1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Hỏi Đáp Bệnh Tiểu Đường (phần 11+12) pps

15 226 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 136,06 KB

Nội dung

Hỏi Đáp Bệnh Tiểu Đường (phần 11+12) Làm sao để kiểm tra và kiềm chế mức đường trong máu một cách thích hợp Làm sao để kiểm tra và kiềm chế mức đường trong máu một cách thích hợp (tiếp theo) Tóm tắt các kỳ trước Ðể sống vui với bệnh tiểu đường, những điều chính mà ta cần chú ý để điều chỉnh lối sống của mình là: -Ðể ý đến và điều chỉnh cách ăn uống cho thích hợp. -Tránh thuốc lá. -Thể dục và vận động thể lực thích hợp. -Biết cách kiểm tra và kiềm chế mức đường trong máu một cách thích hợp. -Biết cách phòng và phát hiện sớm các biến chứng của bệnh cũng như tác dụng phụ của thuốc men. -Hợp tác chặt chẽ và vui vẻ với bác sĩ để kiểm soát bệnh, phòng, phát hiện và chữa sớm các biến chứng. Dùng thuốc và đo đường đều đặn hàng ngày Kiểm soát mức đường máu hàng ngày đều đặn là việc tương đối phức tạp. Muốn giữ mức đường ở mức an toàn thường xuyên để tránh các biến chứng cấp tính hay mạn tính, ta cần có một lịch trình dùng thuốc, thử đường và ăn uống có kế hoạch cẩn thận. Tuy nhiên, sự thành công không đòi hỏi ta phải từ bỏ mọi vui thú trong cuộc sống hàng ngày. Ngược lại, biết cách sắp xếp để việc điều trị hòa nhịp được với các thú vui lành mạnh hàng ngày, là chìa khóa để thành công, vì nếu chữa bệnh mà “khổ quá” thì ít ai có thể theo đuổi suốt đời được, mà việc điều trị tiểu đường, là một việc hầu như ta sẽ phải làm suốt đời (trừ trường hợp trong tương lai có một phát minh bất ngờ nào giúp chữa khỏi hẳn được bệnh). Mặc dù lúc đầu có thể hơi khó khăn trong việc thành lập một thói quen, một thời khóa biểu mới kết hợp được tất cả những việc cần thiết nói trên (dùng thuốc, thử máu, ăn uống thích hợp), rất nhiều bệnh nhân tiểu đường đã thực hiện được điều này, biến nó thành một “bản năng” thứ hai của mình, và sống vui với bệnh. Lúc đầu, thường ta cần phải viết ra một thời khóa biểu và kế hoạch dùng thuốc, ăn uống, thử máu hàng ngày, cho tới khi các kế hoạch, thời khóa biểu này đã thành một thói quen, đã thẩm thấu vào trí nhớ, não trạng của mình. Bên cạnh kế hoạch chính, ta nên có sẵn vài phương án dự phòng, dành cho những tình huống bất ngờ, ví dụ như có bạn ghé qua mời đi ăn, tập thể dục nhiều hơn bình thường bị hạ đường máu, bị cảm không ăn uống được như bình thường, vân vân (sẽ phải tăng giảm liều thuốc như thế nào, nên ăn thứ gì, ). Người bệnh tiểu đường có thể (thường) phải dùng nhiều thuốc khác nhau cho các bệnh khác nhau (ví dụ như cao huyết áp, cao cholesterol, thuốc để phòng các biến chứng tim mạch như aspirin). Tất cả các thuốc này đều quan trọng trong việc duy trì sức khỏe trong trường kỳ, tránh các biến chứng. Do đó, kết hợp tất cả các thuốc men, phương pháp điều trị vào kế hoạch hàng ngày, theo đúng những điều cần thiết được bác sĩ dặn dò là điều quan trọng. Trong việc dùng thuốc, một hộp đựng thuốc hàng ngày (pills organizer) có thể rất hữu ích. Nó giúp ta chỉ cần một lần mỗi tuần bỏ thuốc vào ngăn, sau đó đến giờ cứ mở ngăn ra lấy thuốc mà dùng, nếu quên, lần kế, nhìn thấy thuốc còn trong ngăn, ta sẽ biết là mình đã quên, và như vậy, ngày sẽ càng ít quên hơn. Kiểm soát bàn chân hàng ngày Tiểu đường có thể gây ra các biến chứng ở bàn chân, và ta có thể không phát hiện kịp thời cho đến khi chúng đã trở thành trầm trọng. Do đó người bị bệnh tiểu đường nên, tập thành thói quen kiểm soát bàn chân mình hàng ngày. Tốt nhất là vào một giờ cố định, ví dụ như lúc mang giày đi làm, lúc đi tắm, khi thức dậy vào buổi sáng hay trước khi đi ngủ Việc này chỉ tốn khoảng một phút mỗi ngày, nhưng có thể sẽ được trả giá bằng cả bàn chân của ta. Ta cần kiểm soát cả bàn chân của mình, cả gan bàn chân, mu bàn chân, kẻ các ngón chân. Cần xem xét kỹ xem có bi bị rách da, lở loét, nổi bóng nước, da khô, bị các cục chai, hay bất thường gì khác hay không. Nếu thấy bất thường, nên đi khám và báo cho bác sĩ càng sớm càng tốt. Ta phải chữa sớm vì các vết thương ở người bệnh tiểu đường thường rất khó lành, khi đã trễ, khó khăn sẽ càng tăng gấp bội. Ði khám bác sĩ thường xuyên Tập thành các thói quen mới cho cuộc sống hàng ngày nhằm thích nghi tình trạng mới (bệnh tiểu đường) của mình (như đã nêu trên), là điều rất tốt và rất cần thiết. Tuy nhiên, các thói quen mới nhằm tự chăm sóc mình không thể thay thế được việc được theo dõi thường xuyên bởi bác sĩ. Các buổi thăm khám thường xuyên sẽ giúp bác sĩ có thể điều chỉnh thuốc men, phát hiện sớm các biến chứng, thực hiện các xét nghiệm thường quy để theo dõi tình trạng bệnh tiểu đường, các biến chứng, và các bệnh có liên quan. Cần nhớ rằng, các vấn đề sức khỏe thường được chữa có hiệu quả nhất là vào lúc nó còn nhẹ, đôi khi còn chưa có triệu chứng. Một trong những điều quan trọng khác góp phần vào sự thành công của việc chữa trị là “lắng nghe” cơ thể của mình, để phát hiện sớm các bất thường, và nên báo bác sĩ sớm, không cần phải đợi đến ngày hẹn thường quy. Trong việc chữa trị tiểu đường, nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, việc theo dõi với bác sĩ gia đình, nội khoa tổng quát, hay với bác sĩ chuyên về nội tiết (endocrinologist) thường đem lại kết quả không khác nhau. Ðiều quyết định là sự chủ động của bệnh nhân, sự làm việc cẩn thận, thường xuyên theo dõi của bác sĩ. Tóm lại, điều cần nhớ là phòng bệnh hơn chữa bệnh. Khi đã bệnh thì chữa kịp thời lúc càng nhẹ, sẽ càng dễ chữa và ít tốn kém tiền bạc cũng như hao mòn sức khỏe, cơ thể của ta hơn. Các biến chứng thận của bệnh tiểu đường - Yếu Tố Di Truyền Tiểu đường đã và đang trở thành nguyên nhân thường gặp nhất của bệnh thận ở giai đoạn chót (thận trở nên hoàn toàn vô dụng trong việc thải các chất độc ra khỏi cơ thể, cần phải lọc thận hoặc thay thận) ở Mỹ và Châu Âu. Ở Hoa Kỳ, bệnh thận gây ra do tiểu đường chiếm khoảng 40% các trường hợp mới của bệnh thận ở giai đoạn chót. Khoảng 20 đến 30% các bệnh nhân bị tiểu đường loại 1 hoặc loại 2 sẽ bị bệnh thận. Tỉ lệ sẽ bị tổn thương thận tiến triển đến giai đoạn chót của các bệnh nhân bị bệnh tiểu đường loại 2 thấp hơn so với những người bị tiểu đường loại 1. Tuy nhiên, vì trong số những người bị tiểu đường, số lượng những người bị tiểu đường loại 2 cao hơn nhiều so với loại 1, cho nên hơn phân nửa những bệnh nhân tiểu đường bắt đầu cần phải lọc thận, lại là các bệnh nhân tiểu đường loại 2. Sự tiến triển tự nhiên của tổn thương thận ở bệnh nhân tiểu đường Các dấu hiệu sớm nhất của tổn thương của thận ở các bệnh nhân tiểu đường là sự xuất hiện một số lượng (tuy) nhỏ (nhưng) bất thường của chất đạm (được gọi là) albumin bị thải ra trong nước tiểu, tiếng chuyên môn gọi dấu hiệu này là microalbumin (30 mg/mỗi ngày). Nếu không được điều trị thích hợp, khoảng 80%, các bệnh nhân bị tiểu đường loại 1 có microalbumin sẽ bị thải chất albumin ra trong nước tiểu ngày càng nhiều, với mức độ tăng khoảng 10 đến 20% mỗi năm, đến độ nặng gọi là macroalbumin (300mg/mỗi ngày). Khi đã bị macroalbumin, ở các bệnh nhân tiểu đường loại 1, sự tiến triển đến mức thận hoàn toàn vô dụng sẽ khác nhau tùy theo từng trường hợp cụ thể (được trị liệu ra sao, có kèm theo những bệnh gì khác, vân vân), nhưng nói chung, bệnh sẽ tiến triển đến giai đoạn chót trong vòng 10 năm ở 50% các bệnh nhân, và trong vòng 20 năm ở 75% các bệnh nhân. Ở các bệnh nhân tiểu đường loại 2, bệnh nhân thường tìm thấy bị microalbumin và macroalbumin sớm hơn sau khi được chẩn đoán bị bệnh tiểu đường. Nếu không được điều trị thích hợp, 20 đến 40% những người bị microalbumin sẽ tiến triển đến mức macroalbumin. Tuy nhiên, chỉ khoảng 20% những người tiểu đường loại 2 bị macroalbumin sẽ tiến triển đến giai đoạn chót trong vòng 20 năm. Con số này thấp hơn của những người bị tiểu đường loại 1, một phần vì những người lớn tuổi bị tiểu đường loại 2 có nguy cơ cao hơn bị chết do các bệnh liên quan đến sự tắt nghẽn của động mạch vành (cung cấp máu nuôi tim), khiến họ không kịp sống đến khi bệnh thận phát triển đến giai đoạn chót. (Với các tiến bộ trong việc điều trị các bệnh tim, ngày càng có nhiều bệnh nhân tiểu đường loại 2 sống “được” đến khi bệnh thận phát triển đến giai đoạn chót.) Bên cạnh việc là dấu hiệu của tổn thương thận, sự xuất hiện của chất albumin trong nước tiểu cũng là một báo hiệu của nguy cơ bị bệnh tim cũng như tử vong do bệnh tim, ở cả các bệnh nhân tiểu đường loại 1 cũng như loại 2. Do đó, microalbumin trong nước tiểu cũng là một chỉ định cho việc truy tầm các bệnh tim mạch và tăng cường việc làm giảm các nguy cơ tổn thương tim mạch, như là trị cao huyết áp chặt chẽ, hạ mức cholesterol xấu LDL, bỏ hút thuốc, thể dục đúng mức, vân vân. Ngược lại, cũng có một số chứng cứ ban đầu cho thấy hạ mức cholesterol cũng có thể giúp hạ việc albumin bị thải ra nước tiểu. Thử albumin trong nước tiểu như thế nào Vì việc xuất hiện của albumin trong nước tiểu đóng vai trò báo hiệu quan trọng như vậy, nên việc xét nghiệm theo dõi điều này là điều quan trọng trong việc tìm thấy, phòng và chữa các biến chứng thận do bệnh tiểu đường. Xét nghiệm này nên được thực hiện ngay khi một bệnh nhân được chẩn đoán bệnh tiểu đường loại 2. Còn ở người bị tiểu đường loại 1, xét nghiệm này cần được thực hiện bắt đầu 5 năm sau khi bệnh được chẩn đoán. Vì mỗi trường hợp mỗi khác, nên việc xét nghiệm albumin trong nước tiểu này sẽ có thể được thực hiện sớm hơn tùy thuộc vào phán đoán của bác sĩ. Sau khi đã thử lần đầu, nếu không thấy albumin trong nước tiểu, mỗi năm ta cần kiểm tra chuyện này lại một lần. Có ba phương pháp chính để tìm albumin trong nước tiểu: -Một là đo một cách ngẫu nhiên trong một mẫu nước tiểu. -Hai là lấy nước tiểu của cả 24 tiếng đồng hồ trong ngày. -Ba là lấy nước tiểu trong một khoảng thời gian nào đó, ví dụ như là 6 tiếng đồng hồ, qua đêm Cách thứ nhất tương đối tiện lợi nhất và cũng tương đối chính xác, và do đó thường được thực hiện nhất. Trong cách này, mẫu nước tiểu đầu tiên vào buổi sáng thường tốt nhất vì người ta mức thải albumin trong nước tiểu vào các thời khắc khác nhau trong ngày đã được biết đến, và mức nước thải albumin vào lúc đầu tiên sau một đêm thường được khảo sát hơn cả để tính toán thành mức của cả 24 tiếng đồng hồ. Nếu không làm được điều này, mỗi lần lấy nước tiểu, ta nên thực hiện vào cùng một giờ giấc sẽ cho kết quả tương đối tốt hơn. Một số yếu tố có thể làm mức albumin trong nước tiểu cao lên, là sau khi tập thể dục, lấy nước tiểu trong lúc mức đường máu đang cao, đang bị nhiễm trùng đường tiểu, đang bị bệnh gây sốt, huyết áp đang quá cao. Sau khi đã tìm thấy albumin trong nước tiểu, việc điều trị sẽ được bắt đầu (nếu các thuốc này chưa được cho bệnh nhân dùng trước đó). Sau đó việc tiếp tục kiểm soát mức albumin trong nước tiểu sẽ có thể giúp các bác sĩ theo dõi hiệu quả của điều trị cũng như sự tiến triển của biến chứng thận. [...]... biến chứng thận trong bệnh tiểu đường, nhiều nghiên cứu cho thấy điều này xảy ra trong cả bệnh tiểu đường loại 1 lẫn loại 2 Các bệnh nhân bị tiểu đường có cha mẹ hay anh chị em ruột đã bị các biến chứng thận của bệnh tiểu đường sẽ có nguy cơ cao hơn bị các biến chứng này Ví dụ, trong một nghiên cứu ở bệnh tiểu đường loại 2, -Nếu bệnh nhân tiểu đường không có cha mẹ bị đạm trong nước tiểu (dấu hiệu của... tăng nguy cơ bị biến chứng thận ở bệnh nhân tiểu đường là tuổi tác, sự quá cân, đã hoặc đang hút thuốc, thời gian bệnh lâu, độ lọc cầu thận, yếu tố chủng tộc Cũng có một số nghiên cứu ban đầu gợi ý rằng thuốc ngừa thai cũng có vẽ có thể góp phần vào việc tăng nguy cơ biến chứng thận ở bệnh nhân tiểu đường Cũng cần chú ý rằng các bệnh nhân tiểu đường (nhất là tiểu đường loại 1) bị biến chứng thận cũng... huyết áp) với sự phát triển các biến chứng thận ở bệnh nhân tiểu đường Việc điều trị cao huyết áp sớm đóng vai trò đặc biệt quan trọng ở bệnh nhân tiểu đường Nó giúp phòng ngừa các biến chứng tim mạch lẫn giảm thiểu sự tiến triển của cả các biến chứng ở thận và ở mắt Ở các bệnh nhân tiểu đường loại 2, điều này có thể còn quan trọng hơn cả việc giữ mức đường ở mức vừa phải Các thay đổi về cách sống như... mức đường chặt chẽ này đòi hỏi bệnh nhân phải rất hiểu biết về các triệu chứng và cách phòng ngừa cũng như đối phó với các cơn hạ đường máu Vì khi mức đường càng hạ đến mức tối ưu, thì nếu không giữ đúng các thời khóa biểu ăn uống và thể dục chặt chẽ, ta cũng sẽ càng dễ bị các cơn đường bị hạ quá thấp, có thể dẫn đến hôn mê nếu không được điều trị kịp thời và thích hợp Như đã nói kỳ trước, mức độ đường. .. chút Việc kiểm soát mức đường chỉ có thể được thực hiện bằng sự kết hợp chặt chẽ giữa thuốc men, ăn uống và thể dục trong một thời gian biểu điều độ và sự hiểu biết kỹ lưỡng của bệnh nhân về ảnh hưởng của các yếu tố này trên mức đường của họ Ðiều rất quan trọng là cũng cần luôn luôn đem theo đường trong người để kịp thời dùng ngay khi bắt đầu cảm thấy các triệu chứng của hạ đường máu Các yếu tố khác... còn sống kéo dài được khoảng bao lâu (để có thể kịp bị các biến chứng), các bệnh khác của bệnh nhân Hiện nay, mức HbA1C được khuyến cáo của Hội Tiểu Ðường Hoa Kỳ (The American Diabetes Association) là dưới 7%, trong khi đó, Hội Các Bác Sĩ Nội Tiết Hoa Kỳ (the American Academy of Clinical Endocrinologists) và Hội Nghiên Cứu Tiểu Ðường Châu Âu (the European Association for the Study of Diabetes) khuyến... nên dưới 6.5% Mặc dù một số nghiên cứu cho thấy tỉ lệ tử vong do các bệnh tim mạch có vẻ cao hơn ở những người mà mức HbA1C từ 5 đến 6%, so với mức HbA1C dưới 5%, hiện nay, không có tổ chức nào khuyến cáo việc kiểm soát mức đường một cách quá chặt như vậy, có lẽ vì lo ngại các biến chứng do hạ đường huyết Tóm lại, việc kiểm soát mức đường huyết chặt chẽ sẽ góp phần hạ thấp nguy cơ bị biến chứng thận... huyết áp, luôn luôn cần được áp dụng Tuy nhiên, tất cả các bệnh nhân có huyết áp trên 130/80 đều cần được bắt đầu dùng thuốc trị cao huyết áp bên cạnh các yếu tố không dùng thuốc kể trên Ðộ kiểm soát mức đường máu Mức đường càng được kiểm soát tốt thì biến chứng thận sẽ càng được giới hạn Một số nghiên cứu cho thấy, về mặt (mức độ kiểm soát mức đường máu) này, biến chứng thận sẽ được hạn chế khi mức... nhân tiểu đường không có cha mẹ bị đạm trong nước tiểu (dấu hiệu của biến chứng thận), tỉ lệ bị biến chứng thận của bệnh nhân này là 14% -Nếu một người trong số cha hoặc mẹ bị đạm trong nước tiểu, tỉ lệ này là 23% -Nếu cả cha lẫn mẹ đều bị đạm trong nước tiểu, tỉ lệ bị biến chứng thận của bệnh nhân này là 46% Người ta vẫn chưa hiểu rõ yếu tố di truyền đã ảnh hưởng đến biến chứng này bằng cách nào Huyết . thận của bệnh tiểu đường sẽ có nguy cơ cao hơn bị các biến chứng này. Ví dụ, trong một nghiên cứu ở bệnh tiểu đường loại 2, -Nếu bệnh nhân tiểu đường không có cha mẹ bị đạm trong nước tiểu (dấu. bị tiểu đường loại 1. Tuy nhiên, vì trong số những người bị tiểu đường, số lượng những người bị tiểu đường loại 2 cao hơn nhiều so với loại 1, cho nên hơn phân nửa những bệnh nhân tiểu đường. thận, lại là các bệnh nhân tiểu đường loại 2. Sự tiến triển tự nhiên của tổn thương thận ở bệnh nhân tiểu đường Các dấu hiệu sớm nhất của tổn thương của thận ở các bệnh nhân tiểu đường là sự xuất

Ngày đăng: 02/08/2014, 00:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN