Hoa TẦM XUÂN Trèo lên cây bưởi hái hoa Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc Em đã có chồng anh tiếc lắm thay ! (Ca dao) Bài ca dao Việt Nam nổi tiếng đã khiến nhiều nhạc sĩ (như Phạm Duy) phổ nhạc thành những ca khúc trữ tinh (Nụ Tầm xuân) và nhiều nhà thơ khác đã ca ngợi hoa Tầm xuân như 'Tầm xuân hoa nở bên rào Mưa phơn phớt ngõ, gió xao xuyến chiều' (Bế Kiến Quốc) hoặc: ' Hoa Tầm xuân 'Không đua hương khoe sắc Trong trắng nép mình sau những nhánh gai Dù nắng mưa Hoa Tầm xuân chung thủy Nên cách xa ngàn trùng Tôi vẫn nhớ hoa Tầm xuân ' (Sao Mai) Chuyện cổ tích Việt Nam đã kể về một sự tích rât cảm động về cây hoa để xem hoa như biểu tượng cho tình chị em yêu thương nhau để hoa còn thêm tên là hoa 'Tỉ muội'. Hoa và Rễ Tầm xuân đã được dùng làm thuốc tại Việt Nam từ lâu nhưng về phương diện thực vật, Tầm xuân một cây hoa thuộc đại gia đình 'Hoa hồng' hiện vẫn chưa được các nhà thực vật học 'đồng ý' về danh pháp khoa học chính thức GS Phạm Hoàng Hộ trong sách 'Cây có vị thuốc ở Việt Nam', trang 187 ghi tên Tầm xuân hay Hồng roi là Rosa cymosa. Sách 'Cây thuốc và động vật làm thuốc tại Việt Nam' của Viện Dược liệu VN, trang 797 ghi Tầm xuân là Rosa multiflora và nếu tra cứu trên Wikipedia thì Rosa canina là tên của Tầm xuân? Tuy nhiên theo như các đặc tính của cây thì tên Rosa cymora có lẽ là tên chinh xác nhất (và R. multiflora có lẽ nên được dùng dưới tên Tầm xuân nhiều hoa) Tên khoa học và các tên khác : Rosa cymosa : Tầm xuân, Hồng roi Theo Flora of China : Xiao guo qiang wei = Tiểu quả Tường vi; James Duke trong Medicinal Plants of China ghi tên cây là Xiao jin-ying = Tiểu Kim anh. Rosa multiflora : Tầm xuân nhiều hoa, Hồng dại, Dã tường vi Anh-Mỹ : Japanese rose, Multiflora Rose, Rambler Rose, Sweet-briar (tên này cũng dùng để gọi Rosa canina), Seven-sisters rose ; Pháp : Rosier rampant. Tên gọi của các cây hoa hồng tại Trung Hoa, nếu chuyển sang các tên Hán-việt gây nhiều nhầm lẫn khó phân biệt nhất là trong trường hợp của Rosa multiflora . Sách của Medicinal Plants of China của James Duke, ghi Rosa multiflora là qiang-wei hua hay theo Hán-việt sẽ là Tường-vi hoa. Trong khi đó tên Tường vi tại Việt Nam được các nhà chuyên về hoa cảnh lại dùng để gọi cây Lagerstroemia indica họ Lythracea , cây còn có tên là Tử vi tàu, Bá tử kinh, Bằng lăng sẻ, hoa mọc thành chùm màu tím khác hẳn với hoa của Rosa multiflora James Duke cũng ghi tên của Rosa rugosa , một cây hồng khác là mei-gui-hua = Mai quế hoa (không liên hệ đến rượu Mai quế lộ !) Ngoài ra, nếu căn cứ vào màu xanh biếc của nụ tầm xuân trong ca dao thì sẽ không phải là hoa của Rosa cymosa hay R. multiflora vì các cây này không có hoa màu xanh ! Hoa Tường vi trong nhạc phẩm nổi tiếng Cô Láng giềng của nhạc sĩ Hoàng Quý có lẽ là hoa của Rosa multiflora ? Đặc tính thực vật : Rosa cymosa : Bụi, lá xanh quanh năm, thân leo có gai cong, mọc cao 2-5 m. Lá kép có mang 5-7 lá phụ, không có lông, lá phụ hình bàu dục hay lưỡi giáo dài 2.5-6 cm, rộng 0.8-2.5 cm, hai mặt nhám. Hoa mọc thành chùm, nhiều hoa đường kinh 2-2.5 cm, cuống hoa dài 1 .5 cm. Cánh hoa màu trắng hay vàng nhạt hơi xoăn. Hoa có mùi thơm nhẹ. Quả màu đỏ xậm, đen hay tím, lớn chừng 4-7 mm, trong có hạt nhỏ . Cây thường mọc nơi sườn đồi, ven suối, ven đường nơi cao độ 200-1800m. Phân bố rộng rãi tại An Huy, Quảng đông, Quảng tây, Tứ xuyên, Vân Nam, Taiwan, Việt Nam và Lào. Rosa multiflora : Cây thuộc loại bụi, mọc cao 1-2m có thể đến 5m, phân cành nhiều, thân mềm sống dựa hay leo dài. Vỏ thân và cành mầu nâu hay xám nhạt, có nhiều gai cong. Lá kép hình lông chim mọc so le, có 5-7 lá phụ (lá chét) trên một cuống chung cũng có gai. Lá phụ mảu xanh đậm, nhăn, hình bầu dục hay mũi mác dài 1.5 đến 3 cm, rộng 0.8-2cm. Lá có mép khía răng cưa đều và nhỏ. Hoa lưỡng phái, mọc thành cụm ở đầu cành, thụ phấn do ong. Hoa màu hồng, phơn phớt trắng hay hồng xậm, có mùi thơm dịu Tràng hoa nhiều cánh, cánh mỏng, mềm xếp nhiều vòng. Quả thuộc loại quả giả, hình cầu không gai, lớn khoảng 7mm đường kính, khi chín màu vàng, trong chỉ có một lớp thịt mỏng chứa nhiều bế quả nhỏ. Rosa multiflora được xem là có nguồn gốc tại vùng ôn đới ấm Đông Á như Nhật, Triều Tiên, Trung Hoa ở những vùng có cao độ 1300m, sau phát triển xuống các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Tại Việt Nam, cây được trồng tại Đà lạt và các tỉnh miền cao Bắc Việt do đặc tính mọc khỏe, bò hay leo dài, nở hoa gần như quanh năm và rất nhiều (một cây có thể có trên 100 hoa một lúc) thường được dùng làm hàng rào và có thể uốn cong đan chặt thành cổng tại các lối đi. Tại Hoa Kỳ, cây lúc đầu được du nhập để trồng làm hàng rào, bảo vệ đất khỏi bị soi mòn và thu hút các sinh vật rừng nhưng hiện trở thành một loại cây gây tác hại và bị nhiều tiểu bang khuyên cáo không nên trồng. Thành phần hóa học : Thành phần hóa học của 2 loài Tầm xuân được xem là gần như giống nhau. Quả chứa : Multiflorin A, B ; Dầu béo. Rất nhiều Vitamin A (81.4 mg/100g) và C. Salicylic acid, Scoparone, Flavonoids như Quercitrin, Isoquercitrin, Rutin, 6-7 dimethylesculetin Các sterols như beta-sitosterol, campesterol Gallic acid và methyl-gallate. Afzelin, Multinoside A, B Lá chứa : Vitamin C (trên 200mg/100 gram lá tươi), D-cate chin, Kaempferol-3-0-glucoside. Hoa chứa Astragalin, Multiflorin Hạt chứa nhiều Vitamin E, Dầu béo (8%), Acid tormentic (= acid 2alpha, 18alpha-dihydroursolic. Rễ chứa tannins (23-25%), các lignans như (+)-pinoresinol, (+)-8- hydroxypinoresinol Các nghiên cứu dược học về Rosa multiflora Sách Cây thuốc và Động vật làm thuốc tại Việt nam, Tập 2 trang 798 ghi chép một số tác dụng dược lý của Rosa multiflora như : - Tác dụng gây tiêu chảy của Multiflorin A và B khi thử nơi chuột , liều gây hại ED50 là 30mg/kg và 222mg/kg. - Tác dụng làm hạ lipid trong máu của Rosamultin khi thữ trên chuột nhắt trắng. - Tác dụng làm hạ cholesterol, của nước trich từ rễ . - Tac dụng gây ngưng tập tiểu cầu, làm kéo dài thời gian tạo cục huyết của nước trích từ hoa. Nghiên cứu tại ĐH Dược Khoa Nam Kinh ghi nhận nước trích từ quả R. multiflora bằng ethanol 75% có các hoạt tính chống sưng và làm giảm đau khi thử trên chuột bị gây sưng phù chân sau bằng carrageenin, và gây phù tai bằng xylene. Các liều được thử là 100, 200 và 400 mg/kg bằng cách đưa thẳng vào bao tử. Thuốc không gây độc dù cho dùng đến 87.6 gram quả khô/kg liên tục trong 7 ngày. (Journal of Ethnopharmacology Số 23-2008). Nghiên cứu tại Viện Y tế Công cộng Tokyo, Nhật ghi nhận tác dụng gây xổ của multinoside A acetate trong quả R. multiflora. Quả và hạt được dùng tại Nhật dưới tên Eijitsu để làm thuốc xổ, trị táo bón. Liều an toàn được ghi là 150mg/kg (PMID: 1423761) Công dụng : Tại Nhật, quả của Rosa multiflora được xem là một vị thuốc và được chính thức ghi chép trong Dược điển Nhật XV. Trong Y dược tự nhiên tại Âu Mỹ, R. multiflora có nhiều công dụng như : Lá được nghiền nát, đắp vêt thương. Quả có tác dụng lợi tiểu, hạ đường trong máu và trị táo bón, cũng được dùng trị ngộ độc khi ăn cá. Hạt có tính xổ, trừ hơi trong ruột. Quả của các cây trong nhóm Hoa hồng được gọi chung là Rose hips có một số đặc tính chung là : Quả tươi chứa từ 0.5 đến 1.7 % Vitamin C, thường dưới những dạng l-dehydroascorbic và l-ascor bic acid. Tuy nhiên hàm lượng vitamin C trong các thương phẩm dạng quả khô lại có nhiều khác biệt : Quả khô khi cắt đôi sẽ mất đến 50% Vitamin C sau khi tồn trữ 18 tháng và khi nghiền thành bột sẽ mất hết Vitamin C sau 6 tháng (Pharmazeutische Zeitung Số 19-1986) . Trong Rose hips còn có các vitamins A, B1, B2, B3 và K Pectin (11%), tannins (2-3%), các acid malic, citric và nhiều chất khác Công dụng của quả phần chính là do lượng vitamin C, hoạt tính trị táo bón được cho là do các acid hữu cơ, pectin Vài công dụng khác: Cây chịu được gió mạnh, không gẫy, nên thường được dùng làm hàng rào tự nhiên. Tinh dầu chiết từ hoa được dùng trong kỹ nghệ dầu thơm. Cây được dùng để giữ đất do hệ thống rễ mọc lan rộng Tầm xuân trong Y-dược học cổ truyền : Y dược học cổ truyền Việt Nam đã dùng các bộ phận khác nhau của cây Tầm xuân để làm thuốc (không phân biệt giữa Rosa cymosa và Rosa multiflora) Lý thời Trân, trong Bản thảo cương mục, đã ghi chép về vị thuốc này dưới tên 'tường vi', cho rằng cây có hoa màu trắng là tốt nhất. Hoa, chọn loại hoa trắng, thu hái vào các mùa Xuân và Hạ, được xem là có vị đắng, tính hàn, có các tác dụng 'thanh nhiệt', 'hóa trọc', 'thuận khí' và 'hòa vị' được dùng làm thuốc trị ho, nóng ngực và khát nước Lá có thể thu hái quanh năm, thường dùng dưới dạng lá tươi, có tác dụng giúp vết thương mau lành. Giã nát (có thể trộn với mật ong hay muối) rồi đắp trị sưng đau, mụn nhọt, vết thương lở loét Quả được thu hái khi chín, phơi hay sấy khô được xem là có vị chua, tinh bình có các tác dụng thanh nhiệt, hoạt huyết, lợi thủy và giải độc được dùng làm thuốc nhuận tràng, lợi tiểu mạnh, chữa phong thấp, nhức mỏi, kinh nguyệt không đều, đau bụng khi có kinh Rễ được xem là có vị đắng/chát, tính mát có các tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, khu phong, hoạt huyết và giải độc thường dùng để trị tiêu khát (tiểu đường), đi tiểu nhiều lần nơi người cao tuổi, phong thấp và đau nhức. Dược học cổ truyền Việt Nam dùng rễ Tầm xuân trong một số thang thuốc để trị phong thấp, sưng viêm, sưng khớp xương : Rễ tầm xuân được dùng chung những vị thuốc khác như hy thiêm, tang ký sinh, kê huyết đằng Tại Trung Hoa, rễ còn được dùng trị chảy máu cam kinh niên bằng cách hầm với thịt vịt, trị đau răng và lở miệng (sắc lấy nước, ngậm và xúc miệng) . tinh (Nụ Tầm xuân) và nhiều nhà thơ khác đã ca ngợi hoa Tầm xuân như &apos ;Tầm xuân hoa nở bên rào Mưa phơn phớt ngõ, gió xao xuyến chiều' (Bế Kiến Quốc) hoặc: ' Hoa Tầm xuân 'Không. để hoa còn thêm tên là hoa 'Tỉ muội'. Hoa và Rễ Tầm xuân đã được dùng làm thuốc tại Việt Nam từ lâu nhưng về phương diện thực vật, Tầm xuân một cây hoa thuộc đại gia đình &apos ;Hoa. nắng mưa Hoa Tầm xuân chung thủy Nên cách xa ngàn trùng Tôi vẫn nhớ hoa Tầm xuân ' (Sao Mai) Chuyện cổ tích Việt Nam đã kể về một sự tích rât cảm động về cây hoa để xem hoa như biểu