Rượu thuốc bổ dương, cường tinh Theo dân gian, Anh hùng tửu có thể trị 9 "chứng xấu" của cánh mày râu: dương đạo suy yếu, yếu đuối không phấn chấn được, phấn chấn được mà không đủ, đủ mà không thực, thực mà không cứng, cứng mà không tuân theo, tuân theo mà không được lâu, lâu mà không có tinh, có tinh mà không có con. Cách chế Anh hùng tửu: Sơn thù, cẩu tích, đương quy, kỷ tử, thỏ ty tử, nhân sâm mỗi thứ 15 g, mạch môn 30 g, tắc kè 1 đôi, rượu trắng 2.000 ml. Các vị thuốc thái vụn, ngâm với rượu trong bình kín, sau 3 tuần có thể dùng được. Uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 1 chén nhỏ. Đây là loại rượu thuốc bổ dương cường tinh được lưu truyền lâu đời trong dân gian. Trong đó, nhân sâm đại bổ nguyên khí; đương quy và kỷ tử bổ huyết; mạch môn bổ âm; sơn thù, cẩu tích, thỏ ty tử và tắc kè bổ thận dương. Tám vị phối hợp cân đối với nhau vừa bổ khí huyết vừa bổ âm dương, đặc biệt là thận dương, nên trợ dương cường tinh là rất tốt. Trong Đông y, trợ dương dược tửu là một lĩnh vực hết sức phong phú. Các loại rượu thuốc đơn giản dưới đây sẽ giúp các đấng mày râu có thêm một vũ khí để phòng chống các trục trặc trong đời sống tình dục như bất lực, xuất tinh sớm, di tinh, giảm sút ham muốn Một số loại dược tửu bổ dương khác: 1. Nhung hươu tửu Nhung hươu 30 g, kỷ tử 30 g, rượu trắng 1.000 ml. Nhung hươu thái vụn đem ngâm với rượu trong bình kín, sau chừng 7-10 ngày là có thể dùng được. Uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 10-20 ml. Công dụng: Tráng dương tư âm, dùng cho những người mắc chứng bất lực, khó thụ thai do chất lượng và số lượng tinh trùng suy giảm, giảm sút ham muốn và khoái cảm tình dục. Nhung hươu vị ngọt mặn, tính ấm nóng, có công năng đại bổ nguyên dương, sinh tinh, cường gân. Kỷ tử vị ngọt, tính mát, có công dụng dưỡng âm nhuận táo, bổ can ích thận, dùng phối hợp để tăng cường công năng bổ dưỡng và điều hòa bớt tính nhiệt táo của nhung hươu, khiến cho loại rượu này vừa bổ dương lại vừa dưỡng âm, có thể sử dụng rộng rãi cho mọi đối tượng. 2. Tiên mao tửu Tiên mao 100 g, rượu trắng 2.000 ml. Tiên mao thái vụn, đựng vào túi vải rồi đem ngâm rượu, sau 10 ngày có thể dùng được. Nếu chế tiên mao theo cách cửu chưng cửu sái (chín lần đồ và phơi) thì tốt nhất. Uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 10-20 ml. Công dụng: Ôn bổ tỳ thận, cường gân cốt, trừ hàn thấp, dùng cho người bị liệt dương, tinh lạnh, tiểu đêm nhiều lần, lưng đau, gối mỏi, suy giảm khả năng tình dục. Đây là loại bổ dương dược tửu được ghi trong y thư cổ Bản thảo cương mục. Theo dược học cổ truyền, tiên mao vị cay hơi đắng, tính ấm, có công dụng ôn thận dương, cường gân cốt, chuyên dùng để trị chứng dương nuy tinh lãnh (liệt dương, tinh dịch lạnh lẽo). 3. Dâm dương hoắc nhục thung dung tửu Dâm dương hoắc 100 g, nhục thung dung 50 g, rượu trắng 1.000 ml. Hai vị thuốc thái vụn rồi đem ngâm với rượu, sau chừng 7-10 ngày là có thể dùng được. Uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 15-20 ml. Công dụng: Bổ thận tráng dương, cường gân kiện cốt, khu phong trừ thấp, dùng cho người bị suy giảm khả năng tình dục, di tinh, liệt dương, muộn con, đau lưng, viêm khớp Kinh nghiệm dùng rượu dâm dương hoắc (còn gọi là rượu tiên linh tỳ) để bổ dương cường tinh đã được lưu truyền từ lâu trong dân gian. Loại rượu này cũng đã được ghi nhận trong y thư cổ Thọ thế bảo nguyên và Nhật hoa tử bản thảo. Theo dược học cổ truyền, cả hai vị dâm dương hoắc và nhục thung dung đều có tác dụng bổ thận tráng dương. Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, ngoài công năng cải thiện hệ thống miễn dịch, có lợi cho tim mạch và chống lão hóa, hai vị này còn có khả năng thúc đẩy quá trình sinh trưởng phát dục và nâng cao năng lực hoạt động của tuyến sinh dục. Loại rượu này có mùi vị thơm ngon, màu sắc hấp dẫn, công hiệu rõ ràng nên được nhiều người ưa dùng. 4. Trường sinh bất lão tửu Thỏ ty tử, nhục thung dung, đỗ trọng, sơn thù, kỷ tử, bạch linh, nữ trinh tử, tỏa dương mỗi thứ 15 g; ngưu tất, ngũ vị tử, nhân sâm, xạ tiền tử, mạch môn, xương bồ, sinh địa, sà sàng tử mỗi thứ 5 g; long nhãn 30 g, đại táo 120 g, cam thảo 3 g, nhục quế 2 g, rượu trắng 2.000 ml. Các vị thuốc thái vụn, phun rượu cho ướt đều rồi đem chưng cách thủy trong 30 phút, sau đó phơi nắng cho khô, cho tất cả vào lọ ngâm với rượu, sau 2-3 tháng là có thể dùng được. Uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 10-20 ml. Theo kinh nghiệm của cổ nhân, đây là loại rượu có tác dụng vạn năng, uống sau 3 giờ sẽ thấy hiệu quả cụ thể, uống được 1 tuần sẽ thấy được sự kỳ diệu. Công năng này có được do những vị bổ thận trợ dương (thỏ ty tử, nhục thung dung, ngưu tất, đỗ trọng, nữ trinh tử, tỏa dương) và bổ khí (nhân sâm và đại táo), bổ âm (mạch môn và ngũ vị tử), bổ huyết (sinh địa và long nhãn), bổ mệnh môn hỏa (nhục quế và sà sàng tử). Tất cả các vị thuốc phối hợp tương hỗ tạo nên công dụng trợ dương rất đặc sắc của Trường xuân bất lão tửu. 5. Thiên khẩu nhất bôi tửu Nhân sâm 24 g, thục địa 15 g, kỷ tử 15 g, dâm dương hoắc, bạch tật lê, viễn chí, đinh hương mỗi thứ 9 g, trầm hương 3 g, lệ chi nhục 7 g, rượu trắng 1.000 ml. Các vị thuốc thái vụn, ngâm với rượu trong bình kín, sau chừng 7-10 ngày là có thể dùng được. Uống mỗi ngày 1 chén nhỏ, nhấp môi từ từ từng ít một, nói như cổ nhân là phải uống nghìn lần mới hết một chén rượu (thiên khẩu nhất bôi). Công dụng: Bổ thận tráng dương, sinh tinh dưỡng huyết, ích khí định thần, làm đen râu tóc và kéo dài tuổi thọ. Loại rượu này được lấy từ y thư cổ Tập nghiệm lương phương, đặc biệt thích hợp cho lứa tuổi trung lão niên mà thận khí đã suy yếu, khí huyết suy nhược, tinh lực giảm thoái, khả năng sinh hoạt tình dục giảm sút. Trong thành phần, cổ nhân đã khéo léo phối hợp các vị thuốc có tác dụng bổ khí, bổ huyết, bổ âm, bổ dương với các vị thuốc có công năng làm ấm tỳ vị và thận. Những vị này tương hỗ, chế ước lẫn nhau, làm cho tinh thần phấn chấn, chữa được chứng liệt dương, kéo dài tuổi thọ. . di tinh, liệt dương, muộn con, đau lưng, viêm khớp Kinh nghiệm dùng rượu dâm dương hoắc (còn gọi là rượu tiên linh tỳ) để bổ dương cường tinh đã được lưu truyền từ lâu trong dân gian. Loại rượu. sâm đại bổ nguyên khí; đương quy và kỷ tử bổ huyết; mạch môn bổ âm; sơn thù, cẩu tích, thỏ ty tử và tắc kè bổ thận dương. Tám vị phối hợp cân đối với nhau vừa bổ khí huyết vừa bổ âm dương, đặc. nhược, tinh lực giảm thoái, khả năng sinh hoạt tình dục giảm sút. Trong thành phần, cổ nhân đã khéo léo phối hợp các vị thuốc có tác dụng bổ khí, bổ huyết, bổ âm, bổ dương với các vị thuốc có