Vài điều về DÂU DA (Giâu Gia) doc

7 394 0
Vài điều về DÂU DA (Giâu Gia) doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Vài điều về DÂU DA (Giâu Gia) Cây Dâu da hay Giâu gia là một cây cho trái ăn khá ngon nhưng tương đối chưa được phổ biến rộng rãi lắm tại Việt Nam. Cây được FAO xem là một số tiềm năng kinh tế tại một số quốc gia Đông Nam Á như Thái lan, Miến điện Tại Việt Nam, cách viết tên Dâu da vẫn chưa được mọi người đồng ý, có nhiều tác giả viết là Dâu gia, Giâu gia, Giâu da Ngoài ra tên Dâu da còn được gọi 2 cây khác hẳn nhau: Dâu da xoan (dành cho Allospondias lakonensis thuộc họ Anacardiaceae) và Dâu da đất = Baccaurea ramiflora thuộc họ Euphorbiaceae Ngay tên Giâu gia xoan cũng có sự khác biệt giữa các nhà chuyên về thực vật : Theo GS Phạm Hoàng Hộ, trong 'Cây có vị thuốc tại Việt Nam' Dâu gia xoan là Clausena excavata thuộc họ Rutaceae (?) Bài này xin trình bày riêng về Cây Dâu da đất, thường gặp tại Nam Việt Nam, đặc biệt là tại Lái Thiêu, Búng Trong tập sách 'Giá trị dinh dưỡng của Trái cây', chúng tôi có trình bầy về trái Bòn bon, một trái cây khác hẳn Giâu gia (một số bài trên các website đã nhầm lẫn khi cho hai cây là một). Bên cạnh đó còn có một trái cây khác rất giống với Giâu gia là Chàm Rai, tên Thái của cây Baccaurea polyneura. BS Nguyễn lê Đức một nhà nghiên cứu Phật học tại Jacksonville, Florida đã giúp giải thích : Ca dao miền Nam có câu: Coi ngoài rạch Bà Nghè, dòng trắng hây hây tờ quyến trải Ngó lên giòng Ông Tố, cây xanh nghịt nghịt lá chàm rai Rạch Bà Nghè là Rạch Thị Nghè Khi xưa giâu gia mọc đầy giồng (cù lao) Ông Tố, dân Xiêm sang Bến nghé buôn vẫn gọi là Chàm rai, còn dân địa phương lại gọi là trái Búng, nên có tên địa danh Búng tại Lái Thiêu Tài liệu của Võ văn Chi (Sách tra cứu tên cây cỏ Việt Nam) ghi nhận các loài Baccaurea tại Việt Nam gồm: Baccaurea harmandii = Giâu gia lông, giâu gia Harmand B. hienii = Giâu gia lá to. B. oxycarpa = Giâu gia quả nhọn, A luân, Sacoi. B. ramiflora, còn có các tên đồng nghĩa B. sapida, B. cauli flora = Giâu gia đất. B. silvestris (hay B. annamensis)= Giâu tiên, Giâu đất, Giâu gia vỏ đỏ, Búng, Chọt chệt. Một số tài liệu khác xếp chung 2 loài B. ramiflora và B. sylvestris đồng thời ghi thêm loài Baccaurea motleyana= Giâu gia lá soăn? Baccaurea ramiflora = B. sapida Cây thường gặp tại các quốc gia Á châu kể cả Việt Nam, và được trồng tại Ấn độ, Mã lai. Tại Trung Hoa cây mọc tại những vùng cao độ 100- 1000m ở Quảng đông, Quảng tây, Vân nam. Các tên thường gọi : Burma grape; Thái lan : Mafai, mak fai pa; Miến điện : kazano; Cambodia : phnhiew ; Ấn độ : leteku Trung Hoa : Mộc nại quả (mu nai guo) Tại Việt Nam: tên gọi theo B. sylvestris Cây thuộc loại thân mộc, mọc chậm, cao trung bình10-15m, có thể đến 25m, đường kính thân có thể đến 60 cm . Cây thích hợp với nhiều điều kiện thổ nhưỡng khác nhau. Cành non mảnh và nhẵn, lá thường tập họp tại các cành non. Lá hình tròn dài, nhọn tại 2 đầu, dài 10-20cm, ngang 3-9cm. Phiến lá dày, lá kèm có lông ở cả 2 mặt. Hoa màu vàng nhạt, mọc thành chùm dài ở nách, trên các thẹo lá, lưỡng phái. Hoa đực có 4-5 đài, 6-10 nhị; hoa cái 6-7 đài, bầu hoa hình cầu phủ lông tơ. Bầu hoa có 2-4 ô, mỗi ô chứa 2 noãn. Quả mọng, hình cầu, vỏ hơi nhám co màu từ ngà, vàng nhạt sang đến hồng nhạt, đỏ và tím, đường kính 2.5- 3.5 cm. Quả có 3 ngăn, mỗi ngăn có 1 hạt. Hạt màu đỏ tím, lớn 1- 1.3 cm được bọc bằng một lớp cơm dày màu trắng đục chứa nhiều nước có vị ngọt, đôi khi hơi chua. Cây trổ hoa vào các tháng 2-3 và quả chín vào các tháng 6-8. Các nghiên cứu của FAO tại Thái Lan ghi nhận : quả giâu gia đất chỉ được xem là một loại quả ít giá trị kinh tế, chỉ được ăn tại địa phương và không có triển vọng để phát triển (FAO Corporate Document Repository : Under-utilized tropical fruits of Thailand). Tuy nhiên, tại Việt Nam hiện đang có một số dự án phát triển việc trồng giâu gia đất tại các tỉnh miền Trung như Phú Yên theo ước tinh năng suất của cây khi được 5-8 tuổi, có thể cho mỗi cây 30- 50 kg quả/năm. Baccaurea motleyana Cây được gọi là Rambai hay rambi tại Philippines, mai-fai-farang tại Thái lan. Cây mọc hoang tại vùng Nam Trung Hoa, Thái lan, Cambodia và khu vực Malacca, đôi khi được trồng tại Bắc Mã lai và Thái lan. Theo tài liệu Flora of China thì cây cũng có tại Việt Nam Cây mọc chậm, thường cao 9-12m, đôi khi đến 18m, thân ngắn và chắc. Lá soăn xanh đậm dài 15- 33 cm , rộng 7- 15 cm mặt trên có gân nổi, mặt dưới xanh-nâu, có lông. Hoa đực nhỏ có mùi thơm, mọc thành chùm dài 25- 75 cm và hoa cái thành chùm ngắn hơn 7- 15 cm . Hoa dực và cái mọc riêng trên từng cây. Hoa không có cánh hoa, chỉ có lá đài. Quả mọc thành chùm treo từ các cành già hay ngay trên thân. Quả hình trứng thuôn, dài 2.5- 4.5 cm rộng 2.5 cm, có vỏ nhung, mỏng màu đỏ salmon hay nâu vàng khi chín hơi nhăn lại. Quả có 3-5 ngăn trong mỗi ngăn có hạt dẹp màu nâu dài chừng 1.2 cm được bọc bởi một cùi trắng trong dính với hạt có vị chua hay hơi ngọt. Cây trổ hoa trong các tháng 5-7, cho quả trong các tháng 7-10. Công dụng của các cây trong nhóm Baccaurea: Baccaurea motleyana: Theo J. Morton trong 'Fruits of Warm climates' cây Rambai được trồng làm cây cho bóng mát và cho quả, có thể ăn tươi hay làm mứt và chưng cất làm rượu. Gỗ thân tuy phẩm chất kém nhưng có thể dùng làm cột. Vỏ thân có nhiều tannins, dùng làm chất cầm màu trong công nghiệp dệt. Nước sắc từ vỏ được dân địa phương dùng trị sưng mắt. Baccaurea ramiflora: Lá non, hoa và quả xanh được dùng nâu canh chua. Quả chín co vị chua và ngọt dùng ăn tươi, hay bóc lấy cùi chế sirop. Tại Mã lai, quả được xem là một vị thuốc trợ tiêu hóa, trị giun sán. Trong vùng Vân Nam , là giã nát trộn với giấm làm thuôc đắp trị mụn nhọt, lở loét. Nước sắc vỏ cây dùng trị bệnh phụ khoa. Vài nghiên cứu về thành phần của giâu gia: Theo PubMed có một vài nghiên cứu về thành phần hóa học của giâu gia như : Trong lá Baccaurea ramiflora có khoảng 11 hợp chất loại phenol thuộc nhóm Vanilloylisotachios ide. Các hợp chất này cho thấy có các hoạt tinh chống oxy hóa khá mạnh trong các thử nghiệm MTT và DPPH dùng các tế bào dòng PC12 (Planta Medica Số 73-2007) Trong đọt lá B.ramiflora có những hợp chất loại vanilloid thuộc các nhóm glucopyranosyl tachioside, vanilloylpicra quassioside và vanilloylcariside đều có các khả năng chông oxy hóa đáng kể (Planta Medica Số 76-2010) Tài liệu sử dụng: Fruits of Warm Climates (Julia Morton) Flora of China FAO Corporate Document Repository A History of fruits in the SE Asian Mainland (Roger Blench) Từ điển Cây thuốc Việt Nam (Võ văn Chi). Tiến sĩ Dược Khoa Trần Việt Hưng . Vài điều về DÂU DA (Giâu Gia) Cây Dâu da hay Giâu gia là một cây cho trái ăn khá ngon nhưng tương đối chưa được. Việt Nam, cách viết tên Dâu da vẫn chưa được mọi người đồng ý, có nhiều tác giả viết là Dâu gia, Giâu gia, Giâu da Ngoài ra tên Dâu da còn được gọi 2 cây khác hẳn nhau: Dâu da xoan (dành cho Allospondias. trong 'Cây có vị thuốc tại Việt Nam' Dâu gia xoan là Clausena excavata thuộc họ Rutaceae (?) Bài này xin trình bày riêng về Cây Dâu da đất, thường gặp tại Nam Việt Nam, đặc biệt là

Ngày đăng: 02/08/2014, 00:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan