Da ''bội thực'' nắng Nhiều bạn trẻ đi biển, mong muốn làn da nâu bóng gợi cảm, nhiều bậc cha mẹ cho con đi phơi nắng với mong muốn một lượng vitamin D dồi dào. Nhưng thực tế để da được "ăn nắng" vừa đủ thì không phải ai cũng nắm được. Khi da bị quá nhiều nắng? Tuy nhiên, quá nhiều nắng và nhiều vào “giờ cao điểm”, nắng biển và nắng phố sẽ làm da có nguy cơ bị bỏng nắng khi nhiệt độ nắng khắc nghiệt lên tới quá 34 0C và lúc này làn da mịn màng của bạn ngày nào lập tức trở nên thô ráp, sần sùi và xám nâu lại chứ không nâu giòn như những làn da khỏe mạnh nữa. Nguyên nhân gây bỏng nắng Bỏng nắng chủ yếu do sự tiếp xúc trực tiếp giữa ánh nắng mặt trời hoặc nguồn tia cực tím khi mặt trời tiếp xúc gần với trái đất (thời gian từ 10h30 đến 15h hàng ngày). Ngay cả khi trời râm, nhiều mây, bạn cũng có thể bị bỏng nắng do các đám mây không thể ngăn tia cực tím tác động lên da. Bỏng nắng bắt đầu xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ lượng melanin để bảo vệ da khỏi tác hại của tia cực tím. Bỏng nắng có thể xuất hiện ít nhất là 15 phút sau khi phơi nắng đối với những người sở hữu làn da màu sáng trong khi đó sẽ mất hàng tiếng đồng hồ đối với những người da sậm màu. Có 2 loại bỏng nắng thường gặp: Bỏng nắng cấp kỳ và bỏng nắng khi thời tiết tích lũy. Có trường hợp phát hiện bỏng nắng khi tiết trời đã sang thu hoặc dịu mát, gọi đó là bỏng nắng tích lũy. Tức là nhiều ngày nắng liên tục sẽ khiến làn da bị quá tải và mệt mỏi, bệnh bỏng nắng sẽ chính thức xuất hiện vào những dịp cuối hè… Dấu hiệu của loại bệnh này là da sạm thâm, dày bì, nhiều tế bào chết và sừng hóa, nặng hơn là hiện tượng lão hóa với nám và nhiều nếp nhăn. Ngoài ra, còn có loại bỏng nắng khác là bỏng nắng cấp kỳ: kết quả của việc không sử dụng sản phẩm bảo vệ da thích hợp khi tắm nắng hoặc khi cho da tiếp xúc trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời ở cường độ mạnh và gây hậu quả tức thì (thường xuất hiện sau các kỳ nghỉ, du lịch biển). Làn da trở nên nhạy cảm, đỏ, yếu, sưng phồng và mỏng hơn. Bạn có cảm giác nhức nhối và có thể bị rát, một số trường hợp còn bị sốt nhẹ. Thậm chí, làn da còn có thể bị rộp, bong tróc kéo dài vài ngày. Bỏng nắng cấp kỳ cũng có thể gây đau đớn trong khoảng 6 - 48 tiếng đồng hồ sau khi phơi nắng. Các biện pháp chữa trị bỏng nắng - Dùng aspirin, acetaminophen và ibuprofen có thể giúp giảm đau. - Kem dưỡng hoặc nước axit chứa bezocain and lidocain làm giảm nhiệt độ trên da. - Xà phòng tiệt trùng để tránh nhiễm khuẩn, nên sử dụng loại xà phòng ít hóa chất và nhiều thành phần tự nhiên. - Các sản phẩm chiết xuất từ cây lô hội giúp da mềm và mát trên toàn bộ bề mặt da. - Các sản phẩm dưỡng ẩm tránh khô và căng da. Ngoài ra, để điều trị ẩm tránh khô và căng da, các chuyên gia khuyên bạn không nên dùng các loại kem dưỡng thông thường vì hiệu quả của các loại kem này rất chậm và không đáng kể. Tại Israel, người ta đã sáng chế ra một loại mặt nạ trẻ hóa chuyên nghiệp dùng điều trị tình trạng da bỏng nắng tích lũy. Có một số loại mặt nạ cao cấp như thảo dược: Roser de me,… với những thành phần tự nhiên, có tác dụng bong tróc lớp sừng hóa bên trên sẽ giúp cho làn da nhanh chóng hồi phục, mềm mại, mịn màng như xưa. Bạn cần sử dụng kem dành cho da nhạy cảm và tăng cường độ ẩm, cũng có thể tìm kiếm đến các biện pháp phục hồi da bằng oxy nếu có điều kiện. Tuyệt đối không dùng tay bóc những lớp da bị bong loang lổ nếu bỏng nắng dẫn đến tróc da. Không tiếp tục để lớp da non đó tiếp xúc với ánh nắng. Cách bổ sung vitamin D hợp lý Cách an toàn nhất để nhận được Vitamin D là tiếp xúc với ánh mặt trời một cách thích hợp – trước 9h sáng với những ngày hè nắng chói, trước 10h sáng với những ngày râm mát và mùa đông. Ngoài ra, có thể bổ sung vitamin D (trong trường hợp bác sỹ kết luận là thiếu Vitamin D trầm trọng) bằng cách dùng dầu gan cá cốt cao cấp chứa vitamin D. Đây là cách bổ sung Vitamin D thay thế ánh nắng mặt trời tốt nhất và quan trọng hơn bất kỳ sản phẩm bổ sung nào. Chữa nám sau nắng - Đánh bóng lại cơ thể bằng muối hoặc sạn. - Ngoài ra, vùng da cổ, tay và mắt cũng cần được chú ý bởi đó cũng là tấm gương phản chiếu sức khỏe làn da của bạn. - Phục hồi tóc bằng các loại dưỡng ẩm và mặt nạ cho tóc, hấp tóc với các hoạt chất bổ sung độ ẩm thiên nhiên. Cấp cứu tại chỗ khi da bỏng nắng Chuẩn bị một ít lá nha đam (lô hội) khi đi biển, nếu thấy da bắt đầu bỏng nắng hãy lấy phần gel trong lá bôi lên vùng da bỏng nắng 3lần/ngày trong vòng một tuần. Ngoài ra, mỗi ngày bạn cũng nên uống thêm 1 viên multi- vitamin và 1 viên vitamin C 500mg. Lấy sữa chua phết lên vùng da bỏng nắng, chất làm ẩm tự nhiên từ sữa chua sẽ giúp bạn bớt đau rát và hạn chế tổn thương mặt da. Nếu da bị rộp đỏ và rát, thấm miếng gạc vào hỗn hợp nước pha dấm loãng để tránh bị nhiễm trùng rồi thoa vaseline lên vùng da bị tổn thương. Khi da đã lành cũng nên tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và thường xuyên thoa kem làm ẩm không chứa tẩy tế bào da chết như glycolic acid hay retinol. Tuyệt đối không nên Khi chưa biết làn da bị bệnh gì thì bạn tuyệt đối không tự ý dùng các loại mỹ phẩm không rõ nguồn gốc. Không đắp mặt nạ dạng lột tẩy cho những làn da yếu, vỡ mao mạch do nắng. Nên đến trung tâm thẩm mỹ uy tín để khám và xác định tình trạng da hiện tại. Không điều trị da bỏng nắng bằng công nghệ ánh sáng dạng chuỗi như IPL, chỉ nên dùng ánh sáng dạng đơn sắc như màu xanh da trời để làm dịu da. Không nên dùng các loại hoa quả tươi đắp trực tiếp lên mặt và vùng da bị bỏng nắng. . để da được "ăn nắng& quot; vừa đủ thì không phải ai cũng nắm được. Khi da bị quá nhiều nắng? Tuy nhiên, quá nhiều nắng và nhiều vào “giờ cao điểm”, nắng biển và nắng phố sẽ làm da. phơi nắng đối với những người sở hữu làn da màu sáng trong khi đó sẽ mất hàng tiếng đồng hồ đối với những người da sậm màu. Có 2 loại bỏng nắng thường gặp: Bỏng nắng cấp kỳ và bỏng nắng khi. bỏng nắng do các đám mây không thể ngăn tia cực tím tác động lên da. Bỏng nắng bắt đầu xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ lượng melanin để bảo vệ da khỏi tác hại của tia cực tím. Bỏng nắng