NHỮNG CHẤT ĐỘC trong MÔI TRƯỜNG SINH SỐNG và những ảnh hưởng trên Sức khỏe - Phần 1 pptx

9 546 1
NHỮNG CHẤT ĐỘC trong MÔI TRƯỜNG SINH SỐNG và những ảnh hưởng trên Sức khỏe - Phần 1 pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

NHỮNG CHẤT ĐỘC trong MÔI TRƯỜNG SINH SỐNG và những ảnh hưởng trên Sức khỏe Phần 1 Gánh nặng độc chất trong môi sinh Thế kỷ 20, với những triển vọng sẽ đem lại cho nhân loại 'Một đời sống tốt đẹp hơn nhờ ở Hóa học' đã đem theo một loạt những bệnh tật liên hệ đến những chất độc hóa học, mà chúng ta thường gọi chung là những bệnh tật do ở môi sinh. Những bài viết mới nhất trên các tạp chí Y học đã cho thấy tỷ lệ bệnh ung thư, không liên hệ đến hút thuốc, đã tăng cao nơi những người sinh sau năm 1940 (hơn là trước đó), và sự gia tăng này là do ở những hóa chất độc hại trong môi trường, khác hơn là do ở khói thuốc (JAMA No 271-1994). Những bệnh mới, được chẩn đoán, như Hội chứng bệnh cao ốc và Mẫn cảm với nhiều hóa chất (Multiple chemical sensivity=MCS); cả hai được cho là do ở sự tiếp xúc quá mức với những chất gây ô nhiễm môi trường). Tác hại căn bản của nhóm hóa chất trừ sâu và nhóm dung môi là gây rối loạn hoạt động của hệ thần kinh: ngoài ra chúng còn gây tổn hại cho các các hệ miễn nhiễm và nội tiết. Các ảnh hưỡng độc hại không chỉ ở những hệ thống trên mà còn gây thương tổn cho da, hệ tiêu- hóa, tiết niệu, hô-hấp, xương-cơ bắp và còn cả những vấn đề về tim mạch (chemical Sensivity Vol 3-1996). Chúng ta sống trong một môi trường quá nhiều hóa chất: hóa chất trong không khí, trong nước, trong thực phẩm. Từ 1976 Cơ Quan Bảo Vệ Môi Sinh Hoa Kỳ (US Environ mental Protection Agency=EPA) đã thực hiện một cuộc nghiên cứu đặt tên là National Human Adipose Tissue Survey=NHATS. Đây là một chương trình hàng năm, thu thập và phân tích hóa học, những mẫu mô tế bào mỡ trên toàn quốc để tìm những hợp chất độc hại: mục tiêu của chương trình là tìm và định lượng những hợp chất độc hại thường gặp nhất trong sinh hoạt của dân Mỹ các mẫu thử được thu thập từ những xác chết hoặc từ những mẫu phẫu thuật chọn lọc trên toàn quốc. Năm 1982, EPA mở rộng cuộc nghiên cứu, tìm sự hiện diện của 54 loại độc chất trong môi sinh. Kết quả tìm được quả đáng ngại: 5 chất sau đây: OCDD ( một loại Dioxin) và 4 dung môi Styrene; 1,4-dichloro benzene; Xylene và Ethylphenol có mặt trong 100 % mẫu thử. Số lượng hóa chất cũng ở mức báo động. Mức độ OCDD lên đến từ 19-3700 ng/ gram chất mỡ; Styrene 8- 350 ng/g 1,4-dichlorobenzene 12-500 ng/g; Xylene 18-1400 ng/g và Ethylphenol 0.4-6350 ng/g Chỉ riêng 5 chất này đã cho thấy mỗi người sống tại Mỹ phải chịu lượng độc chất tác hại từ 57.4-6350 ng/ cho mỗi gram chất béo cơ-thể! 9 loại hóa chất khác, tìm thấy nơi 91-98 % mẫu thử, gồm những chất độc như benzene, toluene, chlorobenzene, ethylbenzene, 1 chất furan, 3 chất dioxin và DDE. DDE được tạo thành do ở sự khử chlor một phần từ DDT. Sự khử chlor này có thể xẩy ra trong cơ thể sau 6 tháng tiếp xúc với DDT. Phản ứng này cũng xẩy ra trong thiên nhiên nhưng các nghiên cứu về t 1/2 của DDT trong môi sinh lại không rõ rệt. Trước đây t 1/2 được cho là 2 năm, nhưng những khám phá mới nhất tại Yakima, Washington cho thấy t1/2 của DDT có thể kéo dài hàng chục năm tùy trường hợp. DDT khi phân hủy sẽ thành DDE hay DDD. Ngoài ra PCB được tìm thấy trong 83 % mẫu thử; Beta-BHC trong 87 % đưa đến 76 % mẫu thử có chứa đến 20 loại hóa chất! Như thế 76 % người sinh sống tại Mỹ có đến 25704 ng độc chất tổng cộng cho mỗi gram chất béo. Các nghiên cứu bổ túc cũng đưa đến những kết quả tương tự. Một nghiên cứu của CDC trên 5994 người tuổi từ 12-74 tìm thấy 99.5 % có mức p,p-DDE trong máu cao hơn 1 phần tỷ (1 per billion=ppb), trong khoảng 1- 379 ppb. (J. Toxicol Environ Health No 27-1989). Một nghiên cứu nơi các mô mỡ từ xác những người cao-niên tại Texas cho thấy trong 100 % mẫu đều có p,p DDE, Dieldrin, Oxychlordane, Heptachlor epoxide, và para BHC(J. Toxicol Environ. Health No 29-1990). Tại Michigan, khi theo dõi vệ sinh ăn uống nơi những trẻ em 4 tuổi: 70 % có DDT, 50 % có PCB và 21 % có PBB. Qua những kết quả nghiên cứu vấn đề rõ ràng là chúng ta đang chịu ảnh hưởng không thể tránh được của các hóa chất độc hại nhưng vấn đề đáng chú ý là những hóa chất này sẽ tác hại trên sức khoẻ đến mức độ nào? Nguồn gốc những độc chất trong môi sinh: Chúng ta tiếp xúc hàng ngày với những hóa chất độc hại qua không khí trong nhà và ngoài trời, qua thực phẩm và nước! Nghiên cứu của EPA đã liệt kê những hóa chất sau đây là những loại 'nơi nào cũng có’: p-xylene, tetrachloroethylene, ethylbenzene, benzene, 1,1,1-trichloroethane và o-xylene Những chất 'thường có' gồm Chloroform, Carbon tetrachloride, Styrene và p- dichloro benzene (Tài liệu EPA 0589 ). Nghiên cứu này cũng cho thấy mẫu không khí thu thập bằng máy gắn theo từng cá nhân thử nghiệm trong 24 giờ, chứa nhiều độc tố khi ở trong nhà hơn là khi ở ngoài trời! Ngoài ra không khí tại những trạm xăng, nơi giặt (khô), khi lái xe, hút thuốc đều bị ô nhiễm nặng hơn và những người làm những công việc như thợ sơn, làm việc tại các xưởng chế tạo hóa chất, chế tạo chất nhựa plastic đều tiếp xúc với những môi trường có nồng độ hóa chất độc hại cao hơn. Các thử nghiệm tìm các hóa chất còn bám vào các thực-phẩm, được thực hiện thường xuyên trên thế-giới, đều tìm ra những chất gây ô nhiễm. Thử nghiệm quan trọng nhất tại Hoa Kỳ là Bản điều tra về Dinh dưỡng toàn bộ (Total Diet Survey) của FDA. Bản điều tra này tuy tìm hiểu về nhiều loại hóa chất tồn đọng, bám vào thực phẩm nhưng kết quả tìm thấy về các chất trừ sâu có chlor thật đáng ngại ! (FDA Total Diet Suvey April 1982-April 1986-FDA, Division of Contaminants Chemistry): DDE được tìm thấy trong: 100 % mẫu nho khô, spinach (tươi và đông lạnh), chili-con-carne, thịt bò. 93 % mẫu phó mát Mỹ, Hamburger, Hot dog, Thịt gà, thịt gà tây. 87 % mẫu sườn trừu, salami, spinach đóng hộp, bơ. 81 % mẫu phó mát cheddar, xúc xích thịt heo Những thực phẩm chứa nhiều DDE nhất, theo thứ tự giảm dần, như sau: Spinach (tươi hay đông lạnh) chứa trung bình 0.0234 ppm; bơ 0.0195 ppm; rau collard 0.0126 ppm; xúc xích thịt heo 0.0124 ppm; sườn trừu 0.0113 ppm. Vì DDT và DDE đã bị cấm dùng tại Hoa Kỳ từ 1972 nên có lẽ sự ô nhiễm này là do từ những thực phẩm được nhập cảng vào Hoa Kỳ từ những quốc gia vẫn còn dùng 2 loại hóa chất này? Tác động độc hại của những Chất gây ô-nhiểm môi-sinh trên Hệ Miễn Nhiễm; Các hóa chất gây ô nhiễm môi sinh có những tác hại khá rộng trên hoạt động của Hệ Miễn nhiễm, đi từ gây suy giảm phảm ứng miễn nhiễn của tế bào (suy giảm khả năng chống nhiễm bệnh và chống u-bướu) đến gây tăng sự mẫn cảm (dị ứng). Trong số các hợp chất hữu-cơ có chứa Chlor ( Organochlorine compounds=OCCs), DDT đã được xác định là gây những tác hại sau trên Hệ Miễn nhiễm: Gây suy giảm số tế bào phòng vệ trong huyết tương. Gia tăng sự giảm hạt của các tế bào mast cells. Gây giảm số lượng Bạch huyết cầu. Giảm khả năng thực bào. Gây thay đổi nơi lá lách, thymus, hạch lympho. Gây rối loạn sự điều hòa miễn nhiễm nơi bào thai Các tác hại kể trên cũng được tìm thấy nơi những người tiếp xúc với Chlordanes (dùng tại Hoa Kỳ và Canada làm thuốc trừ mối cho đến 1978, tuy bị cấm dùng trong nhà nhưng vẫn được dùng trên một số cây lương thực và hạt giống) và Hexachlorobenzene (HCB một chất trừ sâu có chlor để trừ nấm mốc, cũng có trong những dung môi hữu cơ chứa chlor như perchloroethylene dùng trong nghề giặt khô (dry cleaning). Các nghiên cứu trên hàng ngàn bệnh nhân tại Environmental Health Center tại Dallas cho thấy những ngườo có OCCs trong máu đều bị ngộ độc về Miễn nhiễm(Dallas-1995). Các hóa chất tạo ra từ sự đốt cháy các hydrocarbon thơm đa vòng (polycyclic aromatic hydrocarbon= PAH) cũng gây những tác hại trên Hệ Miễn nhiễm như gây suy giảm phản ứng loại tùy thuộc kháng thể của T-cell, giảm hoạt tính của T-cell, ức chế hoạt tính của killer cell và cũng còn gây ra ung thư. Các thuốc trừ sâu loại phosphate hữu cơ, tuy không cơ cấu hóa học không bền bằng các OCCs nhưng cũng độc hại với hệ miễn nhiễm: gây giảm tỷ lệ các tế bào CD4 và CD5, gây tăng số lượng và tỷ lệ tế bào CD 26, tăng những trường hợp mất sức trương (atopy) và mẫn cảm với kháng sinh, tăng tỷ lệ phản ứng tự gây miễn nhiễm lên cao. Phương thức tiếp xúc với thuốc trừ sâu có thể sẽ có ảnh hưởng đến tác dụng lâu dài trên hệ miễn nhiễm: Hai trường hợp đặc biệt ngộ độc ở mức độ lớn, do tiếp xúc với PBB (Polybrominated biphenyl) đã chứng minh vấn đề: Trường hợp xẩy ra tại Taiwan: ngộ độc khi dùng dầu ăn ép từ cám gạo nhiễm PBB: Dầu được dùng nấu ăn, và người ăn bị rối loạn hệ miễn nhiễm: Một năm sau khi ngộ độc, các bệnh nhân vẫn bị suy giảm nồng độ IgM và IgA (tuy IgG vẫn bình thường), nồng độ tế bào T-suppresser xuống thấp, Tế bào B xuống thấp. Mãi đến 2 năm sau, các chỉ số trên mới trở về bình thường. Trường hợp xẩy ra tại Michigan (1973-74) thì khác hơn: Sản phẩm chữa cháy 'Firemaster', có chứa PPB bị bán lầm thành chất dinh dưỡng cho thú vật 'Nutrimaster'. Sự sai lầm này gây tai hại không những cho thú vật ăn phải, mà còn gây tổn thương cho những người ăn thịt thú vật với những rối loạn về miễn nhiễm gây những bệnh ngoài da, tổn thương thần kinh và xương/bắp thịt. (Environ Health Perpect No 23-1978). Sự phát sinh các phản ứng 'tự chống lại Hệ miễn nhiễm của bản thân' (autoimmunity) có liên hệ mật thiết với những sự tiếp xúc với các hóa chất. Nhiều loại hóa chất đã được biết là gây khởi phát những cơn bệnh Lupus erythematosis toàn diện (SLE=Systemic lupus erythematosis). Một số hóa chất khác như formaldehyd và các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi được cho là gây ra những phản ứng loại autoimmunity nơi các mô tế bào chuyên biệt bằng cách hoạt động như những haptens. Các phân tử có trọng lượng phân tử thấp này kết dính vào nhiều loại mô tế bào, tạo thành những hỗn hợp sinh kháng thể mới. Hệ miễn nhiễm khi đó sản xuất ra các kháng thể để chống lại những chất trên, và các kháng thể này cũng tấn công luôn nhưng mô tế bào của cơ thể dù cho các hoá chất lạ có hiện diện hay không. Những phản ứng tai hại của hóa chất trừ sâu trên Hệ miễn nhiễm được liệt kê rất chi tiết trong Pesticides and the Immune System; The Public Health Risks, do World Resources Institute ở Baltimore ấn hành. . NHỮNG CHẤT ĐỘC trong MÔI TRƯỜNG SINH SỐNG và những ảnh hưởng trên Sức khỏe Phần 1 Gánh nặng độc chất trong môi sinh Thế kỷ 20, với những triển vọng sẽ đem lại. lên đến từ 1 9-3 700 ng/ gram chất mỡ; Styrene 8- 350 ng/g 1, 4-dichlorobenzene 1 2-5 00 ng/g; Xylene 1 8 -1 400 ng/g và Ethylphenol 0. 4-6 350 ng/g Chỉ riêng 5 chất này đã cho thấy mỗi người sống tại. từ những quốc gia vẫn còn dùng 2 loại hóa chất này? Tác động độc hại của những Chất gây ô-nhiểm môi- sinh trên Hệ Miễn Nhiễm; Các hóa chất gây ô nhiễm môi sinh có những tác hại khá rộng trên

Ngày đăng: 02/08/2014, 06:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan