1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bà Triệu ppt

4 198 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 110,88 KB

Nội dung

Bà Triệu Sử xưa, nhất là sử Trung Hoa thường chép là Triệu Ẩu; sử ta có nơi chép tên Triệu Thị Trinh. Là bậc anh thư vào khoảng tiền bán thế kỷ III đã dấy binh chống lại quân Đông Ngô xâm lăng. Người ở quận Cửu Chân (thuộc vùng Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá, Trung phần hiện nay). Sử chép: Thuở nhỏ, cha mẹ mất sớm, bà ở với anh là Triệu Quốc Đạt, một thanh niên anh tuấn, có lòng thiết tha với tiền đồ xứ sở. Người dị tướng – sử chữ Nho chép bà Triệu “v-́ dài ba thước vắt ra sau lưng.” Tính cương cường, lớn lên, bà tỏ ra có khí phách khác thường, muốn theo đuổi chí hướng của anh để cứu nước ra khỏi vòng nhục vong. Người anh nhiều lần can ngăn để cho em gái khỏi phải lăn lưng vào chốn gian truant khổ ải. Năm bà 20 tuổi, Quốc Đạt muốm tìm nơi xứng đáng tác thành cho bà, nhưng bà khẳng khái bảo rằng: “Tôi muốn cỡi con gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá tràng kình ở biển Đông, quét sạch bờ cõi, cứu dân ra khỏi nơi đắm đuối, chứ thèm gì lại bắt chước người đời cúi đầu, khom lưng làm tì thiếp người ta!” Từ đó, bà vào ở trong núi, chiêu mộ được hơn 1.000 nghĩa dũng để làm thủ hạ. Năm 248, Triệu Quốc Đạt khởi binh đánh quận Cửu Chân; bà đem quân phụ lực giúp anh. Quân sĩ của Triệu Quốc Đạt thấy bà cầm quân giỏi, tỏ ra một vị tướng có tài thao lược, quyền biến, mới tôn bà lên làm chủ tướng. Ra trận, bà thường mặc áo vàng, xưng là Nhụy Kiều Tướng Quân. Lúc đầu, bà đánh đâu thăng đó, chẳng bao lâu thì chiếm giữ được quận Cửu Chân. Quân Tàu khiếp sợ bà, tôn xưng là Lệ Hải Bà Vương. Thứ sử Giao Châu là Lục Dận đem quân vào đánh. Bà Triệu chống nhau với giặc hết sức mãnh liệt trong vòng 6 tháng; nhưng cuối cùng, vì quân ít thế cô, phải thua, bà đem quân chạy đến xã Đồ Điền (tức xã Phú Điền, thuộc huyện Mỹ Hóa, tỉnh Thanh Hóa ngày nay), rồi tự sát. Bấy giờ bà mới 23 tuổi. Đến đời vua Nam Đế nhà Tiền Lý (544-548), có lập miếu thờ Bà Triệu tại xã Phú Điền và phong là Bật Chính Anh Liệt Hùng Tài Trinh Nhất Phu Nhân. • Hồng Đức Quốc Âm Thi Tập có bài thơ vịnh thân thế và sự nghiệp hiển hách của Triệu Trinh Nương như sau: Người cao một trượng, cả mười vừng, Bỏ tóc ngang lưng, v-́ chấm sừng. Họp chúng rừng xanh, oai nao nức, Cưỡi đầu voi trắng, tiếng vang lừng. Mác dài trỏ vẫy tan đàn giặc, Ngôi cả lăm le học họ Trưng. Ví có anh hùng duyên định mấy, Thời chi Đông Hán dám lung lăng. Tài liệu: Nguyễn Huyền Anh. Việt Nam Danh Nhân Từ Điển, trang 592-594. . đó, bà vào ở trong núi, chiêu mộ được hơn 1.000 nghĩa dũng để làm thủ hạ. Năm 248, Triệu Quốc Đạt khởi binh đánh quận Cửu Chân; bà đem quân phụ lực giúp anh. Quân sĩ của Triệu Quốc Đạt thấy bà. chép: Thuở nhỏ, cha mẹ mất sớm, bà ở với anh là Triệu Quốc Đạt, một thanh niên anh tuấn, có lòng thiết tha với tiền đồ xứ sở. Người dị tướng – sử chữ Nho chép bà Triệu “v-́ dài ba thước vắt ra. Bà Triệu Sử xưa, nhất là sử Trung Hoa thường chép là Triệu Ẩu; sử ta có nơi chép tên Triệu Thị Trinh. Là bậc anh thư vào khoảng tiền bán

Ngày đăng: 02/08/2014, 06:20

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w