "một ăn hai thua", nếu mà ảnh xấu thì coi như film hư luôn. Đối với người chụp digital thì không sao, vì bản gốc JPEG vẫn còn nguyên (that's why I shoot digital). Để đạt kết quả tốt thì hình phải có độ tương phản cao. Nếu chưa, thì có thể vào: Image -> Adjustments -> Brightness/Contrast để tăng lên. Ảnh sau được áp dụng cho kỹ thuật Cross-Processing. Tải về hình thực hành tep 1: Vào Image -> Duplicate để tạo một bản sao của ảnh gốc. IPB Image Sau khi click OK để đồng ý duplicate, ta sẽ có 1 bản sao (dài dòng quá hen). Đây là bản mà ta dùng để cross-processing. Step 2: Vào Image -> Mode-> Lab Color để đổi RGB color sang Lab Color Step 3: Vào Window -> Channel để mở Channel Panel lên, tới đây, bạn sẽ thấy bản copy này được cấu tạo bởi Lab Color với 3 channel là: Lightness, a, và b. a sẽ làm việc trên 2 channel a và b Step 4: Click lên channel a để cho nó "active" Vào Filter -> Blur -> Gausian Blur: Cho 5 pixels IPB Image control-L để mở Levels lên, áp dụng Input Levels: 77, 1.00, 255. Channel Lab bắt đầu màu bi "shift" IPB Image Step 5: Click lên channel b cho nó "active". Channel này không cần Gaussian Blur, nhưng áp dụng Input Levels: 77, 1.4, 255. Tới đây, nếu bạn click lên Lab channel bạn sẽ thấy màu hoàn toàn bị "shift" IPB Image Step 6: Control-A: chọn toàn ảnh Control-C: để copy ảnh vào buffer (nơi ảnh "tạm trú") Tới đây thì bạn không cần "bản sao" này nữa, bạn có thể "close" nó lại. Step 7: Sau khi "close" bản sao, bản sẽ thấy bản gốc. Control-V: để copy bản sao từ buffer lên trên bản gốc Đổi mode của layer "cross-processing" thành "Overlay", và giảm Opacity khoãng 60- 80 (tùy theo sở thích). IPB Image Ảnh sau khi "Cross Processing" IPB Image Step làm thêm cho zdui: Nếu bạn muốn ảnh rực (glow) lên, thì duplicate layer background, gaussian blur: 1 pixel, Opacity 40%. Thêm layer mask để vẽ lại chi tiết của mặt một tí là xong. IPB Image Ảnh được thêm một tí "glow" . box (Cho nhiều pixels nếu efect gây ảnh hưởng "lớn" trên ảnh) . Thường thì ảnh High Resolution cao hơn ảnh Low Resolution khoãng 100 pixels. Trong ảnh này ta ap dụng 58 pixels. Kế tiếp. thich ảnh cao hay thấp intension: set thấp (3) thì nhìn sắc, set cao (20) thì nhìn "mềm". Căn cứ vào nhu cầu của ảnh mà set cho thích hợp (ví dụ như ảnh có edge mạnh hay mềm mại, ảnh. vào máy ảnh, ống kính, và kỹ thuật lấy nét nên bạn cần phải bỏ thời giờ thử nghiệm coi thông số nào tốt nhất cho máy của mình (There are no magic numbers) Killing Tips cho Unsharp Mask: Tip 1: