1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Phương thuốc đặc biệt từ một Sinh Vật Rất Độc Đáo docx

11 197 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 131,26 KB

Nội dung

Phương thuốc đặc biệt từ một Sinh Vật Rất Độc Đáo Cá ngựa, gọi theo tên Hán-Việt, Hải mã (tên gọi này có thể gây nhầm lẫn với một động vật khác, cũng gọi là Hải mã = Morse thuộc loài có vú, rất lớn trong họ hải cẩu (Odobenidae). Trong một bản phúc trình đặc biệt, đưa ra vào năm 1995, tại Hội nghị Quốc tế về Cá ngựa tổ chức tại Cebu, Philippines, nhà nghiên cứu người Canada, Amanda Vincent đã báo động về số lượng cá ngựa đã và đang bị sụt giảm quá mức trong vùng biển Đông Nam Á. Riêng tại Phi, số lượng cá ngựa sụt đến 70% (Phi cung cấp mỗi năm khoảng 5 triệu con cá ngựa cho thị trường Trung Hoa, HongKong, Nhật, Đài loan, Singapore và Nam Hàn). Nhu cầu cá ngựa mỗi năm trên thị trường thế giới lên đến 20 triệu con đa số do Phi, Việt Nam, Ấn độ, Thái lan và Indonesia cung cấp ở cả hai dạng cá ngựa sống và cá phơi khô. Theo văn hóa của người Seri (vùng Tây Bắc Mexico) thì Cá ngựa là một người, khi chạy trốn kẻ thù đang đuổi bắt, đã trốn xuống biển, nhét đôi dép vả thắt lưng nơi ngang bụng Văn hóa Hawaii xem cá ngựa như tượng trưng cho một tình bạn bất diệt. Cá ngựa được một số tổ chức dùng làm biểu tượng như Hiệp hội những người bệnh bị Kinh phong (National Society for Epilepsy) có một con thú đại diện (mascot) là chú cá ngựa mang tên Caesar (Julius Caesar là vị vua La mã, bị bệnh kinh phong). Tổ chức đã chọn cá ngựa vì tuyến yên ngựa (hippocampus) trong óc dễ tổn thương khi có những cơn co giật do kinh phong. Cá ngựa hay Hải mã, loài Hippocampus thuộc họ cá Syngnathidae. Họ này gồm cả các loài Cá chìa vôi (Pipefish), Cá rồng lá (Leafy sea dragon) và một số cá ít được biết đến như flute mouths, shrimp-fish. Cá ngựa, theo tên gọi, có hình dạng của đầu giống như ngựa: đầu nằm ngang vuông góc với thân hoặc gập xuống, được xem là một loài cá thân dẹt có xương, không vẩy, da cá mỏng và kéo dãn để bao bọc chuỗi xương xếp theo từng vòng hay đốt trên toàn thân. Số đốt thay đổi tùy loài. Cá có một vòng 'triều thiên' trên đầu, vòng này là đặc điểm riêng của từng con, khác nhau gần như vân tay nơi người. Mắt có thể di động riêng từng bên theo kiểu mắt tắc kè. Cá có mõm hình trụ, kéo dài như một cái ống hoạt động theo kiểu ống chích, hút con mồi rất mạnh. Bụng cá phình, không vây. Cá ngựa không có vi đuôi, chúng bơi rất kém bằng cách sử dụng các vi lưng, vẫy qua lại thật nhanh tạo sức đẩy và các vi ngực, gắn sau mắt, dùng để bẻ hướng bơi. Cá ngựa còn có một đặc tính rất độc đáo, được giới Phụ nữ rất ưa thích vì đây là loài cá mà con đực mang bầu và đẻ con! Trước khi kết hợp, Cá ngựa có những cách thức ve vãn nhau bằng cách cuốn đuôi và bơi lội quanh nhau hàng giờ, và thân thay đổi màu rất đẹp. Lúc kết hợp, cá ngựa mái đặt vào túi nơi bụng của con đực khoảng 600 trứng màu đỏ xậm và cá ngựa đực mang bầu đến khi sanh nở (thời gian mang bầu, tùy loài, kéo dài từ 2 đến 4 tuần). Bọc nơi bụng là một loại tử cung và trứng được nuôi bằng dưỡng chất từ máu của cá ngựa đực. Sau đó cá ngựa con sẽ được sanh từ bọc (cá ngựa đực cũng trải qua thời gian đau khi sanh, có thắt bọc để đảy cá ngựa con ra khỏi bọc) và cá ngựa con sẽ trưởng thành sau 3 tháng. Cá ngựa thường sinh sống trong những vùng biển nhiệt đới và ôn đới, nơi vũng nước tương đối cạn, tại khắp nơi trên thế giới. Do khả năng bơi lội kém nên chúng sống tập trung tại những khu vực kín được bảo vệ như các vùng đồng cỏ nơi thềm biển, rặng san hô và đầm đáy biển, dùng đuôi quấn vào những giá thể. Cá ngựa thường sống tụ quanh một vùng riêng trong đó các con đực quanh quẩn trong vùng diện tích chừng 1m vuông và con mái trong vùng chừng 100 lần rộng hơn. Chúng ăn tép nhỏ, cá bột và phiêu sinh vật, rong, vi tảo. Có khoảng 35 loài cá ngựa trong đó 5-6 loài sống trong vùng biển Việt Nam. Dọc duyên hải Thái bình dương Hoa Kỳ, từ Bắc xuống đến Nam Mỹ cũng có 4 loài cá ngựa, kích thước từ rất nhỏ, chỉ dài 2.5 cm đến lớn cỡ 33cm Tại khu vực Địa trung hải, có khoảng 3 loài cá ngựa. Cá ngựa tại Âu châu và Hoa Kỳ: Tại Âu-Mỹ, cá ngựa ít được chú ý, hiện nay cá chỉ được khai thác, nuôi làm thú cảnh. Cá bắt trong thiên nhiên tương đối khó nuôi trong các hồ cá cảnh vì chúng ăn các thực ăn sống như tép nhỏ, khi nuôi trong hồ hẹp dễ bị trầm cảm, làm suy nhược hệ miễn nhiễm, gây mắc bệnh dễ dàng. Gần đây, do kỹ thuật nuôi và tạo giống nhân tạo, cá ngựa đã sinh sản nhiều hơn trong các điều kiện môi trường bị bắt giữ nên cá 'nuôi' khỏe hơn, ít bệnh. Chúng được nuôi bằng thực phẩm đóng gói, vi sinh vật đông lạnh nên việc nuôi trong hồ tại gia trở thành tương đối dễ dàng hơn. Cá ngựa tại Âu châu: Trong vùng Địa trung hải có loài Hippocampus hippocampus mõm dài, H. brevirostris mọm ngắn và H. fuseus, di cư từ Biển đỏ sang. Cá ngựa tại Hoa Kỳ: Tại Hoa Kỳ, dọc bờ biển Đại Tây Dương và trong vùng Vịnh Mexico, loài cá ngựa thường gặp nhất là Hippocampus erectus (Lined seahorse, Northern seahorse). Cá có thể lớn đến 19-20 cm, màu sắc thay đổi từ đen, nâu đến vàng, cam, sống tại độ sâu từ 0.5m đến 30m trong vùng biển từ Massachusetts xuống đến South Carolina. Loài Hippocampus reidi (Slender seahorse), (Long snout seahorse), lớn khoảng 17 cm, thân màu nâu có những đốm trắng (nhiều nhất nơi phần đuôi), gặp tại North Carolina, quanh Bermuda. Cá ngựa dùng làm thuốc trong Đông, Nam dược: Một số loài cá ngựa được chọn để làm dược liệu: - Hippocampus kellogi: Kellogg's seahorse, O-umi-uma (Nhật) Tại Việt Nam, cá được gọi là Cá ngựa 'Kenlô' hay Cá ngựa thân trắng= Bạch hải mã , do ở bên thân có một số vệt trắng hình con sâu. Cá dài chừng 14-15 cm. Con lớn nhất bắt được dài đến 28 cm. Phần bụng có 11 đốt. Phần đuôi có từ 39 đến 41 đốt. Vây lưng có 17-19 vi, vây ngực cũng 17-19 vi. Cá phân bố trong vùng ven biển Quảng đông, Phúc kiến , Ấn độ, Nhật, Phi và trong vùng Vịnh Bắc Việt. Hippocampus trimacullatus: Được gọi là Cá ngựa thân chấm (Cá ngựa ba khoang, Cá ngựa ba chấm = Tam ban hải mã) vì trên lưng có nhựng vết đen lớn, thường là 3 đốm. Toàn thân dài chừng 12 cm. Cá thường gặp trong vùng ven biểm Nam Trung hoa, Bắc việt và cả tại Đài loan, Philippines. Phần đuôi tương đối dài, có đến 41 đốt và gai trên đốt có đầu ngắn và tù. Vây lưng có 20-21 tia và vây ngực 17-18 tia. Hippocampus kuda: Yellow seahorse, Spotted seahorse. Đây là loài thông dụng nhất và được ghi trong Dược Điển của Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa. Cá thường gặp trong các vùng biển Trung Hoa, Nhật. Singapore, Indonesia, Úc. Tại Việt Nam, cá được gọi là Cá ngựa lớn (Đại hải mã). Dài khoảng 14 cm, tối đa chừng 17 cm. Mồm hình ống, miệng nhỏ ở tận cùng của mõm.Toàn thân được bao bọc bởi các đốt xương cong. Thân có gai ngắn. Vây lưng có 17-18 tia, vây ngực 15-18 tia. Thân thường màu đen, có khi vàng nhạt hay màu kem, và có đốm xậm hơn (thường gặp nơi con mái) và cũng có thể có màu của cát, giúp chúng dễ lẫn vào môi trường chung quanh. Cá ngựa lớn sống nơi độ sâu 0-8m, tối đa 55m. Cá sinh sản quanh năm. Trứng có đường kính trung bình 1.8 mm, thời gian mang thai 17 ngày. Cá con khi nở dài chừng 7mm. Hippocampus histrix: Còn gọi là Cá ngựa gai (Thích hải mã, Thiết hải mã) do thân có rất nhiều gai. Toàn thân được cấu tạo bởi các đốt xương vòng. Đỉnh đầu có chùm gai to và cao. Mõm hình ống. Toàn thân màu nâu nhạt, riêng đĩnh các gai trên thân có màu nâu đen. Hippocampus japonicus: Cá ngựa Nhật (Bắc hải mã), chỉ lớn chừng 4 cm, nhưng rất được ưa chuộng tại Đài loan để làm thuốc. Phần đuôi tương đối ngắn có 37-38 đốt. Do bị đánh bắt quá mức, số lượng cá ngựa đã bị giảm sút rất nhiều, do đó để cung cấp cho nhu cầu tiêu thụ, nhiều quốc gia như Trung Hoa, Thái Lan, Nhật đã tổ chức nuôi cá. Việt Nam cũng cho cá đẻ nhân tạo và nuôi trứng tại các đầm nước mặn, nước lợ tại các vùng ven biển miền Trung như Tuy Hòa, Bình định. Tỷ lệ cá sống và tăng trưởng rất khả quan, có thể đạt trên 75 %. Vị thuốc 'Hải mã' trong Đông dược: Dược học Tây phương không chú trọng đến Cá ngựa, trái lại cá ngựa được xem là một dược liệu quý trong Đông dược. Vị thuốc được đặt tên là Hải mã hay Thủy mã (Shui ma). Nhật dược (Kampo) gọi là Kaiba, Hàn quốc là Heama. Vị thuốc đã được ghi chép trong 'Bản thảo cương mục thập di'. Vị thuốc là cá ngựa nguyên con, được chế biến theo phương thức sau: Tuy cá ngựa có thể đánh bắt quanh năm, nhưng tốt nhất là trong các tháng 8 đến 11. Mổ cá, bỏ nội tạng, uốn đuôi cho cong, rồi phơi hay sấy khô. Sau đó chọn hai con củng cỡ, cột chung lại (chưa hẳn là một con đực một con cái) thành đôi. Ngoài ra có thể tẩm rượu, sao rồi tán thành bột, hay ngâm rượu hồi, rượu quế một thời gian rồi mới phơi hoặc xấy khô. Cá ngựa (Hải mã) được cho là có vị mặn-ngọt, tính ấm và tác động vào các kinh mạch thuộc Thận và Can. Hải mã có những tác dụng: Bồi bổ Thận và tráng 'Dương' được dùng để trị các chứng bất lực, tiểu són, tiểu đêm, hơi thở ngắn (hụt hơi) và suy nhược nơi người cao niên. Thường được phối hợp với Câu Kỷ tử (Gou-qi-zi=Fructus Lycii) và Đại táo (Da-zao, hay Táo tàu). Bồi dưỡng 'Huyết', trị các chứng xuất huyết, đau do ứ huyết, sưng đau do mụn nhọt, nỗi cục nơi bụng. Bồi bổ cơ thể: dùng chung với thịt heo nạc để trị trẻ em ốm còi, suy nhược. Không nên dùng hải mã trong thời kỳ có thai. Liều dùng: 4 đến 12 gram Những nghiên cứu về dược lực và thử nghiệm lâm sàng: Hoạt tính nội tiết: Các chất ly trích tử hải mã bằng alcohol có hoạt tính kéo dài thời gian rụng trứng, tăng trọng lượng của tử cung và buồng trứng nơi chuột cái thử nghiệm. Chất này có các hoạt động loại androgen trên các tuyến nhiếp hộ và dịch hoàn. Các hoạt tính này yếu hơn Dâm dương hoắc (Ying-yang-huo= Herbi Epimedii), Xà xàng tử (She chuang zi= Fructus Cnidii Monnieri) nhưng mạnh hơi chất ly trích từ Tắc kè. (Dan Bensky, Chinese Herbal Medicine Materia Medica trang 356). Tác động về tình dục: Chất ly trích hải mã bằng alcohol giúp kéo dài thời gian ân ái nơi chuột thữ nghiệm. Đặc chế Hải mã của Trung Hoa: Trong danh mục các dược phẩm đặc chế của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa có ghi vài loại thuốc bổ trong thành phần có hải mã. Hải mã bổ thận hoàn (Hai Ma Bu Shen Wan) Đặc chế này phối hợp đến 20 dược liệu khác nhau, trong đó Hải mã chiếm 10% (tính theo trọng lượng tổng cộng), ngoài ra còn có Nhân sâm (10%), Long cốt (5%), Câu kỷ tử (5%), thận Lừa (3%), Gân nai (4%). Bồ cốt chỉ (3%), Phục linh (3%), Hoàng kỳ (5%), Hồ đào nhân (3%), Lộc nhung (6%), Tắc kè (6%), Hải cẩu thận (5%), Hổ cốt (6%), Sơn thù du (3%), Đương quy, Đinh hương, Sinh địa. Thuốc được dùng để trị những trường hợp suy nhược Khí-Huyết và suy Dương nơi Thận, trong các trường hợp bần tinh (thiếu tinh trùng), bất lực, chân tay yếu nhược, đổ mồ hôi ban đêm, mất ngủ. Thuốc do Xưởng dược Thiên Tân sản xuất dưới tên Sea horse Genital Tonic Pills; General Tonic and Genital Strengthener. Chí Bảo Tam biên hoàn (Zhi Bao San Bian Wan) Đặc chế này phối hợp 13 dược liệu trong đó ngoài Hải mã còn có các dược liệu bổ Dương như Lộc nhung, Hải cẩu thận, Dịch hoàn Nai, Dịch hoàn Chó vàng, Dâm dương hoắc, Ba thiên kích. Thuốc cũng được dùng để trị các chứng bất lực, thiếu tinh trùng; có thể dùng cho những vị cao niên suy nhược, các chứng tóc bạc sớm. Cá ngựa theo quan niệm dân gian: Tại Việt nam, dân đánh cá cho rằng cá ngựa tươi ngâm rượu mới quý, do đó khi ra khơi họ thường mang theo rượu trắng để ngâm cá ngay sau khi đánh bắt và tốt nhất là những đôi cá bắt được trong lúc chúng đang giao tình, và mắt còn nguyên. . Phương thuốc đặc biệt từ một Sinh Vật Rất Độc Đáo Cá ngựa, gọi theo tên Hán-Việt, Hải mã (tên gọi này có thể gây nhầm lẫn với một động vật khác, cũng gọi là Hải. bơi rất kém bằng cách sử dụng các vi lưng, vẫy qua lại thật nhanh tạo sức đẩy và các vi ngực, gắn sau mắt, dùng để bẻ hướng bơi. Cá ngựa còn có một đặc tính rất độc đáo, được giới Phụ nữ rất. bọc chuỗi xương xếp theo từng vòng hay đốt trên toàn thân. Số đốt thay đổi tùy loài. Cá có một vòng 'triều thiên' trên đầu, vòng này là đặc điểm riêng của từng con, khác nhau gần

Ngày đăng: 02/08/2014, 06:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w