1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Rau má và Ung thư potx

7 161 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Rau má và Ung thư Nghiên cứu duy nhất về tác dụng của Rau má (Centella asiatica) ghi nhận trích tinh rau má ức chế được sự tăng trưởng của tế bào ung thư (in vivo và cả in vitro) nơi thú vật (Journal of Ethnopharmacology Số 48-1995). Tuy nhiên các nghiên cứu khác cũng trên thú vật về hoạt tính của các hợp chất liên hệ cũng đã bổ xung cho các kết quả này: các hợp chất được nghiên cứu bao gồm ursolic, oleanolic và boswellic acid, các triterpenes liên hệ đến asiatic acid (là chất terpene chính có trong rau má). Ngoài các nghiên cứu về cấu trúc hóa học cũng cho rằng các triterpinoids của Centella có khả năng chống ung thư (ví dụ như hoạt tính đói kháng hoạt động của collagenase ) Đại cương về Rau má : Rau má (Centella asiatica) = Gotu kola, Indian pennywort là một cây loại thảo, nhiệt đới đã được sử dụng trong các nền dược học dân gian để trị một số bệnh như phỏng, bệnh về tĩnh mạch, và ung loét ngoài da. Các nghiên cứu khoa học đã xác nhận dùng rau má bằng cách uống hay thoa đắp ngoài da giúp vết thương mau lành, kể cả các vết thương khi giải phẫu, các vết lở loét ung nhọt và cả vết lở do bệnh cùi (Indian Journal of Pharmacology Số 28-1996). Rau má được dùng uống để trị các bệnh về tĩnh mạch như sa tĩnh mạch ở chân, sưng phù. Dạng chế phẩm thông dụng nhất là: Phần trích triterpene tổng cộng được tiêu chuân hóa (Standardized total triterpenic fraction= TTFCA) chứa asiatic acid (khoảng 30%), madecassic acid (khoảng 30%) và asiaticoside (khoảng 40%) (asiaticoside là một glycoside của asiatic acid). Liều uống của TTFCA thường từ 50 đến 180 mg mỗi ngày (liều này thường được cơ thể dung nạp rất tốt). (ghi chú : trong asiaticoside, khoảng 62% là asiatic acid và phần lớn các glycoside được phân cắt trong cơ thể thành đưởng và asiatic acid nên TTFCA có thể được xem là chứa lượng tương đương với khoảng 55% asiatic acid) Hàm lượng triterpenoids tổng cộng trong Rau má thay đổi từ 1.1 đến 8 %. Đa số mẫu thu hoạch chứa trung bình từ 2.2 đến 3.4 % (Current Science Số 38-1969) Do đó phải cần khoảng 2.1 gram Rau má để có được liều 60 mg TTFCA. Triterpenoids của Rau má có thể có hoạt tính diệt bào (in vitro), nhưng cho đến nay mới chỉ có một nghiên cứu để xác định hoạt tính này: nghiên cứu cũng đã ghi nhận phần trích terpenoids của Rau má diệt được các tế bào ung thư loại lymphoma Daltonvà Ehrlich, nhưng đã không xác định chính xác loại terpenoid nào; trong khi đó hoạt tính diệt bào của các triterpenoids loại ursane như ursolic và oleanolic acid lại được chú ý nhiều hơn (ursolic và oleanolic acid là 2 isomers). Cơ chế hoạt động của asiatic acid rất có thể giống cơ chế của các acid trên. Các nghiên cứu ‘in vitro’ về ursolic và oleanolic acid ghi nhận các acid nay có khả năng ngăn chặn sự phát triển của một số giòng tế bào ung thư ở các nồng độ IC50 từ 1 đến 20 microM.(Anticancer Research Số 16-1996 và Cancer Letter Số 10-1996). Mặt khác cả oleanolic acid và ursolic acid đều làm giảm sự sinh sản của tế bào nội mạc ở các nồng độ IC50 từ 5 đến 20 micro M (Planta Medica Số 64- 1998). Do đó các triterpinoid này rất có thể sẽ hữu dụng để trị ung thư bằng cách ngăn chặn tiến trình angiogenesis (tiến trình tăng trưởng của các mạch máu tân tạo để nuôi dưỡng tế bào tân sinh) cần đến sự sinh sản của các tế bào nội mạc để tạo ra các mạch máu mới. Các acid oleanolic và ursolic cũng có các tác động chống u bướu (in vivo): Liều từ 50-100 mg/kg oleanolic acid hay ursulic acid, dùng bằng cách chích qua màng phúc toan ức chế được sự tăng trưởng của bướu độc loại sarcoma nơi chuột khoảng 30 %; liều thấp hơn không có tác động. Các hợp chất này cũng còn bảo vệ hệ miễn nhiễm của chuột chống lại tác hại của bức xạ (Cancer Letter Số 111-1997). Liều tương đương (100 mg/kg chích qua màng phúc toan), áp dụng cho người, bằng cách uống được định là khoảng 1.3 gram/ ngày. Do khả năng chống u-bướu này nên một đặc chế tại Nhật đã được dùng để trị ung thư máu loại leukemia nonlymphatic. Asiatic acid cũng có thể có các hoạt tính tương tự như ursolic và oleanolic acid. Tuy nhiên để dễ ứng dụng trong dân gian cần chú ý đến hoạt tính của toàn cây Rau má hơn là các hoạt chất chính đã được ly trích và tinh chế. 1- Cơ chế chống Ung thư của Rau má : Rau má, do ở các hoạt tính ức chế men collagenase và men hyalu ronidase có thể có khả năng chống Ung thư qua các tiến trình: - Angiogeneis : - Ngăn chặn Angiogenesis. - Ức chế hoạt động của bFGF (basic Fibroblast Growth Factor) - Gây trở ngại cho việc tăng thẩm thấu mạch máu. - Xâm nhập (Invasion) và Lan tràn của tế bào ung thư (Metastasis) : - Ngăn chặn sự xâm nhập (do chặn collagenase và hyaluronidase) - Ngăn chặn sự chuyển di tế bào. - Ức chế metastasis. Trong nghiên cứu về khả năng chống ung thư của Rau má, kết quả ghi nhận là liều cho uống một dịch chiết Rau má chứa lượng cao terpinoid 1 gram/ kg trong 5 ngày , uống cách nhật, ức chế được sự tăng trưởng cũa bướu ung thư và kéo dài được thêm thời gian sống của chuột bị chích tế bào ung thư lymphoma vào cơ thể. Sự ức chế rõ rêt hơn khi chuột được cho dùng dịch chiết Rau má trước khi bị chích tế bào ung thư vào cơ thể, kết quả không rõ rệt khi bắt đầu cho chuột dùng dịch chiết rau má 10 ngày sau bị chích tế bào ung thư. Liều tương đương để áp dụng nơi ngưới là vào khoảng 4.8 gram/ ngày. Trong nghiên cứu này hoạt tính ức chế bướu ung thư có lẽ không do tác động diệt bào nhưng do tác động gián tiếp vảo ức chế bướu do gây ra tình trạng giảm cường độ thẩm thấu của mạch máu. 2- Các liều ước lượng để có tính chất trị liệu: Dựa trên các kết quả thực nghiệm và các số liệu dược lực học, một số liều trị liệu đã được đề nghị : - Liều asiatic acid dùng nơi thú vật thử nghiệm là 1.3 gram/ ngày (dựa theo các nghiên cứu về oleanolic và ursulic acid), các tính toán về dược lực học đưa đến kết quả tương đối cao hơn: Nếu đặt mục tiêu là cần đến một liều asiatic acid ‘in-vivo’ nồng độ 14 micro M, thì lượng asiatic acid cần thiết sẽ là 2.1 gram/ ngày, và áp dụng cho người, chuyển sang lượng triterpenic tổng cộng (TTFCA) sẽ cần đến 3.1 gram/ ngày. Liều thông thường asiatic acid đang được áp dụng để điều trị các loại bệnh không phải là ung thư, là 33 đến 99 mg (tương đương với 60-180 mg TTFCA). - Liều thấp nhất có thể dùng để có tác dụng sinh học và không gây các phản ứng phụ (lowest-observable-adverse-effects-level=LOAEL) của asiatic acid được định là 2.7 gram/ mỗi ngày. - Nếu dùng Rau má ở những liều cao hơn, có thể gặp những phản ứng phụ đáng chú ý như: - Nước ép Rau má tươi có thể gây các tác động chống thụ thai ở chuột khi cho uống liều tương đương với 10 gram toàn cây ( Indian Journal of Experimental Biology Số 6-1968) Lượng tòan cây này chứa chừng 280 mg terpinoids Hoạt tính gây chống thụ thai này là do oleanolic acid gây ra nơi chuột đực bằng ức chế sự tạo sinh tinh trùng (Journal of Ethnopharmacology Số 24-1998). Oleanic acid và các triterpinoids khác cũng tác động trên men testosterone 5 alpha-reductase, một hoạt tính có thể gây tác động vô sinh nhưng lại có thể dùng đễ trị ung thư tuyến nhiếp hộ. (Journal of Ethnopharmacology Số 49-1995). - Ngoài ra các triterpene khác thuộc loại ursane có thể gây nghịch đảo hoạt tính của boswellic acid trên sự tổng hợp 5-lipoxygenase, nên cần trách dùng TTFCA phối hợp với boswellic acid. Ds Trần Việt Hưng . Rau má và Ung thư Nghiên cứu duy nhất về tác dụng của Rau má (Centella asiatica) ghi nhận trích tinh rau má ức chế được sự tăng trưởng của tế bào ung thư (in vivo và cả in vitro). tính của toàn cây Rau má hơn là các hoạt chất chính đã được ly trích và tinh chế. 1- Cơ chế chống Ung thư của Rau má : Rau má, do ở các hoạt tính ức chế men collagenase và men hyalu ronidase. ung thư của Rau má, kết quả ghi nhận là liều cho uống một dịch chiết Rau má chứa lượng cao terpinoid 1 gram/ kg trong 5 ngày , uống cách nhật, ức chế được sự tăng trưởng cũa bướu ung thư và

Ngày đăng: 01/08/2014, 21:21