19 ôtô, sắt thép, xây dựng…(Điều chỉnh cơ cấu kinh tế Nhật Bản trong bối cảnh toàn cầu hoá, Chủ biên Vũ Văn Hà, Nxb. KHXH, Hà Nội, 2002). Có thể nói rằng, kể từ đầu thập kỷ 90 đến nay Nhật Bản đã và đang ở trong một quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế sâu sắc. Nền kinh tế Nhật Bản đang chuyển dịch theo hướng giảm s ự can thiệp của Chính phủ và tăng cường sự cạnh tranh của một nền kinh tế mở theo cơ chế thị trường, và theo hướng một nền kinh tế mà sự tiến bộ của ký thuật thông tin đang được lan rộng một cách nhanh chóng đem lại những khả năng cạnh tranh mới cho các công ty trên thị trường. Trước và ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nông nghiệp và dệt là những ngành đặc tr ưng của cơ cấu kinh tế Nhật Bản kiểu cũ. Trong những thập kỷ gần đây, cơ cấu kinh tế Nhật Bản lại được đặc trưng bởi các công ty to lớn đã được thiết lập một cách vững chắc trong nhiều ngành công nghiệp nặng (như luyện kim, chế tạo máy, và hoá chất), hệ thống ngân hàng, và các công ty thương mại tổng hợp lớn,… Và trong những nă m gần đây, cơ cấu kinh tế này lại đang được chuyển đổi theo hướng cải tổ cơ cấu và đầu tư vào kỹ thuật thông tin để có thể hoạt động có hiệu quả trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới. Bên cạnh những ngành nghề truyền thống đã và đang được cải tổ và nâng cấp, có rất nhiều ngành ngh ề mới đang được hình thành trong nền kinh tế Nhật Bản. Người ta gọi đó là “Kinh tế Nhật Bản kiểu mới”. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành chính là nhân tố quan trọngnhất tạo ra gương mặt mới của nền kinh tế Nhật Bản. 2. Những thành tựu trong lĩnh vực cải cách tài chính. Theo đánh giá chung, cuộc cải cách hệ thống tài chính Nhật Bản đã thu được nh ững kết quả bước đầu như: Vai trò và chức năng của hai cơ quan chủ yếu trong hệ thống tài chính là Bộ Tài chính (MOF) và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) đã có sự thay đổi về cơ bản với việc tăng cường tính độc lập và quyền tự quyết của BOJ trong việc quản lý và thực hiện chính sách tiền tệ; Luật Ngân hàng mới đã có hiệu lực và đi vào hoạt động k ể từ năm 1997; nhiều ngân hàng đã tiến hành việc bán những uỷ thác đầu tư; các cơ quan tài chính đã có quyền chủ động hơn trong việc giải 20 quyết những vấn đề nảy sinh; và rất nhiều công ty kinh doanh chứng khoán đã được thành lập và đi vào hoạt động. Việc hợp nhất, các ngân hàng nhằm làm tăng sức mạnh tài chính và khả năng lợi nhuận đã được đẩy mạnh. Sự thâm nhập của các ngân hàng thương mại và ngân hàng uỷ thác vào kinh doanh bảo hiểm thông qua các chi nhánh cũng đã được thực hiện… Sau hơn 5 năm triển khai và thực hiện, cuộ c cải cách hệ thống tài chính Nhật Bản bước đầu đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Cuộc cải cách này đã và đang dẫn tới những thay đổi cơ cấu sâu sắc ở Nhật Bản. Khu vực tài chính Nhật Bản đã trở nên có sức cạnh tranh hơn, sự thâm nhập của nước ngoài vào khu vực này cũng trở nênít khó khăn hơn, các thị trường vố n độc lập cũng đã được phát triển thêm một bước. Các cơ quan tài chính Nhật Bản đã hoàn toàn được tự do trong các hoạt động của mình và các phương tiện quản lý tài sản đã được cải thiện một cách có ý nghĩa, sự thâm nhập lẫn nhau về công việc kinh doanh của các ngân hàng, các công ty chứng khoán và công ty bảo hiểm, cùng với xu hướng hợp nhất các loại cơ quan này đã được đẩy mạnh, các thị trườ ng vốn đã được phát triển thêm một bước, đặc biệt là mạng lưới thị trường thông qua hệ thông trao đổi thương mại điện tử và qua Internet; Sự liên doanh, liên kết với nước ngoài và sự thâm nhập của các công ty ài chính nước ngoài vào Nhật Bản đã được đẩy mạnh dưới các hình thức như: FDI, mua cổ phần, tham gia trực tiếp vào công việc quản lý của các công ty Nhật Bản và các thị trường chứ ng khoán ở Nhật Bản; Và chất lượng quản lý tín dụng của các cơ quan trong hệ thống tài chính Nhật Bản đã được cải thiện rất đáng kể (Hệ thống tài chính Nhật Bản: Những đăc trưng cơ bản và cuộc cải cách hiện nay; chủ biên Trần Quang Minh, Nxb KHXH, Hà Nội, 2003). II. NHỮNG CHÍNH SÁCH VÀ BIỆN PHÁP CẢI CÁCH TRONG TỪNG LĨNH VỰC CỦA HỆ THỐNG TÀI CHÍNH Mặc dù đã từng có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế của Nhật Bản, đặc biệt là trong thời kỳ tăng trưởng ngoạn mục (1955 – 1973), hệ thống tài chính Nhật Bản mà trong đó các ngân hàng đóng vai trò trung tâm, kể từ cuối thập kỷ 80 đến nay đã bộc lộ rất nhiều những yếu kém và bất cập, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển kinh tế của đấ t nước. 21 Trong suốt hơn một thập kỷ vừa qua, Chính phủ Nhật Bản đã phải thực hiện khá nhiều chính sách và biện pháp nhằm cơ cấu lại hệ thống tài chính thích ứng với những đòi hỏi của tình hình kinh tế trong nước và bối cảnh quốc tế mới. Tuy nhiên, những giải pháp tình thế được thực hiện trong những năm đầu thập kỷ 90 đã chứng tỏ r ằng đó không phải là những phương thuốc hữu hiệu đẻ chữa trị căn bệnh “khủng hoảng cơ cấu” kinh tế nói chung và hệ thống tài chính của Nhật Bản nói riêng. Chỉ khi chương trình “Big Bang” do Thủ tướng Hashimoto khởi sướng và được thực hiện kể từ tháng 11/1996, hệ thống tà chính Nhật Bản mới thực sự bước vào một cuộc cải cách sâu sắc và toàn diện. Đặc điểm nổi bật của hệ thống tài chính Nhật Bản là chủ yếu dựa vào ngân hàng nên trước hết chúng ta sẽ đi vào các chính sách, biện pháp để cải cách ngân hàng trung ương (NHTW) và ngân hàng thương mại (NHTM). 1. Các chính sách đối với NHTW và NHTM Hệ thống tài chính Nhật Bản, đặc biệt là hệ thống ngân hàng, đã được ca ngợi có vai trò sống còn trong phát triển kinh tế của Nhật Bản trước những năm 1990. Rất nhiều ngân hàng Nhật Bản th ời kỳ đó là những ngân hàng lớn nhất trên thế giới: 9 trong số 10 ngân hàng hàng đầu thế giới xét về quy mô tài sản là những ngân hàng Nhật Bản. Các ngân hàng này có những quỹ tiền gửi khổng lồ, chi phí thấp và những đánh giá tín dụng cao nhất. Chính vì thế, Nhật Bản đã thay đổi hẳn trong những năm 1990 với những món nợ khó đòi khổng lồ của các ngân hàng, kinh tế triền miên trong vòng suy thoái, giảm phát liên tục trong nhữ ng năm gần đây. Vậy làm thế nào để có thể lập lại trật tự của hệ thống tài chính để ngân hàng có thể làm tốt vai trò trung gian tài chính của mình trong việc thu hút vốn nhàn rỗi và cung cấp vốn cho doanh nghiệp, thực sự đáp ứng những yêu cầu mới trong qua trình hội nhập quốc tế và toàn cầu hoá. Chương trình cải cách “Big Bang” đã đưa ra những chính sách và biện pháp tương đối toàn diện để đổi mớ i nguyên tắc hoạt động cũng như cơ cấu tổ chức hệ thống ngân hàng Nhật Bản. a. Đối với NHTW 22 Như chúng ta đã biết, ngân hàng trung ương là một định chế quản lý nhà nước về tiền tệ – tín dụng. Nó nằm trong bộ máy quyền lực quốc gia. Song, tuỳ theo điều kiện lịch sử cụ thể của mỗi nước, HNTW có thể độc lập hay trực thuộc Chính phủ. Chẳng hạn ở Mỹ và Đức, thực hiện thể chế NHTW độc lập với Chính phủ. Trong th ể chế này, Chính phủ không được can thiệp vào hoạt động của NHTW. Nhưng ở Nhật, Anh, Pháp và một số nước khác thực hiện thể chế NHTW trực thuộc Chính phủ, Chính phủ có ảnh hưởng quyết định đối với hoạt động của NHTW. Khác với tính chất quản lý nhà nước của các bộ, NHTW thực hiện việc quản lý nhà nước qua các nghiệp vụ kinh doanh có đem lại lợi nhuận. Song, vi ệc kinh doanh này chỉ là phương tiện nâng cao hiệu suất của công tác quản lý, chứ không phải là mục đích của hoạt động chính của NHTW. Mục đích hoạt động của NHTW là cung ứng tiền tệ cho nền kinh tế, điều hoà lưu thông tiền tệ và quản lý hệ thống ngân hàng, nhằm bảo đảm lưu thông tiền tệ ổn định, từ đó tạo diều kiện tăng trưởng kinh t ế, tăng việc làm và kiềm chế lạm phát. Với 3 chức năng cơ bản là: phát hành tiền tệ, ngân hàng của các ngân hàng và ngân hàng của nhà nước, NHTW đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định và phát triển kinh tế – xã hội như điều tiết khối lượng tiền trong lưu thông, ổn định sức mua của đồng tiền quốc gia. Ngân hàng trung ương Nhật Bản (DOJ) ra đời vào năm 1886 theo sáng kiến của Bộ trưở ng Tài chính Masayoshi Matsuka. Đây là một phần trong chương trình hiện đại hoá tài chính Nhật Bản của thời Minh Trị. Mục tiêu là để cải cách hệ thống tiền tệ, thiết lập một đồng tiền chung trong cả nước, tạo cơ sở cho tài chính quốc gia và thúc đẩy sự phát triển của ngân hàng nói chung. Gần 60 năm sau Pháp lệnh BOJ được thay thế bằng một luật NHTW mới được thực hiện trong thời kỳ Chính phủ do giới quân sự lắm quyền vào năm 1942. Sự sửa đổi lần đó có thêm vào quyền hạn của NHTW trong chính sách tiền tệ, nhưng vẫn coi HNTW là một bộ phận của Bộ Tài Chính. Sau Chiến tranh Thế giới thứ II, BOJ hầu như không có sự thay đổi. Hai sáng kiến nhằm cải cách Luật NHTW – một lần vào cuối những năm 1950 và một lần nữa vào năm 1965 đều không đem lại kết quả . Vì lúc đó kinh tế đang tăng trưởng với tốc độ cao nên các chính trị gia cũng 23 như công chúng thấy không quan tâm nhiều tới sự thay đổi Luật NHTW. Điều này mới chỉ được thực sự nghĩ tới khi nền kinh tế đã như một quả bóng căng phồng vào cuối những năm 1980 và khi bong bóng nổ thì những tiếng kêu cứu từ những tổ chức cho vay và của công chúng buộc Chính phủ phải có một vài hành động để thay đổi chính sách tiền tệ và hệ thống tài chính. Một u ỷ ban tư vấn riêng của Thủ tướng Hashimoto và báo cáo đầu tiên được công bốvào tháng 11 năm 1996. Sau đó quá trình sửa đổi luật bắt đầu được Uỷ ban Nghiên cứu hệ thống tài chính và Ban Cố vấn trong Bộ Tài chính tiến hành. Tháng 2 năm 1997 dự thảo luật được nội các chấp thuận và được 2 viện của Quốc hội thông qua vài tháng sau đó. Với tiêu đề “Tiến tới sự độc lập của BOJ” báo cáo của Uỷ ban Tư vấn đã tổng hợp ý kiến của các quan chức trong BOJ và Bộ Tài chính. Luật NHTW mới của Nhật Bản ghi rõ NHTW được độc lập trong chính sách tiền tệ và cụ thể hoá những vấn đề thuộc phạm vi của NHTW. Điều 1 của Luật đưa ra 2 mục tiêu của NHTW là quản lý tiền, ổn định giá cả, và đảm bảo cung cấp vốn cho các ngân hàng và các tổ chức tài chính khác, duy trì trật tự củ a hệ thống tài chính. Quy định này cho thấy NHTW là trung tâm của hệ thống thanh toán cũng như là tổ chức để duy trì “trật tự tài chính”. Điều 3 của Luật tuyên bố sẽ tôn trọng quyền tự quyết của NHTW bằng sự độc lập trong quá trình ra quyết định và công bố nội dung các quyết định. Luật cũng quy định chức năng và việc bổ nhiệm các chức vụ của NHTW. Ban trị sự của BOJ sẽ gồm: 1 thống đốc, 2 phó thống đốc, 6 thành viên được lựa chọn nằm trong Ban chính sách, 3 kiểm toán viên,6 giám đốc điều hành, và một số cố vấn. Thống đốc, 2 phó thống đốc, 6 thành viên được lựa chọn nằm trong Ban Chính sách, ban này do Nội các chỉ định với sự đồng ý của 2 viện trong Quốc hội sẽ được ra những quyết định quan trọng về chính sách tiền tệ và về hệ th ống ngân hàng. Những kiểm toán viên cũng do Nội các bổ nhiệm, nhưng các giám đốc điều hành và các cố vấn thì do Bộ trưởng Tài chính bổ nhiệm theo sự giới thiệu của Ban Chính sách. Luật ghi rõ 6 thành viên được lựa chọn phải là chuyên gia kinh tế hoặc tài chính, hoặc những người có kiến thức uyên thâm về kinh tế – xã hội để tăng cường tính minh bạch và có thể hạn chế sự can thiệp của Bộ Tài chính. Như vậy luật mới đã lành mạnh hoá chức năng của Ban Chính sách tiền tệ, trong tổng số 9 người của ban thì 4 thành viên mới được 24 bổ nhiệm vào tháng 4 năm 1998 đều độc lập với Chính phủ. Trong Ban Chính sách tiền tệ, không một thành viên nào có quyền áp đặt quan điểm của riêng mình, mọi người đều có thể thẳng thắn nêu ý kiến. Bắt đầu từ tháng 1 năm 1998, BOJ đã thực hiện các cuộc họp định kỳ 1 hoặc 2 lần trong một tháng về chính sách tiền tệ, và sau 5 hoặc 6 tuần sẽ công bố công khai nội dung các cuộc họp. Đ ây có thể coi là một đột phá để đưa Nhật Bản tiến đến các tiêu chuẩn quốc tế về tính minh bạch trong hoạt động ngân hàng. Ngoài ra, trong việc quản lý nhân sự BOJ đã bãi bỏ quy chế thăng chức tự động hàng năm, tăng cường hiệu quả nguồn nhân lực, áp dụng một cách then trọng hệ thống thăng chức dựa vào sự đóng góp của các cá nhân cho hoạt động của ngân hàng. Nh ư vậy vai trò, chức năng, cơ cấu tổ chức của BOJ đã có những thay đổi đáng kể theo hướng độc lập, tự quyết chứ không phải là tổ chức chỉ biết thực thi những mệnh lệnh của Bộ Tài chính như trước kia. Tuy nhiên, những thay đổi này vẫn chưa thể theo kịp các đồng sự phương Tây của họ. Có những phê phán cho rằng BOJ tuy đã được độ c lập trong thực thi chính sách tiền tệnhưng lại bị hạn chế trong việc quản lý tiền tệ. Khi nói về quan hệ với Chính phủ, Điều 4 của Luật mới lại ghi “tiền mặt và quản lý tiền tệ là một bộ phận trong chính sách kinh tế tổng thể, BOJ cần phải giữ quan hệ mật thiết với Chính phủ và trao đổi ý kiến đầy đủ, như vậy thì chính sách tiền tệ mới có sự hài hoà với chính sách kinh tế của Chính phủ”. Điều này có nghĩa là BOJ phải bàn bạc với Bộ Tài chính, và nó không giống với đồng sự của họ ở Đức hoặc ở Mỹ, các quan chức của NHTW ở 2 nước này không đựoc phép nhận xét công khai về chính sách tài chính ngay cả khi nó không phù hợp với sự lựa chọn trong chính sách tiền tệ. Điều 37 và 38 khi nói về trường hợp cho vay khẩn cấp thì l ại thiếu sự phân biệt giữa việc bảo vệ hệ thống thanh toán của BOJ với sự quan tâm của Chính phủ trong việcgiúp đỡ cho vay đối với các tổ chức. Với vai trò người cho vay cuối cùng, về nguyên tắc BOJ chỉ cho những ngân hàng có khả năng trả nợ được vay nhưng điều 37 của Luật lại ghi “khi các tổ chức tài chính thiếu vốn tạm thời ngoài dự đoán do những tai nạ n ngẫu nhiên mà không thanh toán được” thì BOJ có thể cho vay. Ngoài ra điều 38 còn nói Bộ Tài chính có thể yêu cầu BOJ cho vay trong những trường hợp khác như “khi thấy cần thiết phải duy trì hệ thống theo trật tự nếu thấy tình trạng kinh doanh và . cơ cấu kinh tế sâu sắc. Nền kinh tế Nhật Bản đang chuyển dịch theo hướng giảm s ự can thiệp của Chính phủ và tăng cường sự cạnh tranh của một nền kinh tế mở theo cơ chế thị trường, và theo. nghiệp và dệt là những ngành đặc tr ưng của cơ cấu kinh tế Nhật Bản kiểu cũ. Trong những thập kỷ gần đây, cơ cấu kinh tế Nhật Bản lại được đặc trưng bởi các công ty to lớn đã được thiết lập một cách. máy, và hoá chất), hệ thống ngân hàng, và các công ty thương mại tổng hợp lớn,… Và trong những nă m gần đây, cơ cấu kinh tế này lại đang được chuyển đổi theo hướng cải tổ cơ cấu và đầu tư vào