Tác dụng của tắc kè Tắc kè có tên trong y học cổ truyền là cáp giới. Các vùng nông thôn Việt Nam, nhiều gia đình đã nuôi tắc kè, nó ở trong các hốc cột nhà hoặc nằm ở dưới các lớp ngói âm dương. Tắc kè hoạt động săn mồi về ban đêm là chủ yếu, nó ăn sâu bọ, gián, muỗi, ruồi, nhện và các loài bọ cánh cứng khác. Mùa đông, khi nhiệt độ xuống dưới 20 o C thì tắc kè ngủ đông. Mùa xuân về, thời tiết ấm áp, những tiếng kêu: “tắc kè, tắc kè… è” là tiếng gọi bạn tình trong mùa động dục. Da tắc kè có nhiều màu óng ánh luôn thay đổi theo môi trường với mực đích ngụy trang để trốn tránh kẻ thù. Nếu khi bắt được tắc kè mà túm lấy đuôi nó, lập tức đuôi sẽ đứt lìa giúp cho tắc kè chạy thoát. Tắc kè cũng giống như con thằn lằn, đứt đuôi là hình thức tự vệ và nó sẽ tái sinh đuôi khác. Tắc kè thuộc họ bò sát nhưng không có nọc độc. Đẻ trứng khoảng tháng 5 và tháng 8. Trứng bám vào vách đá, sau 3 tháng thì nở. Việc săn bắt tắc kè được tổ chức quanh năm, trừ mùa sinh sản. Khi bắt tắc kè người ta dùng một que dài. Chỗ đầu que buộc một túm lông mềm bằng những sợi tóc. Khi ta luồn que vào ổ tắc kè, thấy vật lạ chuyển động, tắc kè sẽ đớp lấy và cắn chặt không rời. Lúc này, chỉ cần lôi que ra là bắt được. Tắc kè sau khi bắt về nếu muốn dùng tươi thì chặt bỏ đầu và bốn bàn chân. Dùng dao khứa dọc sống lưng, lột da, mổ bụng bỏ ruột, chặt thành từng miếng đem ướp gia vị: Nước mắm, gừng tươi rồi đem nấu cháo. Hoặc sau khi làm thịt tắc kè xong, rửa sạch để ráo nước, tẩm nước gừng rồi sấy khô, tán thành bột. Bột tắc kè có thể trộn mật ong, làm thành viên để để dùng dần. Muốn bảo quản tắc kè được lâu, nhất là tắc kè thương phẩm, cần chế biến tắc kè khô như sau: Đặt tắc kè nằm ngửa trên một miếng gỗ phẳng, đóng đinh ghim bốn bàn chân vào mặt gỗ, dùng dao sắc rạch một đường từ cổ cho đến đuôi, moi bỏ ruột, lau sạch máu và nhớt. Dùng hai que to, một que xiên ngang căng hai chân trước. Que nữa xuyên ngang căng hai chân sau. Dùng tiếp hai que ngắn và mềm hơn đặt chéo trong lòng bụng để căng cho phẳng. Cuối cùng dùng một que dài xuyên từ đầu xuống tận đuôi. Cắt giấy bản thành từng giải quấn chặt đuôi vào que để khỏi bị đứt hoặc gãy, vì đuôi tắc kè vốn được coi là phần quý nhất. Sau khi đã xử lí xong đem phơi khô hoặc sấy khô. Dược liệu sau khi đã được sấy khô có hình dẹt phẳng. Đầu, đuôi, chân đều được căng trên một mặt phẳng. Lúc này, mắt tắc kè khô lõm xuống, miệng hơi há có hàm răng nhỏ, lưng có màu đen xám, sống lưng nhô rõ, toàn thân dược liệu có những hàng vảy nhỏ… Cách dùng: Lấy 3-4 con tắc kè đã sấy khô nhúng vào nước sôi, cạo sạch vảy trên lưng, chặt bỏ bốn bàn thân, chặt bỏ đầu đoạn từ mắt, đến miệng, chặt tắc kè thành từng miếng nhỏ, tẩm nước gừng rồi đem sao vàng. Ngâm vào 1 lít rượu 40 o . Cho thêm vào rượu 5g đại hồi và 5g vỏ quýt cho thơm đồng thời có tác dụng hành khí, chống nê trệ. Thời gian ngâm khoảng 3 tháng sau dùng là được. Những bài thuốc có tắc kè: Bài 1: Tắc kè 50g, bá kích thiên 100g, hà thủ ô đỏ 100g, hoàng tinh 100g, đương quy 100g, đại hồi 10g, bạch truật 100g, đường phèn 100g. Đem tắc kè ngâm riêng với đại hồi và đương quy cùng 700 ml rượu 40 o . Số còn lại ngâm với 1 lít rượu 40 o . Mười ngày sau đem hai thứ ngâm chung vào một thẩu rượu. Đậy thật kín đem chôn dưới hàng hiên nhà có nước giọt chảy xuống để lấy thủy khí. Ngâm 1 năm là dùng được. Tác dụng: Chữa suy nhược cơ thể, bổ thận, tráng dương. Uống ngày 2 lần, mỗi lần từ 15-20 ml, trước bữa ăn hàng ngày. Bài 2: Tắc kè 40g, huyết giác 30g, trần bì 15g, đại hồi 10g, đương quy 50g, bạch truật 50g, đường phèn 50g, bán hạ 30g. Cách làm và liều dùng giống như bài 1. Tác dụng: Chữa ho mãn tính, nhiều đờm, đờm dính khó khạc. Người già đau lưng, chân tay nhức mỏi, khí huyết kém lưu thông. . Tác dụng của tắc kè Tắc kè có tên trong y học cổ truyền là cáp giới. Các vùng nông thôn Việt Nam, nhiều gia đình đã nuôi tắc kè, nó ở trong các hốc cột nhà. thịt tắc kè xong, rửa sạch để ráo nước, tẩm nước gừng rồi sấy khô, tán thành bột. Bột tắc kè có thể trộn mật ong, làm thành viên để để dùng dần. Muốn bảo quản tắc kè được lâu, nhất là tắc kè. được tắc kè mà túm lấy đuôi nó, lập tức đuôi sẽ đứt lìa giúp cho tắc kè chạy thoát. Tắc kè cũng giống như con thằn lằn, đứt đuôi là hình thức tự vệ và nó sẽ tái sinh đuôi khác. Tắc kè thuộc