Lưu ý khi chăm sóc trẻ hay ốm, dùng nhiều kháng sinh Vào thời điểm giao mùa này, việc trẻ vừa dùng dứt đợt kháng sinh này vài ngày lại dùng tiếp một đợt kháng sinh khác không hiếm. Với những trẻ này, chăm sóc dinh dưỡng khó nên dễ tái bệnh. Gỡ rối vòng luẩn quẩn này thế nào đây. Hệ lụy do dùng kháng sinh liên tục Không ai phủ nhận được vai trò quan trọng của kháng sinh trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn nhưng việc lạm dụng kháng sinh ngày càng phổ biến tại Việt Nam. Đa số trẻ đến phòng khám nhi đều được các bác sỹ kê kháng sinh thế hệ mới hoạt lực mạnh để bé mau khỏi bệnh. Nhưng bên cạnh mặt tích cực thì thuốc kháng sinh lại tiêu diệt hệ vi khuẩn có ích trong ruột, làm giảm khả năng kích thích miễn dịch của cơ thể. Do sức đề kháng yếu, khi tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh,trẻ bị tái ốm rất nhanh và lại phải dùng kháng sinh. Khi liên tục phải dùng nhiều đợt kháng sinh, cơ thể non nớt của trẻ sẽ phải đối diện với 2 vấn đề: Một là, dùng quá thường xuyên sẽ gây nhờn thuốc, kháng thuốc, từ đó việc chữa trị bệnh ngày càng khó khăn. Hai là, dùng quá nhiều sẽ gây tác dụng phụ. Dễ gặp nhất là rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng: nôn, trớ, đau bụng, đi ngoài sống phân hoặc tiêu chảy. Rối loạn tiêu hóa kéo dài sẽ dẫn đến tổn thương và thiếu sản niêm mạc ruột, không hấp thu được dưỡng chất, mất cảm giác thèm ăn. Do mỗi lần ốm lại phải dùng kháng sinh nên trẻ bị bội nhiễm, bệnh đường hô hấp trở thành mãn tính khiến sức khỏe của trẻ ngày càng suy kiệt và vòng tròn bệnh lý: hay ốm – biếng ăn – chậm lớn – suy dinh dưỡng – hay ốm liên tục tái diễn khiến các bậc phụ huynh rơi vào bế tắc. Cần một giải pháp tổng thể Để cắt đứt vòng xoáy bệnh lý trên, bên cạnh việc thận trọng khi dùng kháng sinh, cần có các biện pháp tổng thể như: tăng cường hệ miễn dịch, phục hồi sức khỏe đường tiêu hoá, đồng thời bổ sung cho trẻ những dưỡng chất cần thiết như kẽm, sắt, magie, các vitamin A, B1, B2,D3, các acid amin… từ các thực phẩm tươi ngon, giúp trẻ mau khỏi bệnh, không bị tái ốm trở lại và nâng cao thể trạng. Đặc biệt, y học lâm sàng đã chứng minh: Kẽm có vai trò quan trọng trong phát triển hệ miễn dịch và phục hồi biểu mô ruột. Trẻ thiếu kẽm thường dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, đường tiêu hóa. Khi mắc các bệnh nhiễm khuẩn thường kéo dài và dễ tái phát bệnh nhiều lần trong năm. Vì vậy các chuyên gia y tế khuyên nên phối hợp kẽm và kháng sinh trong phác đồ điều trị sẽ giúp trẻ giảm nhanh triệu chứng bệnh, rút ngắn số ngày trẻ bị bệnh và mau bình phục sau ốm. . Lưu ý khi chăm sóc trẻ hay ốm, dùng nhiều kháng sinh Vào thời điểm giao mùa này, việc trẻ vừa dùng dứt đợt kháng sinh này vài ngày lại dùng tiếp một đợt kháng sinh khác không. và lại phải dùng kháng sinh. Khi liên tục phải dùng nhiều đợt kháng sinh, cơ thể non nớt của trẻ sẽ phải đối diện với 2 vấn đề: Một là, dùng quá thường xuyên sẽ gây nhờn thuốc, kháng thuốc,. những trẻ này, chăm sóc dinh dưỡng khó nên dễ tái bệnh. Gỡ rối vòng luẩn quẩn này thế nào đây. Hệ lụy do dùng kháng sinh liên tục Không ai phủ nhận được vai trò quan trọng của kháng sinh