Phỏng vấn đẳng cấp cao Hiểu vai trò của mình và vai trò của người phỏng vấn. Là người được phỏng vấn, bạn cần nói về giá trị bản thân và nắm bắt được những yêu cầu của công việc mà bạn đang ứng tuyển; trả lời những câu hỏi của nhà tuyển dụng, hiểu và đáp lại những gì mà họ cần. Vai trò của người phỏng vấn là giới thiệu về công ty, sàng lọc và đánh giá những ứng viên nào có thể làm việc được cho công ty của họ. Nếu bạn muốn làm một ứng viên phù hợp với vị trí của họ thì hãy chuẩn bị thật kỹ những yêu cầu mà họ cần. Thực tế, vai trò của bạn và người phỏng vấn đối chiếu nhau. Cả hai đều đưa ra và thu nhận những thông tin phù hợp, có giá trị. Trước cuộc phỏng vấn, hãy lựa chọn 3-5 thành tích hay kỹ năng để làm chủ đề trọng tâm cho việc giới thiệu về bản thân bạn. Cân nhắc mọi tình huống và chứng minh rõ những ý kiến của bạn để có cơ hội tiến đến làm chủ cuộc phỏng vấn. Thông thường, các công ty đều tìm kiếm một ứng viên với những ưu điểm nổi bật như: kỹ năng giao tiếp tốt, kỹ năng làm việc nhóm, khả năng lãnh đạo nhóm, trung thực và tự tin. Thể hiện mình là một người đáng tin cậy bằng việc thích ứng phong cách giao tiếp của bạn với phong cách người phỏng vấn. Phương cách để bạn truyền đạt tốt là lựa chọn ngôn từ. Ngoài ra hãy chú ý tác phong, nhân cách, cử chỉ sao cho nhà tuyển dụng có ấn tượng tốt và tin tưởng bạn. Đặt câu hỏi. Nên hỏi những câu thể hiện sự quan tâm của bạn đối với công ty. Nếu bạn đến cuộc phỏng vấn mà không có một câu hỏi giá trị nào, bạn sẽ mất điểm với người phỏng vấn. Nghiên cứu tìm hiểu: phải tìm kiếm đầy đủ thông tin của trang web công ty trước khi gọi điện thoại Mục đích phỏng vấn? Xác định lý do bạn muốn làm tạI công ty đó Lên danh sách những ưu điểm: Xác định những ưu điểm và kỹ năng của bạn để xem bạn có phù hợp cho vị trí công việc đó. nếu không, tốt nhất là bạn không nên đi phỏng vấn. Sở thích cá nhân: Lên lịch phỏng vấn tại thời điểm mà bạn cảm thấy thoải mái nhất. phỏng vấn trực tiếp tốt hơn là qua điện thoại Sơ yếu lý lịch: Nhớ mang mang theo sơ yếu lý lịch khi đi phỏng vấn, do vậy bạn có thể trả lời được những câu hỏi của người phỏng vân. Hãy trung thực: Hãy đi vào trực tiếp vấn đề. nếu như bạn không biêt, hãy nói là không biết. Hãy trung thực, hoà nhã, chân thành và tự tin nhưng không được kiêu ngạo. nếu bạn thấy người khác muốn nói nhiều, cứ để người ta nói vì họ thích có người lằng nghe họ Tiếp theo?: Cuối buổi phỏng vấn, hãy cố đạt được một cuộc phỏng vấn trực tiếp. Hãy tự hõi bước tiếp theo là gì trước khi kết thúc cuộc gọi. Xác định các yếu điểm: Nếu có thể, hãy cố tìm ra xem người phỏng vấn thấy được những điểm mạnh và điểm yếu của bạn. bằng cách này, bạn có thể phát huy những thể mạnh và hạn chế bớt yếu điểm của bạn tại buổi phỏng vấn trực tiếp Không nên để lộ điểm yếu của mình trước những câu hỏi. Đa số những câu hỏi mà người phỏng vấn thường đề cập đến là: - Hãy kể cho tôi nghe về bản thân bạn? - Bạn sẽ nhìn thấy bạn như thế nào trong 5 năm tới? - Hãy kể về những bước đi thành công của bạn? Để đáp lại những câu hỏi của nhà tuyển dụng, bạn không nên chỉ nói về những điểm tốt của mình vì họ sẽ nghĩ là bạn không trung thực. Nên kể về một vài thất bại của bạn và cách bạn vượt qua nó. Theo HRVietNam . Phỏng vấn đẳng cấp cao Hiểu vai trò của mình và vai trò của người phỏng vấn. Là người được phỏng vấn, bạn cần nói về giá trị bản thân và nắm bắt. đó. nếu không, tốt nhất là bạn không nên đi phỏng vấn. Sở thích cá nhân: Lên lịch phỏng vấn tại thời điểm mà bạn cảm thấy thoải mái nhất. phỏng vấn trực tiếp tốt hơn là qua điện thoại Sơ yếu. buổi phỏng vấn, hãy cố đạt được một cuộc phỏng vấn trực tiếp. Hãy tự hõi bước tiếp theo là gì trước khi kết thúc cuộc gọi. Xác định các yếu điểm: Nếu có thể, hãy cố tìm ra xem người phỏng vấn