Cách tập thể dục an toàn và hiệu quả đối với người bệnh xương khớp Thường xuyên tập thể dục là một cách để bảo vệ sức khỏe Tập thể dục hằng ngày giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể đối với bệnh tật, với sự thay đổi của môi trường, giảm và đề phòng các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch, giảm trọng lượng cơ thể, giảm lượng cholesterol máu, giảm căng thẳng thần kinh, stress Tuy nhiên cường độ tập thể dục, thời gian tập như thế nào là thích hợp, tập thể dục thế nào để đạt được hiệu quả nhất và an toàn nhất thì không phải ai cũng hiểu và thực hiện đúng được. Thể dục như thế nào là an toàn? Các nghiên cứu gần đây khuyến cáo người trưởng thành nên tập thể dục với cường độ vừa phải ít nhất là 30 phút mỗi ngày và tập vào tất cả các ngày trong tuần. Hình thức vận động cơ thể hiệu quả nhất để tăng cường hoạt động của tim, phổi và các cơ là aerobic (thể dục nhịp điệu) bao gồm các môn tập: đi bộ, chạy, đạp xe đạp, bơi, trượt băng Tùy vào khả năng, sức khỏe, lứa tuổi và hoàn cảnh mà mỗi người đều có thể chọn cho mình một môn thể dục thích hợp, nhưng để tập thể dục an toàn, chúng ta phải bắt đầu tập một cách từ từ và tăng dần cường độ theo thời gian, một điều quan trọng là trước khi tập phải có thời gian thích hợp để khởi động cơ thể (thời gian làm “nóng cơ thể”) giúp các cơ, các hệ tuần hoàn, hô hấp quen dần với cường độ vận động cao nhằm tránh các chấn thương có thể xảy ra khi vận động mạnh và đột ngột. Đồng thời sau mỗi buổi tập phải có thời gian thư giãn 5-10 phút: thả lỏng toàn bộ cơ thể, thở chậm (thời gian làm “lạnh cơ thể”) để tránh đau cơ, chóng mặt khi dừng vận động đột ngột. Nếu trong khi tập thể dục xuất hiện các dấu hiệu: hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, khó thở, vã mồ hôi lạnh, đau hoặc cảm giác bị đè ép ở ngực trái , đặc biệt triệu chứng này xuất hiện ở những người trên 40 tuổi thì cần phải đến khám bác sĩ ngay. Thể dục với bệnh lý xương khớp Tập thể dục và tăng cường vận động rất tốt cho bệnh nhân bị các bệnh lý xương khớp nhằm mục đích phục hồi và duy trì vận động khớp, tránh hiện tượng teo cơ dính khớp. Tuy nhiên đối với bệnh khớp, mỗi giai đoạn bệnh đều có các bài tập và phương pháp tập vận động khớp khác nhau. Nhiều người bệnh khớp đã có quan niệm sai lầm, khi khớp đang đau, viêm lại cố gắng vận động, tập luyện nhiều hơn, điều này không những làm khớp không giảm đau mà lại càng kích thích quá trình viêm khớp tiến triển trầm trọng hơn. Vì vậy khi đang viêm khớp ở giai đoạn tiến triển thì không được vận động khớp quá nhiều mà phải để các khớp viêm ở tư thế cơ năng, nghỉ ngơi, không được xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt. Khi khớp viêm đã được điều trị ổn định, lúc đó người bệnh mới nên bắt đầu tập vận động lại với cường độ tăng dần. Hiện nay với cường độ làm việc ngày càng căng thẳng, bận rộn, không phải ai cũng duy trì được chế độ tập thể dục đều đặn vào một thời gian cố định hằng ngày, vì vậy chúng ta hãy cố gắng tận dụng thời gian để tăng cường vận động cơ thể một cách hiệu quả nhất: tăng cường đi bộ khi có thể (đi cầu thang bộ thay cho đi cầu thang máy, đi lại trong khi gọi điện thoại ), tự lau dọn vệ sinh nhà ở và bàn làm việc tại công sở, tập các động tác thể dục nhẹ nhàng vào các giờ nghỉ giải lao Tăng cường tập thể dục và vận động cơ thể một cách tích cực, hiệu quả và an toàn sẽ giúp chúng ta có một cuộc sống khỏe mạnh, vui vẻ và hạnh phúc. . Cách tập thể dục an toàn và hiệu quả đối với người bệnh xương khớp Thường xuyên tập thể dục là một cách để bảo vệ sức khỏe Tập thể dục hằng ngày giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể đối. cường độ tập thể dục, thời gian tập như thế nào là thích hợp, tập thể dục thế nào để đạt được hiệu quả nhất và an toàn nhất thì không phải ai cũng hiểu và thực hiện đúng được. Thể dục như. khám bác sĩ ngay. Thể dục với bệnh lý xương khớp Tập thể dục và tăng cường vận động rất tốt cho bệnh nhân bị các bệnh lý xương khớp nhằm mục đích phục hồi và duy trì vận động khớp, tránh hiện