Con người trở thành Homo sapiens nhờ axit béo omega-3 Các nhà khóa học cho rằng, loại axit béo có nhiều trong thủy hải sản này là một trong những yếu tố giúp tổ tiên loài người trở thành Homo sapiens (người khôn ngoan). Omega-3 đã góp phần tạo nên trí thông minh của chủ nhân trái đất. Khi tìm hiểu xem người tiền sử ăn gì, các nhà khoa học nhận thấy ở thời điểm não của Homo sapiens phát triển (bắt đầu có ý thức), loài người đang sống quanh những hồ lớn ở Đông Phi, nơi có một hệ sinh thái độc đáo với rất nhiều tôm, cua, cá (loài có vỏ cứng). Điều này ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của não. Họ cho rằng thức ăn của loài người sơ khai hoàn toàn cân đối về omega-3 và omega-6 theo tỷ lệ 1/1. Tỷ lệ lý tưởng này đã cung cấp cho cơ thể nguồn nguyên liệu thích hợp để sản sinh ra các tế bào thần kinh có chất lượng tốt nhất, giúp con người sáng tạo ra công cụ sản xuất, ngôn ngữ và ý thức. Omega-3 có trong tảo, sinh vật phù du và một số loài thực vật mọc trên mặt đất, thậm chí ở cỏ. Omega-6 tìm thấy trong hầu hết các loại dầu thực vật và thịt, nhất là thịt động vật nuôi bằng hạt hay bột đạm động vật. Dù cũng quan trọng cho cơ thể nhưng omega-6 không có những đặc tính ích lợi cho não giống như omega-3; chúng còn tạo điều kiện thuận lợi cho các phản ứng viêm. Tế bào não liên tục đổi mới các thành phần cấu tạo của nó. Do đó, các tế bào của ngày mai được tạo nên từ những gì chúng ta ăn hôm nay. Khoảng 2/3 não bộ được tạo nên từ những acid béo. Chúng là thành phần cơ bản của màng tế bào, qua màng này sẽ diễn ra sự giao lưu, liên lạc với mọi tế bào thần kinh trong các vùng của não và cơ thể. Nếu ăn quá nhiều chất béo bão hòa (như bơ, mỡ động vật - thường đông ở nhiệt độ môi trường), các tế bào não sẽ như đông đặc lại; còn nếu ăn nhiều chất béo không bão hòa (vẫn lỏng ở nhiệt độ môi trường) thì màng tế bào não mềm mại, uyển chuyển hơn và sự liên lạc giữa các tế bào não cũng ổn định hơn. Điều này càng rõ khi chất béo đó là omega-3. Sự chênh nhau giữa nhu cầu thực sự của não và những thứ người ta đang ăn đã giải thích câu hỏi: Vì sao ở các nước phương Tây - nơi ít tiêu thụ tôm, cua, cá - lại có tỷ lệ trầm cảm cao hơn nhiều lần so với các nước châu Á, nơi người dân thường xuyên ăn hải sản. Một nghiên cứu lớn ở Pháp cho thấy, những bệnh nhân có chế độ ăn giàu omega-3 ít có tỷ lệ tử vong trong vòng 2 năm sau nhồi máu cơ tim thấp hơn so với người theo chế độ Hội Tim mạch Mỹ khuyến cáo. Nhiều nghiên cứu khác cũng cho thấy, omega-3 giúp cơ thể tăng sức chịu đựng những thay đổi về nhịp tim, bảo vệ tim không bị loạn nhịp. Từ năm 1963-1967, trong số dân Eskimo sống ở vùng Greenland, chỉ có 3 người bị bệnh suy động mạch vành vì tộc người này rất hay ăn cá. Những tác động của omega-3 đến hành vi ứng xử cũng được chứng minh khá rõ. Người ta đã thử loại bỏ hết omega-3 trong thức ăn của chuột và nhận thấy chúng đã thay đổi hoàn toàn hành vi sau vài tuần: trở nên lo lắng, hoảng hốt khi gặp hoàn cảnh khó khăn, thậm chí còn giảm cả hoạt động đùa nghịch với nhau Ngược lại, chế độ ăn giàu omega-3 của người Eskimo ở Bắc cực (1 6g dầu cá/ngày) sẽ làm tăng chất lượng của vùng não cảm xúc (tăng bài tiết các chất dẫn truyền thần kinh liên quan đến nghị lực và tính khí vui vẻ). Thai nhi và trẻ sơ sinh có nhu cầu rất lớn về acid béo omega-3 vì não đang phát triển mạnh. Một nghiên cứu của Đan Mạch đã xác nhận, những thai phụ dùng nhiều thức ăn có omega-3 sẽ sinh con có cân nặng tốt và ít khi bị sinh non. Trẻ được nuôi bằng sữa mẹ trong ít nhất 9 tháng sẽ tiếp thu được khá nhiều omega-3, chất lượng trí tuệ sau 20-30 năm sẽ cao hơn những trẻ ít được bú. Nguồn cung cấp omega-3 là tảo và các vi sinh vật nổi, tôm, cua, cá (tích lũy trong mô mỡ). Cá nước lạnh đặc biệt nhiều mỡ và là nguồn phong phú nhất về omega-3. Cá nuôi có ít chất này hơn so với cá hoang dã. Nguồn omega-3 đáng tin cậy nhất, ít bị nhiễm chất độc và chất gây ung thư nhất là cá thu ma-kơ-rô, cá trồng (phải ăn cả con), cá sác-đin và cá trích. Cá ngừ, cá tuyết chấm đen và cá hồi sông cũng nhiều omega-3. Một số thực vật cũng có omega-3 nhưng phải qua nhiều chặng chuyển hóa mới thành acid béo cấu tạo màng tế bào thần kinh. Đó là hạt lanh (có thể ăn sống), dầu cải, dầu gai, dầu quả hồ đà. Mọi loại rau xanh đều chứa tiền chất của omega-3 nhưng không nhiều, điển hình là rau sam, rau bi-na, tảo biển và tảo xoắn xanh spiruline. Cỏ và lá mà các súc vật hoang dã vẫn ăn cũng có omega-3; thế nên những con vật được săn bắt như hoẵng hay lợn rừng có nhiều omega-3 hơn thỏ, lợn nuôi. Gia súc càng được nuôi nhiều bằng thức ăn chế biến sẵn thì thịt của chúng chứa càng ít omega-3. Theo một tạp chí y học của Anh, trứng gà công nghiệp bán ở siêu thị có hàm lượng omega-3 ít hơn trứng gà nuôi thả đến 20 lần. . Con người trở thành Homo sapiens nhờ axit béo omega-3 Các nhà khóa học cho rằng, loại axit béo có nhiều trong thủy hải sản này là một trong những yếu tố giúp tổ tiên loài người trở thành. thành Homo sapiens (người khôn ngoan). Omega-3 đã góp phần tạo nên trí thông minh của chủ nhân trái đất. Khi tìm hiểu xem người tiền sử ăn gì, các nhà khoa học nhận thấy ở thời điểm não của Homo. chỉ có 3 người bị bệnh suy động mạch vành vì tộc người này rất hay ăn cá. Những tác động của omega-3 đến hành vi ứng xử cũng được chứng minh khá rõ. Người ta đã thử loại bỏ hết omega-3 trong