Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 35 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
35
Dung lượng
190,85 KB
Nội dung
Các trợ động từ - modal verbs Phần này mình tham khảo trong sách "Ngữ pháp tiếng Anh" của Lê Dũng. Hơi dài dòng cho câu hỏi của trangdaubo. Bạn tham khảo thử xem nhé! Mọi người giúp mình thêm nha! Trợ động từ (Auxiliary verbs) là một loại động từ giới hạn đặc biệt, bao gồm 12 động từ (be, have, do, shall, can, may, must, ought to, need, dare và used to) ; trong đó 9 động từ sau (từ shall trở đi) còn được gọi là động từ khiếm khuyết (defective verbs) vì chúng không đủ các hình thức hiện tại và quá khứ phân từ như be, have, do. Các động từ khiếm khuyết còn được gọi là động từ tình thái (modal verbs) vì chúng dung để chỉ phương thức, thái độ hành động của chủ ngữ. Tuy nhiên, tất cả 12 trợ động từ đều có chung một tính chất là trợ giúp các động từ chính để thành lập các thì, thái và cách. She is working. He didn’t come. They have finished. Is, didn’t, have: là những trợ động từ không mang nghĩa rõ rệt và dung để giúp chia các thì. working, come, finished: là những động từ chính Các động từ “do, be, have” ngoài chức năng là trợ động từ còn có thể làm động từ giới hạn và không cần trợ động từ đi kèm. Ví dụ: Động từ giới hạn: Mary does her homework everyday. Mary was a pretty girl. Mary has a doll. Trợ động từ: Does Mary understand her homework? She was given a doll. She has done her homework. CAN: CÓ THỂ Can được dung để chỉ khả năng có thể thực hiện một việc gì đó ở thì hiện tại hoặc tương lai hoặc dùng để xin phép hoặc cho phép. Ví dụ: I can speak Japanese. [khả năng ở hiện tại] (Tôi có thể nói được tiếng Nhật) I can help you next week. [khả năng ở tương lai] (Tuần đến tôi có thể giúp chị) Can you swim? (Anh có thể bơi được không?) Can I go out? [xin phép] (Em có thể đi ra ngoài được không?) You can go. [cho phép (Em có thể đi ra ngoài.) Hình thức phủ định của can là cannot (nên viết dính liền nhau) được tỉnh lược thành can’t (không thể) Ví dụ: You cannot park your car here. You can’t park your car here. (Anh không thể đỗ xe nơi đây.) COULD: ĐÃ CÓ THỂ Could là hình thức quá khứ của can, dung để chỉ khả năng có thể làm một việc gì đó trong quá khứ. Ví dụ: When I was a child, I could run very fast. (Khi tôi còn là một đứa trẻ, tôi [đã] có thể chạy rất nhanh.) Could cũng có thể được dùng trong mệnh đề phụ do chi phối của động từ quá khứ ở mệnh đề chính: He tells me he can play the piano. He told me he could play the piano. Could: có lẽ, dùng để chỉ một việc có lẽ sẽ diễn ra trong tương lai nhưng chưa chắc chắn: I hear something coming. It could be John. (Tôi nghe ai đó đang đi đến. Có lẽ là John.) So sánh với: I can see you tomorrow. (Tôi có thể gặp anh ngày mai.) [khả năng có thể gặp được] I could see you tomorrow. (Có lẽ tôi sẽ gặp anh ngày mai.) [tôi chưa chắc chắn] Could còn được dùng thay cho can khi người nói muốn diễn tả sự mềm mỏng, lễ độ hơn: Can I turn in my paper tomorrow? Could I turn in my paper tomorrow? (Em có thể nộp bài vào ngày mai được không?) BE ABLE TO: CÓ THỂ, dùng thay cho can, could để chỉ khả năng có thể làm một việc gì đó. I can speak Japanese. = I am able to speak Japanese (Tôi có thể nói được tiếng Nhật.) I can finish this work next week. = I will able to finish this work next week. (Tôi có thể hoàn tất công việc này tuần đến) When I was a boy, I could run very fast. = When I was a boy, I was able to run very fast. (Khi tôi còn nhỏ, tôi có thể chạy rất nhanh.) Người ta dùng be able to để thay cho can ở thì hiện tại hoàn thành và tiền quá khứ vì can không có các hình thức tương đương ở hai thì này. Tuy nhiên, could và was/ were able to không phải lúc nào cũng có thể thay thế nhau được. Was/ were able to diễn tả sự đạt tới kết quả thông qua một năng lực nào đó (attainment of something through capacity), trong khi could chỉ diễn tả sự có thể (nhưng chưa chắc đã thực hiện được) mà thôi. [...]... với tất cả các ngôi) và need là động từ thường, có –s ở số ít (needs) và dùng cả trong câu khẳng định: You need not go = You needn’t go [trợ động từ] You don’t need to go [động từ thường, động từ theo sau need phải có to] Your hair needs cutting [động từ thường, ngôi thứ 3 số ít có –s] Ở thì quá khứ chúng ta dùng didn’t need để diễn tả ý không cần phải, và dùng needn’t have + quá khứ phân từ để diễn... thực hiện trong quá khứ được dùng với Should have + quá khứ phân từ (Lẽ ra thì nên): I should have studied last night (Lẽ ra tối qua tôi nên học bài.) [nhưng tôi đã không học] 2 Should còn được dùng sau các động từ: suggest, propose, recommend, advise, determine, agree, order, command, song song với cách dùng động từ nguyên mẫu và danh động từ: Suggest: đề nghị He suggested selling the house He suggested... phân từ: hẳn là đã John must have won the prize He looks very pleased (Hẳn là john đã đoạt giải Trông anh ấy rất mãn nguyện.) NEED: CẦN PHẢI Trợ động từ need được dùng chủ yếu trong câu nghi vấn và câu phủ định: You need not go (Anh không cần phải đi.) If it is very cold tomorrow you need not go downtown (Cháu không cần phải xuống phố nếu chiều mai trời rét.) Chú ý sự khác nhau giữa need là trợ động từ. .. mustn’t smoke so much (Con không được hút thuốc nhiều như vậy.) [Cấm đoán của ba mẹ.] DARE: DÁM Trợ động từ dare được dùng trong câu nghi vấn và phủ định Dare you jump down from the top of that wall? (Anh có dám nhảy từ trên đầu tường đó xuống không?) I daren’t do it (Tôi không dám.) Dare còn là động từ thường có thể dùng cả ở câu nghi vấn, khẳng định và phủ định: Do you dare to jump? I don’t dare... ask him (Tôi không bao giờ dám hỏi anh ta.) Động từ thường dare còn có nghĩa là thách thức: He dared me to swim across the river (Hắn thách tôi bơi qua sông.) USED TO: ĐÃ THƯỜNG, dùng để diễn tả thói quen hay tình trạng trong quá khứ nay không còn nữa Used to là một trợ động từ chỉ có hình thức quá khứ nhưng về mặt ngữ nghĩa, used to được xem như một phó từ often: When I was a boy, I used to swim in... home (Cậu ấy thích ở lại đây hơn là về nhà.) I would sooner read than watch television (Tôi thích đọc sách hơn xem truyền hình.) Would rather có thể không có động từ theo sau khi chúng ta muốn diễn tả ý một người thích người khác làm việc gì đó Động từ trong mệnh đề theo sau thường ở thì quá khứ, dù chúng ta muốn diễn tả sự việc ở hiện tại hoặc tương lai: I’d rather you went home now (Tôi thích anh đi... của might trong trường hợp này là might have + quá khứ phân từ: It might have rained while we were gone (Có lẽ trời đã mưa trong khi chúng ta đi vắng.) Hình thức tỉnh lược của may not là mayn’t và của might not là mightn’t nhưng ít khi được sử dụng WILL: SẼ Ngoài nghĩa sẽ để chỉ tương lai, sự liên kết giữa will và chủ từ thường diễn tả thêm các nghĩa như sau: 1 I will: dùng để chỉ sự sẵn lòng, lời hứa,... close the door, please? = Will you please close the door?) (Xin anh vui long đóng cửa lại.) WOULD: là hình thức quá khứ của will: I know he will be late I knew he would be late Ngoài ra, would còn có các cách dùng như sau: 1 Would like có nghĩa như want nhưng lễ độ hơn: I would like to see her now (Tôi mong được gặp cô ấy bây giờ.) 2 Would you like ? dùng để diễn tả lời mời: Would you like some more... (cần thiết)/ essential (trọng yếu)/ better (tốt hơn)/ important (quan trọng) It is necessary for him to go at once It is necessary that he should go at once (Việc anh ta đi ngay thật cần thiết.) Và các tính từ như: anxious (nóng lòng), strange, odd (lạ lung), surprising (đáng ngạc nhiên), amazing (kinh ngạc), annoying (bực mình), ridiculous (buồn cười): I am anxious that it should be done at once (Tôi... this radio work (Tôi nhất định sẽ làm cho chiếc radio này hoạt động trở lại.) 2 You will: dùng để diễn tả mệnh lệnh của người nói, tương đương với must: You will work here under Mr Jenkinson (Anh phải làm việc ở đây dưới quyền ông Jenkinson.) Chú ý: Nếu chỉ muốn thông báo chứ không phải ra lệnh, thông thường người nói dùng với hình thức v-ing: You will be working here under Mr Jenkinson (Anh sẽ làm . là động từ khiếm khuyết (defective verbs) vì chúng không đủ các hình thức hiện tại và quá khứ phân từ như be, have, do. Các động từ khiếm khuyết còn được gọi là động từ tình thái (modal verbs) . là những trợ động từ không mang nghĩa rõ rệt và dung để giúp chia các thì. working, come, finished: là những động từ chính Các động từ “do, be, have” ngoài chức năng là trợ động từ còn có. Trợ động từ (Auxiliary verbs) là một loại động từ giới hạn đặc biệt, bao gồm 12 động từ (be, have, do, shall, can, may, must, ought to, need, dare và used to) ; trong đó 9 động từ sau (từ